Tin tức
Vết bầm vàng trên da có nguy hiểm không, xử lý như thế nào?
- 10/12/2022 |Lựa chọn thuốc trị thâm mụn bôi ngoài da hiệu quả
- 14/08/2023 |Xuất hiện vết thâm đen trên da tay - khắc phục như thế nào?
- 29/09/2023 |Vì sao vết thương lên da non bị thâm và cách khắc phục
1. Nguyên nhân gây vết bầm vàng trên da
Vết bầm vàng trên da có thể là do tai nạn, va đập hoặc cũng có thể là do sức khỏe của bạn gặp vấn đề, cụ thể như sau:
Do tai nạn, va đập
Đây chính là nguyên nhân chính gây ra những vết bầm trên da. Thường thì sau khi bị chấn thương hay va chạm vật lý, vùng da sẽ trở nên tím bầm, sau đó chuyển sang bầm vàng hoặc bầm xanh. Sau 1 - 2 tuần thì những vết bầm này sẽ thuyên giảm và biến mất.
Vết bấm vàng xuất hiện trên da do va chạm, chấn thương, vận động quá mức
Do thiếu hụt dưỡng chất
Nếu cơ thể thiếu hụt dưỡng chất, đặc biệt làvitamin Cthì có thể xuất hiện những vết bầm. Nguyên nhân là do lúc này các mạch máu trong cơ thể bị suy yếu và dễ bị vỡ. Đôi khi chỉ có một tác động nhỏ cũng khiến các mạch máu này vỡ ra, dẫn đến xuất huyết dưới da, tạo nên vết bầm.
Do lão hóa tự nhiên
Càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh. Lúc này, hàm lượng collagen bị suy giảm, da đánh mất sự căng và đàn hồi. Ngoài ra, lớp mỡ bảo vệ da cũng dần mỏng đi nên da không có khả năng “chống chọi” với các va chạm, ngoại lực. Dù chỉ một tác động nhỏ cũng dễ gây ra những vết bầm trên da.
Do rối loạn nội tiết
Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Bởi lúc này, cơ thể chị em có sự thay đổi đột ngột về nội tiết tố, đặc biệt là nồng độ estrogen suy giảm nghiêm trọng. Điều này khiến các mạch máu bị suy yếu, vùng da dễ bị tổn thương và xuất hiện, đặc biệt là ở chân và tay.
Vết bầm vàng trên da có thể xảy ra do tình trạng rối loạn nội tiết ở chị em phụ nữ
Do các bệnh về máu
Người mắc các bệnh về máu như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, bệnh ưa chảy máu Haemophilia,… cũng thường xuất hiện vết bầm vàng trên da, thậm chí là vết bầm có kích thước lớn. Kèm theo đó là các triệu chứng như chảy máu cam, chảy máu chân răng, sưng đau chân tay mà không rõ nguyên nhân.
Do bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường luôn có lượng đường huyết cao, hay nói cách khác là lượng đường trong máu nhiều. Điều này khiến máu tại các mạch máu nhỏ dễ bị “hư hại” và rò rỉ ra ngoài, gây nên những vết bầm vàng trên da.
Doung thư
Nếu như vết bầm vàng trên da xuất hiện liên tục mà không rõ nguyên nhân thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư máu và tủy xương. Trong trường hợp này cần đi khám nhanh chóng để có hướng can thiệp kịp thời.
Do tác dụng phụ của thuốc
Những người mắc bệnh nền và thường xuyên sử dụng thuốc như thuốc chốngtrầm cảm, thuốc hen suyễn,thuốc giảm đau, thuốc chứa sắt,… cũng có nguy cơ bị vết bầm trên da cao hơn người khỏe mạnh bình thường.
Một số loại thuốc điều trị gây tác dụng phụ là vết bầm trên da
2. Vết bầm vàng trên da có nguy hiểm không?
Như đã phân tích ở phần trên, vết bầm vàng trên da có thể là do ngoại lực, nhưng cũng có thể cảnh báo một số bệnh lý và bất thường về sức khỏe. Nói chung, trong những trường hợp dưới đây thì bạn tuyệt đối không được chủ quan:
- Vết bầm vàng trên da kéo dài 2 tuần mà không thuyên giảm.
- Vết bầm vàng xuất hiện ngày càng nhiều mà không rõ nguyên nhân.
- Vết bầm vàng ngay tại vùng mắt, làm giảm thị lực và tầm nhìn.
- Cùng với vết bầm vàng là tình trạng đau nhức, tê mỏi, suy giảm chức năng cơ xương.
- Khi chạm vào vết bầm vàng cảm thấy khó chịu và đau nhiều.
- Xuất hiện vết bầm vàng trên da khi đang sử dụng Coumadin - thuốc làm loãng máu.
3. Các biện pháp giúp vết bầm vàng trên da mau hồi phục
Vết bầm vàng trên da có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến người bị cảm thấy xấu xí, tự ti và e ngại trong giao tiếp. Để xử lý vấn đề này, bạn có thể tham khảo các biện pháp giúp vết bầm mau hồi phục sau đây:
Chườm lạnh
Trường hợp vết bầm vàng xuất hiện do tập luyện quá sức, va chạm, chấn thương thì bạn có thể thực hiện chườm lạnh bằng cách cho đá vào trong khăn hoặc túi vải rồi chườm lên vết bầm. Cách này vừa giúp vết bầm giảm được kích thước và màu sắc, vừa giảm đau và sưng viêm hiệu quả.
Lưu ý là thời điểm lý tưởng nhất để chườm lạnh là trong vòng 24 - 48 giờ sau va chạm. Đá lạnh giúp cho mạch máu co lại, lưu lượng máu chuyển đến vùng bị thương ít hơn nên vết bầm sẽ nhỏ hơn và ít đậm màu.
Chườm đá lạnh là cách xử lý vết bầm vàng trên da hữu hiệu
Thoa kem
Đây là cách xử lý vết bầm vàng trên da được nhiều chị em phụ nữ áp dụng. Theo đó, có một số loại kem giúp vùng da bị bầm vàng mau chóng hồi phục như kem arnica, quercetin. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng kem chứa vitamin nhóm B, vitamin C,vitamin Evà K để gia tăng tốc độ tái tạo da.
Dùng băng nén
Nếu vết bầm đậm màu và gây đau, khó chịu, bạn có thể bọc băng nén xung quanh vết bầm này. Sau 1 - 2 ngày thì tháo ra, bạn sẽ thấy vết bầm được thuyên giảm và cảm giác đau cũng đỡ hơn nhiều.
Lưu ý là không phải lúc nào bạn cũng thực hiện các cách xử lý vết bầm trên da như nói trên. Nhất là khi vết bầm xuất hiện ngày càng nhiều, rộng và kèm theo những bất thường khác. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đi khám để bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Bạn có thể đến Chuyên khoa Da liễu của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được tư vấn, thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa giỏi, giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất khang trang, hiện đại.
Mọi nhu cầu cần được tư vấn thêm, hoặc hỗ trợ đặt lịch khám tạiMEDLATEC, quý khách đừng quên gọi đến hotline của bệnh viện theo số1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!