Tin tức
Vì sao bạn không nên chủ quan khi mắc bệnh trĩ?
- 11/06/2020 |Các cấp độ và cách nhận biết chính xác bệnh trĩ
- 05/09/2020 |Gợi ý một số phương pháp phòng ngừa bệnh trĩ nội
- 16/09/2020 |Bệnh trĩ - căn bệnh "khó chịu" ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày
1. Tìm hiểu về bệnh trĩ
Có lẽ căn bệnh này không còn quá xa lạ đối với chúng ta, khi mắc bệnh tĩnh mạch ở cuối trực tràng, hậu môn của bạn sẽ bị sưng và viêm nhiễm khá nghiêm trọng. Người ta còn biết đếnbệnh trĩvới tên gọi khác đó là bệnh lòi dom.
Số lượng người mắc bệnh trĩ đang có dấu hiệu gia tăng.
Cái tên này bắt nguồn từ hiện tượng tĩnh mạch lồi ra bên ngoài hậu môn, nguyên nhân chính là vì màng mạch máu của người bệnh trong trạng thái quá căng. Điều này khiến người bệnh cảm thấy cực kỳ phiền toái và khó chịu. Nhất là mỗi lúc đi đại tiện, họ gặp rất nhiều khó khăn và đau đớn.
Nếu tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng, các triệu chứng sẽ tự động biến mất sau một thời gian. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng và muộn phiền về tình hình sức khỏe. Tuy nhiên, bệnh có thể diễn biến nặng hơn và cần được điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Việc chủ quan, lơ là có thể khiến bệnh nhân đối mặt với những hậu quả tương đối nghiêm trọng.
2. Phân loại
Hiện nay, hai dạngtrĩthường gặp nhất đó làtrĩ nộivà trĩ ngoại, điểm khác biệt lớn nhất đó là vị trí tĩnh mạch bị sưng, viêm.
Hai dạng trĩ thường gặp đó là trĩ nội và trĩ ngoại.
2.1. Trĩ nội
Đối với người bị bệnh trĩ nội, tĩnh mạch nằm bên trong trực tràng có dấu hiệu sưng viêm khá nghiêm trọng. Bởi vì tĩnh mạch nằm sâu bên trong cho nên bệnh nhân gần như không cảm thấy đau. Thông thường, dựa vào hiện tượng chảy máu để nghi ngờ, phát hiện bệnh nhân trĩ nội, đây là biểu hiện chúng ta cần lưu ý.
2.2. Trĩ ngoại
Khác với tình trạng trĩ nội, khi mắc trĩ ngoại, bệnh nhân sẽ bị sưng tĩnh mạch nằm xung quanh hậu môn. Trong trường hợp này, người bệnh có thể cảm nhận rõ ràng những cơn đau, kèm theo hiện tượng chảy máu. Điều này được lý giải bởi xung quanh hậu môn có khá nhiều loại dây thần kinh cảm giác. Chính vì vậy, bệnh nhân sẽ thấy đau nhức.
3. Triệu chứng của người mắc bệnh trĩ
Vậy dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng nào để chúng ta phát hiện mình đang mắcbệnh trĩ? Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh, biểu hiện của mỗi bệnh nhân có thể khác nhau. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều gặp phải những vấn đề sau đây.
Bệnh nhân thường bị chảy máu mỗi khi đi đại tiện.
Đầu tiên, bạn thường xuyên cảm thấy sưng, ngứa và đau ở khu vực xung quanh hậu môn. Đây là dấu hiệu rất đặc trưng mà chúng ta không nên chủ quan. Bên cạnh đó, trong khi đi đại tiện, bệnh nhân cũng có thể thấy hiện tượng chảy máu xuất hiện. Lúc này các bạn nên nhanh chóng đi khám để được chẩn đoán chính xác và nhanh nhất.
Một số dấu hiệu khác người bệnh sẽ phải đối mặt đó là đau ruột mỗi khi cử động, sa búi trĩ và gây cảm giác đau đớn mỗi khi đi đại tiện. Thực sự, căn bệnh này khiến chúng ta cảm thấy vô cùngmệt mỏi, khó chịu, mọi sinh hoạt đều bị ảnh hưởng.
Mặc dù, bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng tuy nhiên chúng có thể là nguyên nhân làm cho người bệnh bị mất máu. Hậu quả đó là cơ thể của họ luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược, da dẻ không được hồng hào mà trông khá nhợt nhạt.
4. Yếu tố gây bệnh trĩ là gì?
Chắc hẳn khá nhiều người thắc những yếu tố nào góp phần gia tăng tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnhtrĩ?
4.1. Do tình trạngtáo bónhoặc tiêu chảy kéo dài
Người thường gặp phải tình trạng táo bón có nguy cơ mắc căn bệnh này rất cao. Bởi vì khi đi đại tiện, họ cảm thấy khá khó khăn, thường xuyên phải rặn. Điều này khiến tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu nhiều áp lực, dần dần chúng bị tổn thương và sưng, đau. Tốt nhất, bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ để hạn chế tình trạng này.
Tình trạng táo bón kéo dài là nguyên nhân khiến tĩnh mạch hậu môn chịu nhiều áp lực.
Nhiều bạn cho rằng chỉ hiện tượng táo bón mới là nguyên nhân gây trĩ, trên thực tế, nếu chúng ta thường xuyên bị tiêu chảy thì nguy cơ mắc bệnh không hề thấp. Bởi vì, bạn không thể kiểm soát được tình trạng đi đại tiện. Về lâu về dài, tĩnh mạch hậu môn cũng bị tác động nhiều và trở nên sưng, viêm.
4.2. Do mang thai
Các chị em phụ nữ trong giai đoạn mang thai nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe, họ cũng có thể trở thành bệnh nhân trĩ. Các bác sĩ đã chỉ ra rằng thai nhi trong quá trình phát triển có thể chèn ép gây tăng áp lực trong ổ bụng, gián tiếp tác động vào tĩnh mạch hậu môn. Thêm vào đó, phụ nữ mang thai ít vận động rèn luyện sức khỏe cho nên họ có khả năng mắc bệnh.
4.3. Do tính chất công việc
Không những vậy, tính chất công việc cũng được đánh giá là một yếu tố gây bệnh. Nếu bạn phải đứng, ngồi hoặc vận động mạnh trong một thời gian dài thì tĩnh mạch ở hậu môn phải chịu rất nhiều áp lực. Dần dần, chúng tạo ra hiện tượng sa búi trĩ, gây ra nhiều phiền toái cho bệnh nhân.
5. Những ảnh hưởng nghiêm trọng của căn bệnh này
Thực sự, chúng ta không thể chủ quan và bỏ qua việc theo dõi, điều trị bệnh trĩ, như vậy bạn sẽ phải chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng chúng gây ra cho sức khỏe.
Người bị trĩ phải đối mặt với tình trạng thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi.
Đầu tiên, người bệnh hay bị thiếu máu vì khi đi đại tiện họ thường gặp tình trạng chảy máu. Hậu quả, cơ thể của họ luôn trong tình trạng mệt mỏi, suy nhược và trông thiếu sức sống. Chắc chắn, điều này ảnh hưởng rất nhiều tới sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân.
Nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, hậu môn của bệnh nhân càng ngày càng bị tổn thương nặng nề. Khá nhiều người vì không chịu điều trị bệnh dứt điểm, về lâu về dài họ mắc phải căn bệnh ung thư rất khó điều trị.
Không những vậy, những căn bệnh liên quan tới đường ruột cũng có thể xảy ra đối với người bị trĩ. Cụ thể, đó là tình trạng nứt hậu môn, rò hậu môn,…
Có lẽ chúng ta đã phần nào hiểu được những ảnh hưởng củabệnh trĩtới sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Người ta nói: “Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh”, ngay từ bây giờ, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn nên thay đổi thói quen sống và chế độ ăn uống phù hợp, lành mạnh. Khi có bất cứ triệu chứng nào, bạn hãy nhanh chóng đi khám và điều trị.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!