Tin tức
Vai trò của xét nghiệm bạch cầu với cơ thể con người
- 29/11/2014 | Ðột phá mới trong phòng và điều trị bệnh bạch cầu cấp tính
- 13/05/2017 | Tiêm vắc-xin Pentaxim để phòng 5 bệnh: Bạch cầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, nhiễm khuẫn Hib
- 03/01/2020 | Xét nghiệm bạch cầu giúp đánh giá chỉ số bạch cầu trong máu
- 03/02/2020 | Xét nghiệm WBC giúp khảo sát dòng tế bào bạch cầu trong máu
- 23/03/2020 | Những điều bạn cần biết về vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván
1. Xét nghiệm Bạch cầu là gì?
Bạch cầu là một tế bào máu và là một trong các thành phần quan trọng nhất của máu. Các bạch cầu lưu hành trong máu gồm bạch cầu có hạt và bạch cầu không có hạt. Có chức năng chính là giúp cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,... Chức năng này được thực hiện nhờ 2 cơ chế:
- Thực bào: được các bạch cầu hạt và bạch cầu mono đảm nhiệm. Có 3 loại bạch cầu hạt là: bạch cầu đoạn trung tính, bạch cầu đoạn ưa acid và bạch cầu đoạn ưa base.
- Sản xuất các kháng thể: được thực hiện bởi các bạch cầu lympho và tương bào.
Hình 1: Bạch cầu là một loại tế bào máu quan trọng của cơ thể
Hai cơ chế trên có liên quan với nhau vì: quá trình thực bào thường được tạo thuận lợi thêm nhờ sự hiện diện của các kháng thể và sản xuất kháng thể đôi khi cần tới quá trình thực bào trước đó nhằm tiếp xúc với kháng nguyên.
- Xét nghiệm bạch cầu là xét nghiệm đếm số lượng và tỷ lệ phần trăm của các loại bạch cầu này trong máu. Việc đếm số lượng bạch cầu có thể thực hiện bằng phương pháp thủ công (hòa loãng máu bằng dung dịch phá hủy hồng cầu và đếm số lượng bạch cầu) hoặc sử dụng máy đếm tự động.
2. Đặc điểm các loại bạch cầu trong máu
Mỗi loại bạch cầu sẽ có đặc điểm và chức năng khác nhau. Cụ thể như sau:
- Bạch cầu đoạn trung tính (Neutrophil): khi cơ thể xuất hiện phản ứng viêm thì tế bào này sẽ xuất hiện đầu tiên tại vùng tổn thương đó. Thực hiện chức năng thực bào giúp làm sạch các tế bào tại vùng viêm. Đời sống của tế bào này kéo dài khoảng 4 ngày. Các tế bào trưởng thành có nhân chia thành 3 - 5 đoạn, các tế bào chưa trưởng thành chưa thực hiện phân đoạn được gọi là các bạch cầu đũa (stab). Bạch cầu stab có thể xuất hiện trong máu ngoại vi khi cơ thể bị nhiễm trùng cấp.
- Bạch cầu đoạn ưa bazơ (Basophil): tế bào này giải phóng histamin, bradykinin và serotonin khi cơ thể có tổn thương hay nhiễm trùng. Các chất trên giúp tăng tính thấm mao mạch làm tăng lượng máu tới vùng tổn thương. Các bạch cầu này cũng tham gia vào quá trình đáp ứng dị ứng.
Hình 2: Đặc điểm các loại bạch cầu trong máu
- Bạch cầu đoạn ưa acid (Eosinophil): là loại tế bào có vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thế chống đỡ ký sinh trùng. Chúng có chức năng thực bào và tham gia vào các phản ứng viêm.
- Bạch cầu Mono (Monocyte): Có đời sống dài nhất trong các loại bạch cầu, lên tới nhiều tháng hay nhiều năm. Các bạch cầu Mono có chức năng thực bào.
- Bạch cầu lympho: gồm 2 loại là bạch cầu lympho T và lympho B. Các tế bào này lưu trú ở máu và hạch bạch huyết. Có đời sống kéo dài nhiều ngày hay nhiều năm.
3. Kết quả xét nghiệm bạch cầu cho biết điều gì?
Xét nghiệm bạch cầu thực hiện bằng cách lấy máu tĩnh mạch có chống đông EDTA. Nên thực hiện xét nghiệm ngay, nếu không thì phải bảo quản ở 4 độ C. Khi lấy mẫu máu cần chú ý không được garo quá lâu.
- Giá trị bình thường của các loại bạch cầu được thể hiện qua bảng dưới đây:
Hình 3: Xét nghiệm bạch cầu là xác định số lượng và tỷ lệ các loại bạch cầu trong máu
- Tăng số lượng bạch cầu thường gặp trong:
+ Các nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng sinh mủ.
+ Nhiễm khuẩn huyết.
+ Phụ nữ có thai: Phụ nữ có thai 3 tháng đầu số lượng bạch cầu có thể tăng lên 5 - 15 G/L và ở các tháng tiếp theo tăng lên đến 6 - 16 G/L.
+ Khi gắng sức cũng sẽ làm tăng số lượng bạch cầu, có thể tăng tới 4 - 15 G/L.
+ Áp xe.
+ Ung thư.
+ Sản giật.
+ Các tình trạng tăng sinh tủy xương lành tính hay ác tính.
+ Nhiễm độc hóa chất, nọc độc.
+ Bệnh dị ứng (tăng bạch cầu đoạn ưa acid).
+ Bệnh thủy đậu (tăng bạch cầu đoạn ưa base).
+ Bệnh đa u tủy xương, bệnh Leucemie.
Hình 4: Bạch cầu bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân nguy hại như vi khuẩn
- Giảm số lượng bạch cầu thường gặp trong trường hợp:
+ Bệnh nhân lớn tuổi, suy giảm miễn dịch.
+ Bệnh nhân xạ trị, hóa trị.
+ Lao (giảm bạch cầu lympho).
+ Các nhiễm khuẩn do virus.
4. Một số lưu ý về xét nghiệm bạch cầu
Xét nghiệm bạch cầu thường là một phần trong xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu. Xét nghiệm này là xét nghiệm không thể thiếu và thường được kết hợp với các xét nghiệm sinh hóa khác để thăm dò trước một số triệu chứng như:
-
Sốt.
-
Đau bụng.
-
Khó thở.
-
Hội chứng viêm.
-
Thiếu máu.
-
Xuất huyết.
- Xét nghiệm cho phép xác định các bệnh nhân có tình trạng giảm bạch cầu và giúp bệnh nhân điều trị bằng kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn nặng.
- Xét nghiệm này cho phép phân biệt hội chứng viêm do tăng bạch cầu (nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm trùng sâu, ung thư có hoại tử, áp xe) với hội chứng viêm không tăng bạch cầu (bệnh tự miễn, ung thư không hoại tử, nhiễm trùng do virus như lao).
- Phân biệt một số thể bệnh: trong bệnh đa hồng cầu; nếu tăng bạch cầu và tiểu cầu gợi ý là đa hồng cầu nguyên phát ngược lại khi số lượng bạch cầu bình thường gợi ý bệnh đa hồng cầu thứ phát.
Hình 5: Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - địa chỉ xét nghiệm uy tín, tin cậy.
Xét nghiệm bạch cầu là xét nghiệm thường quy nằm trong gói dịch vụ khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Khám sức khỏe tổng quát định kỳ giúp bạn theo dõi được tình trạng sức khỏe thường xuyên, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai thực hiện nhiều gói khám sức khỏe phù hợp với từng mục đích và nhu cầu để bạn lựa chọn. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm về kết quả nhận được bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu sẽ trực tiếp thăm khám và tư vấn kết quả cho bạn. Bên cạnh đó bệnh viện sở hữu hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, quy trình khám nhanh gọn bài bản, môi trường khám bệnh sạch sẽ tiện nghi.
Gọi điện thoại đặt lịch khám theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!