Tin tức

Vì sao bạn không nên chủ quan khi bị đau khuỷu tay

Ngày 15/03/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tình trạng đau khuỷu tay xuất hiện có thể do bạn hoạt động quá sức trong một thời gian dài. Cơn đau thường biến mất sau 3 - 4 ngày và không ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Tuy nhiên, nếu bạn không phát hiện và điều trị đúng lúc thì cơ, gân khuỷu tay có nguy cơ tổn thương nghiêm trọng.

1. Hiện tượng đau khuỷu tay

Khuỷu tayđược cấu tạo tương đối phức tạp, gồm có đầu khớp của xương cánh tay, xương quay, xương khuỷu tay. Chúng được kết nối với nhau nhờ một phần xương lồi. Với một cấu trúc hoàn chỉnh kể trên, bạn có thể duỗi, gập khuỷu tay một cách dễ dàng, mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày diễn ra suôn sẻ.

Đau khuỷu tay là vấn đề thường gặp

Đau khuỷu tay là vấn đề thường gặp

Do phải hoạt động quá nhiều, bạn có nguy cơ gặp chấn thương cơ hoặc gân khuỷu tay, gây tình trạngđau khuỷu tay.Lúc này, bệnh nhân phải đối mặt với nhiều triệu chứng khá khó chịu, ví dụ như: khu vực khuỷu tay xuất hiện cơn đau âm ỉ. Đây là nguyên nhân khiến bạn hoạt động khó hơn, nhất là khi chúng ta cố gắng cầm nắm đồ dùng, co duỗi cánh tay. Cơn đau ở khuỷu tay còn khiến lực nắm của cánh tay trở nên yếu hơn. Nếu bạn đang xách, bê vác vật nặng thì rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng phát hiện ra khuỷu tay có dấu hiệu sưng đỏ xung quanh khu vực bị tổn thương. Khi phát hiện ra triệu chứng này, các bạn không nên chủ quan mà nên đi kiểm tra để xác định xem vị trí nào đang bị tổn thương và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

2. Đau khuỷu tay xuất hiện vì nguyên nhân nào?

Việc xác định nguyên nhân gây đau khuỷu tay là vô cùng cần thiết, như vậy bạn sẽ nắm được mức độ nghiêm trọng của chấn thương và tích cực điều trị phục hồi. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cơn đau ở khuỷu tay, ví dụ như: do cấu trúc khuỷu tay xuất hiện điểm bất thường, do thói quen sinh hoạt hàng ngày hoặc do bệnh lý liên quan tớixương khớp.

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức khuỷu tay

Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức khuỷu tay

2.1. Do cấu trúc khuỷu tay

Khá nhiều bạn gặp vấn đề liên quan tới khớp khuỷu tay, do hệ thống khớp không ổn định nên thường xuyên gặp phải cơn đau nhức khuỷu tay. Cơ bắp tay, cơ vai yếu, hoạt động kém linh hoạt cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị đau khuỷu tay. Trong trường hợp này, bạn nên dành thời gian vận động, luyện thể để cải thiện sức khỏe cơ vai, cơ bắp tay.

2.2. Do thói quen sinh hoạt hàng ngày

Một số thói quen sinh hoạt, vận động của chúng ta có thể gây đau nhức khuỷu tay. Ví dụ như khi bạn chơi thể thao và thực hiện các thao tác thiếu kỹ thuật thì khuỷu tay rất dễ tổn thương. Những người mới tập chơi tennis, chơi gôn hoặc cầu lông nên lưu ý vấn đề này. Bởi vì chơi thể thao không đúng kỹ thuật có thể gây căng khớp xương khuỷu tay.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn dụng cụ chơi thể thao phù hợp cũng là vấn đề đáng quan tâm. Khi bạn dùng dụng cụ thể thao quá nặng hoặc quá to thì quá trình di chuyển sẽ gặp nhiều khó khăn. Không những vậy, chúng ta có nguy cơ gặp chấn thương cao hơn so với người bình thường.

Chơi thể thao không đúng kỹ thuật có thể khiến bạn gặp chấn thương

Chơi thể thao không đúng kỹ thuật có thể khiến bạn gặp chấn thương

Những người thường xuyên bê vác nặng, vận động cánh tay quá sức cũng có thể bị đau khuỷu tay. Tốt nhất, chúng ta nên hoạt động vừa sức để tránh những tổn thương xảy ra đối với khu vực khuỷu tay nhé!

2.3. Do các bệnh lý về xương khớp

Đau nhứckhuỷu taycó thể là tín hiệu cảnh báo bạn đang mắc bệnh xương khớp và cần điều trị kịp thời. Một số vấn đề thường gặp là: viêm xương khớp, viêm bao hoạt dịch xương quay cánh tay, dây thần kinh đang bị chèn ép hoặcbong gân,… Đây là những chấn thương nghiêm trọng, bệnh nhân cần đi kiểm tra và điều trị sớm để ngăn ngừa biến chứng xấu xuất hiện.

3. Hướng điều trị đối với bệnh nhân đau khuỷu tay

Để xác định nguyên nhân gây đau khuỷu tay, sau khi kiểm tra lâm sàng, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân đi chụp chẩn đoán hình ảnh. Các kỹ thuật hiện đại đã và đang được áp dụng là: chụp X-quang hoặcchụp cộng hưởng từMRI.

Dựa vào kết quả kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị thích hợp đối với từng bệnh nhân. Đối với tình trạng chấn thương nhẹ, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh để khớp, gân khuỷu tay có thời gian phục hồi. Một số phương pháp hỗ trợ giảm đau tạm thời như: chườm lạnh, sử dụngthuốc giảm đautheo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh nhân nên điều trị theo hướng của bác sĩ

Bệnh nhân nên điều trị theo hướng của bác sĩ

Các bài tập vật lý trị liệu hoặc châm cứu cũng hỗ trợ điều trị đau khuỷu tay khá hiệu quả. Bạn có thể tham khảo và thực hiện điều trị tại các trung tâm y tế uy tín, có kinh nghiệm nhé!

Trong trường hợp cơn đau nhức khuỷu tay diễn ra dai dẳng và không có dấu hiệu thuyên giảm, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm. Thậm chí, những trường hợp gặp chấn thương nghiêm trọng cần phải tiến hành phẫu thuật.

4. Nên làm gì để hạn chế chấn thương khuỷu tay?

Nếu bạn muốn hạn chế chấn thương khuỷu tay, hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây. Thứ nhất, chúng ta hãy cố gắng sự duy trì linh hoạt cũng như sự mềm dẻo của dây chằng, cơ. Cách đơn giản nhất đó là thực hiện các động tác giãn cơ thường xuyên. Sau một thời gian kiên trì, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.

Bên cạnh đó, luyện tập thể thao thường xuyên cũng là cách giúp bạn tăng cường sức khỏe cơ bắp, giảm thiểu tình trạng đau khuỷu tay. Để việc luyện tập đạt hiệu quả, chúng ta nên lựa chọn các bài tập phù hợp với sức lực và nhớ khởi động nhẹ nhàng trước khi tập. Đó là bí quyết hạn chế chấn thương xảy ra trong quá trình tập luyện, tuy nhiên khá nhiều bạn chủ quan và bỏ qua.

Ngoài ra, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường về xương khớp nói riêng và sức khỏe nói chung, bạn có thể tới bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được thăm khám và tư vấn thêm. Bệnh viện đã có kinh nghiệm hoạt động gần 30 năm, đội ngũ y bác sĩ đều là những người giàu chuyên môn và luôn hết lòng chăm sóc cho bệnh nhân.

MEDLATEC là cơ sở y tế được bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao

MEDLATEC là cơ sở y tế được bệnh nhân tin tưởng và đánh giá cao

Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn nắm được nguyên nhân gâyđau khuỷu tayvà có kế hoạch chăm sóc sức khoẻ phù hợp. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, Quý khách có thể liên lạc tổng đài1900 56 56 56củaMEDLATEC.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map