Tin tức
Vai trò của DHA cho bà bầu và gợi ý một số thực phẩm giàu DHA
- 02/12/2020 | DHA và EPA có giống nhau không và nên bổ sung như thế nào?
- 03/12/2021 | Giải đáp thắc mắc: Có nên bổ sung DHA cho trẻ hay không?
- 06/01/2023 | DHA bầu nên được bổ sung khi nào? Tác dụng ra sao?
- 20/12/2022 | DHA là gì và cách bổ sung DHA đúng định lượng khuyến cáo
- 09/08/2024 | Vai trò của DHA cho trẻ sơ sinh là gì? Bổ sung như thế nào?
1. Tổng quan về DHA
DHA là một trong ba loại acid béo không no omega-3. Dưỡng chất này chiếm phần lớn trong chất xám của não bộ và võng mạc. Vì vậy, có thể khẳng định, DHA có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của trí tuệ cũng như thị lực. Ngoài ra, DHA cũng hỗ trợ ngăn ngừa bệnh trầm cảm, tiểu đường, tim mạch, Alzheimer.
DHA là dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình phát triển của thai nhi
Đối với trẻ nhỏ, DHA đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác và trí não. Cụ thể hơn, DHA là dưỡng chất góp phần hình thành nên não bộ và mắt của em bé từ khi còn ở trong bụng mẹ cho đến 2 năm đầu sau khi chào đời.
Ngay những tuần đầu ở trong bụng mẹ, não bộ của trẻ đã bắt đầu hình thành. Còn về thị giác và thính giác của thai nhi thì sẽ phát triển từ khoảng tuần 18 đến 26. Lúc này, thai nhi đã cảm nhận được ánh sáng từ môi trường bên ngoài, nghe thấy giọng nói của mẹ và bắt đầu quá trình tiếp nhận các thông tin.
Gần đến ngày dự sinh, kích thước não bộ của thai nhi đã phát triển khoảng 25% so với người lớn. Trong khi đó, hàm lượng DHA có nhiều trong các tổ chức của hệ thần kinh như võng mạc mắt và não bộ. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều DHA để quá trình phát triển của thai nhi được đảm bảo toàn diện và tốt nhất.
2. Sự nguy hiểm khi mẹ bầu không được bổ sung đủ DHA
Việc thiếu hụt DHA có thể khiến sức khỏe của cả mẹ và bé bị ảnh hưởng. Nếu không được cung cấp đủ DHA, sản phụ có rủi ro bị tiền sản giật hoặc sinh non rất nguy hiểm. Thậm chí, sau sinh, mẹ còn phải đối mặt với những nguy cơ khác như bị loãng xương, trầm cảm hoặc nhiều bệnh lý khác có liên quan đến tim mạch.
Mẹ bầu thiếu hụt DHA có thể dẫn đến nhiều hậu quả nguy hiểm
Ngoài ra, khi cơ thể người mẹ không có đủ hàm lượng DHA cần thiết có thể khiến thai nhi bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng các tế bào hồng cầu. Trẻ cũng có thể bị thiếu hụt oxy khiến sự phát triển của võng mạc mắt, hệ thần kinh, trí não,... bị ảnh hưởng. Về lâu dài, khả năng tiếp thu và học tập của bé cũng sẽ chậm hơn so với những bạn bè được bổ sung đủ dưỡng chất DHA.
3. Tham khảo liều lượng bổ sung DHA cho bà bầu
Khi đang mang thai, mẹ bầu cần bổ sung thêm hàm lượng DHA phù hợp nhưng mức trung bình sẽ là 100 - 200 mg/ngày. Thực tế, hàm lượng này sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng giai đoạn, cụ thể:
Bổ sung DHA trong thai kỳ vô cùng quan trọng
- 3 tháng đầu: Mẹ bầu nên bổ sung thêm các dưỡng chất, vitamin trong chế độ ăn hàng ngày để phòng ngừa nguy cơ bị sảy thai. Đồng thời, sự cân bằng các dưỡng chất cũng giúp thai nhi có được nền tảng phát triển chắc chắn trong những ngày tháng đầu đời ở trong bụng mẹ. Hàm lượng DHA cần bổ sung là khoảng 100 - 120mg/ngày.
- 3 tháng giữa: Đây là thời điểm mẹ bầu cần bổ sung thêm nhiều DHA để giúp não bộ của bé phát triển một cách tốt nhất, khoảng 200mg/ngày. Theo đó, trung bình mỗi phút, thai nhi sẽ hình thành đến hơn 250.000 tế bào thần kinh nên cần rất nhiều DHA để hỗ trợ cho quá trình này. Thêm vào đó, DHA cũng là yếu tố giúp tăng cường thêm độ lỏng cho màng tế bào và kích thích tốc độ trao đổi các thông tin giữa những tế bào thần kinh cũng như quá trình trao đổi chất.
- 3 tháng cuối: Lúc này thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng về cả kích thước của não bộ và trọng lượng của cơ thể. Vì vậy, mẹ cần nạp thêm nhiều acid béo để thai nhi phát triển các mạch máu và cả hệ thần kinh. Đây cũng là giai đoạn nhu cầu về DHA của thai nhi ở mức cao. DHA được bổ sung đầy đủ sẽ giúp mẹ bầu giảm nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non và giúp cho em bé phát triển tốt hơn sau sinh thông qua sữa mẹ. Lượng DHA cho bà bầu giai đoạn này cũng khoảng 200mg/ngày.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn, nhu cầu DHA cho bà bầu cũng sẽ có sự khác biệt
4. Bổ sung DHA qua chế độ ăn hàng ngày
Mặc dù cơ thể có khả năng tự sản xuất DHA nhưng hàm lượng này không đủ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày, vậy nên có thể cung cấp thêm DHA cho bà bầu qua việc ưu tiên các thực phẩm giàu dưỡng chất này trong chế độ ăn như:
- Lòng đỏ trứng với hàm lượng DHA cao, rất tốt cho bà bầu nhưng nên nấu chín lòng đỏ hoàn toàn rồi mới ăn. Mẹ bầu không nên ăn trứng lòng đào, trứng sống hoặc trứng được đánh bông để không làm giảm bớt những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của món ăn này.
- Cá biển: Đây cũng là nhóm thực phẩm có chứa hàm lượng DHA khá cao. Mẹ bầu có thể bổ sung thêm món này vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ tăng cường trí não cho thai nhi. Tuy nhiên, cá biển thường có nhiều thủy ngân cùng các kim loại nặng, vì vậy mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 300g/tuần.
- Ngũ cốc: Loại đã qua chế biến (không thêm muối) khá phù hợp với các mẹ bầu. Đây là món ăn vặt dinh dưỡng, chứa nhiều DHA, rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu cần lưu ý không nên ăn đậu phộng vì trong loại hạt này có chứa một số hoạt chất dễ gây dị ứng.
- Rau xanh: Bắp cải, súp lơ, cải xoăn,... đều là những loại rau xanh có chứa một lượng lớn DHA. Bên cạnh DHA, mẹ bầu khi ăn nhiều rau xanh cũng ngăn ngừa được nguy cơ bị táo bón thai kỳ rất hiệu quả.
Mẹ bầu có thể bổ sung thêm DHA trong chế độ ăn hàng ngày qua các thực phẩm dễ kiếm
Một lần nữa có thể khẳng định rằng, DHA đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Sự thiếu hụt DHA có thể khiến thai nhi bị ảnh hưởng về nhiều khía cạnh, đồng thời sức khỏe của mẹ bầu cũng không được đảm bảo. Nếu cần được tư vấn kỹ hơn về việc bổ sung DHA cho bà bầu cũng như về dinh dưỡng, Quý khách có thể liên hệ với Hệ thống Y tế MEDLATEC qua số điện thoại 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!