Tin tức
Vi khuẩn HP và mối nguy hiểm với hệ tiêu hóa
- 21/05/2021 |Bạn nên biết: vi khuẩn HP khi nào gây ung thư dạ dày?
- 15/12/2021 |Các xét nghiệm dạ dày tìm vi khuẩn HP phổ biến hiện nay
- 09/03/2022 |Vi khuẩn HP lây qua đường nào và cách nhận biết mình đã nhiễm HP
1. Vi khuẩn HP là gì?
HP có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori, là vi khuẩn sinh sống và phát triển trong dạ dày con người nhờ khả năng trung hòa dịch acid dạ dày.Vi khuẩnHelicobacter Pylori có thể sống “hòa bình” bên trong dạ dày mà không gây ra bất kỳ ảnh hưởng nào nhưng cũng có thể tấn công dẫn đến viêm loét dạ dày, tá tràng. Ngoài ra, loài vi khuẩn này còn là tác nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh quái ác - ung thư dạ dày.
Nhiễm khuẩn HP là một trong những nguyên nhân gây ung thư dạ dày
2. Nguyên nhân và triệu chứng khi bị nhiễm khuẩn HP
HP có thể tấn công bất kỳ đối tượng nào và gây nhiều triệu chứng khác nhau làm ảnh hưởng sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân nhiễm khuẩn HP là do đâu?
Vi khuẩn thường xâm nhập vào cơ thể thông qua đường ăn uống. Do đó, những người sống ở môi trường ô nhiễm hoặc tiêu thụ thực phẩm không đảm bảo vệ sinh là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm khuẩn HP.
Ngoài ra, một số trường hợp bị nhiễm HP từ nhỏ, sau đó vi khuẩn hoạt động âm thầm. Đến khi trường thành, gặp điều kiện thích hợp, vi khuẩn HP sẽ tấn công niêm mạc dạ dày gây tổn thương viêm, loét. Vi khuẩn cũng có thể dễ dàng lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua các con đường sau:
- Người lành tiếp xúc với nước bọt hoặc dịch tiết phân từ đường tiêu hóa có chứa mầm bệnh.
- Người lành hôn, dùng chung dụng cụ ăn uống, vật dụng cá nhân với người bệnh.
- Người có thói quen ăn đồ sống hoặc vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo có thể khiến vi khuẩn lây lan.
- Những trường hợp dụng cụ y tế như ốngnội soi, dụng cụ nha khoa,… không được tiết trùng đúng cách dẫn đến lây nhiễm vi khuẩn.
Triệu chứng
Bệnh nhân khi bị nhiễm khuẩn HP thường xuất hiện các triệu chứng như sau:
- Đau bụng, nhất là vùng thượng vị, cơn đau có thể âm ĩ hoặc dữ dội theo từng cơn.
- Chướng bụng, đầy bụng, khó chịu.
- Phân sẫm màu hoặc đen như bã cà phê, một số khác đi phân máu.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy buồn nôn, nôn ói, khó thở, chóng mặt, thiếu máu.
- Thường xuyên trong trạng thái mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
Thói quen ăn uống không đảm bảo vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm vi khuẩn HP
3. Các xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn HP
Để xác định sự tồn tại của vi khuẩn HP trong dạ dày, bác sĩ có thể chỉ định bạn thực hiện một số xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Khi vi khuẩn xuất hiện, cơ thể sẽ tạo ra kháng thể để chống lại vi khuẩn. Thông qua xét nghiệm máu có thể biết được bệnh nhân có kháng thể chống vi khuẩn HP hay không thông qua 2 chỉ số HP IgG và Hp IgM.
- Xét nghiệm hơi thở: Sử dụng thiết bị đo DPM để kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn Helicobacter Pylori trong dạ dày. Nếu kết quả DPM > 200 thì chứng tỏ bạn đã bị nhiễm khuẩn HP.
- Xét nghiệm phân: Nhằm mục đích tìm kháng nguyên của vi khuẩn. Phương pháp này thường được áp dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh do HP gây ra.
- Sinh thiết: Bác sĩ sẽ tiến hành sinh thiết niêm mạc dạ dày - tá tràng trong quá trình nội soi dạ dày - tá tràng để tiến hành test Urease nhanh hoặc nuôi cấy vi khuẩn nhằm đánh giá khả năng nhiễm HP.
Ngoài những phương pháp xét nghiệm trên, bác sĩ thường chỉ định bệnh thực hiện nội soi để xác định mức độ tổn thương dạ dày, tá tràng khi bị vi khuẩn tấn công hoặc phát hiện dấu hiệu nghi ngờ ung thư.
Khách hàng đang được tiến hành nội soi tiêu hóa
4. Điều trị nhiễm khuẩn HP
Quá trình điều trị nhiễm khuẩn HP nhằm mục đích loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể, phục hồi tổn thương niêm mạc và hạn chế nguy cơ tái nhiễm.
Phương pháp điều trị nhiễm khuẩn HP
Sử dụng kết hợp các loạikháng sinhvới các nhóm thuốc khác là cách hữu hiệu và phổ biến để loại bỏ và ngăn chặn hoạt động của vi khuẩn HP, hạn chế tổn thương niêm mạc dạ dày. Những loại thuốc thường được sử dụng hiện nay là:
- Thuốc ức chế bơm Proton: Nhằm ức chế khả năng tiết dịch acid trong dạ dày. Các loại thuốc thường được dùng như Omeprazole, Pantoprazole, Esomeprazole,…
- Nhóm Bismuth Subsalicylate có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và các vết loét khỏi tác động từ dịch acid, giảm cơnđau bụng, khó chịu cho bệnh nhân.
- Nhóm kháng sinh: Thường sử dụng như Amoxicillin, Metronidazole, Tinidazol,…
Các loại thuốc điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày có thể gây ra tác dụng phụ như nôn, chán ăn, đầy bụng,táo bón,phân đen,… Kháng sinh có thể tiêu diệt đồng thời vi khuẩn có lợi trong đường ruột dẫn đếntiêu chảy,… Do đó, việc sử dụng thuốc điều trị HP cần phải có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Cách chăm sóc sức khỏe tại nhà
Ngoài việc tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa vấn đề sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt bao gồm:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng thức khuya.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, ưu tiên thực phẩm giàu chất xơ và có chứa lợi khuẩn như sữa chua,…
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, tất cả các loại thực phẩm trước khi sử dụng cần phải rửa thật sạch.
- Hạn chế ăn các loại đồ chua, cay nóng, chứa nhiều acid trong quá trình điều trị vi khuẩn HP.
- Hạn chế căng thẳng, áp lực, tập thể dục đều đặn, thư giãn cơ thể bằng cách đọc sách, đi bộ, tập yoga, bơi lội,…
- Không uống rượu, bia, nước ngọt, đồ có gas, hút thuốc lá hoặc các chất kích thích khác.
Những trường hợp nhiễm vi khuẩn HP nếu không được can thiệp điều trị đúng cách, kịp thời và hiệu quả có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm khuẩn HP, có thể đến các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để thăm khám, chẩn đoán và điều trị.
MEDLATEC là cơ sở khám chữa bệnh uy tín hiện nay
Để đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ tổng đàiMEDLATEC:1900 56 56 56, chuyên viên tư vấn của hệ thống sẽ tiếp nhận và giải quyết mọi thắc mắc của bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!