Tin tức
Vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu
- 19/11/2023 |Các triệu chứng sỏi tiết niệu giai đoạn sớm cần lưu ý
- 23/11/2023 |Điểm danh 4 nguyên nhân gây sỏi tiết niệu phổ biến nhất
- 23/11/2023 |3 phương pháp tán sỏi tiết niệu bằng công nghệ hiện đại
- 23/11/2023 |Biến chứng của sỏi tiết niệu - Mối nguy hiểm khôn lường!
Sỏihệ tiết niệulà gì?
Hệ tiết niệuhay hệ bài tiết bao gồm 4 cơ quan là thận, niệu quản,bàng quangvà niệu đạo, về cấu tạo và kích thước của các cơ quan này có sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Hệ bài tiết hoạt động giống như một hệ thống lọc giúp cơ thể đào thải chất lỏng dư thừa và các chất hòa tan từ sự lưu thông máu ra môi trường bên ngoài dưới dạng lỏng (nước tiểu).
Mô tả hệ tiết niệu ở người
Sỏi hệ tiết niệu là sự lắng đọng các phân tử rắn (canxi oxalat, canxi photphat, axit uric, cystine, Magnesium ammonium phosphate) trong hệ tiết niệu, dần dần tích tụ hình thành sỏi, vì thế sỏi hệ tiết niệu bao gồm sỏi thận,sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Kích thước sỏi có thể từ vài milimet đến vài centimet, dạng sỏi san hô có thể phát triển đến khi lấp đầy đài bể thận.
Trên thực tế, đa số sỏi hệ tiết niệu đều xuất hiện đầu tiên tại thận, sau đó di chuyển xuống niệu quản, bàng quang và đào thải ra ngoài theo đường niệu đạo. Tuy nhiên đối với sỏi có kích thước đủ lớn, trong quá trình di chuyển thường hay bị mắc kẹt tại các đoạn hẹp của niệu quản (khúc nối bể thận-niệu quản, đoạn bắt chéo động mạch chậu và đoạn đổ vào bàng quang). Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện các cơn đau quặn thận dữ dội và gặp vấn đề khi đi tiểu tiện.
Nguyên nhân hình thành sỏi hệ tiết niệu
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra sỏi niệu quản, bao gồm:
- Gia tăng bài tiết các muối khoáng hòa tan (calci, oxalat, urat,...) trong nước tiểu
- Uống không đủ lượng nước cần thiết trong một ngày và thường xuyên nhịn đi tiểu
- Người mắc các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu: u, nhiễm trùng, dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu,...
- Yếu tố di truyền: người thân trong gia đình có người bị sỏi hệ tiết niệu
- Chế độ ăn uống không hợp lý, quá nhiều muối, lạm dụng đồ uống có ga, sử dụng liều cao vitamin C,...
Cơn đau quặn thận là dấu hiệu điển hình ở người mắc sỏi hệ tiết niệu
Triệu chứng ở người mắc sỏi hệ tiết niệu
Các viên sỏi kích thước nhỏ không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và thường phát hiện tình cờ khi đi thăm khám. Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng khi sỏi bắt đầu gây chít hẹp, tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu, khi đó bệnh nhân sẽ xuất hiện các dấu hiệu sau đây:
- Cơn đau quặn thận: các cơn đau dữ dội vùng lưng và hông kéo dài từ 20 đến 60 phút, đau lan ra phía trước và xuống vùng bẹn sinh dục, cơn đau có thể xuất hiện đột ngột hoặc khi hoạt động gắng sức, nhiều trường hợp cần được điều trị cấp cứu.
- Tiểu buốt (đầu bãi hoặc cuối bãi), tiểu ngắt quãng (tiểu ngắt ngừng từng đợt) hoặc bí đái hoàn toàn
- Đái máu, thay đổi về màu sắc nước tiểu (màu đục, hồng nhạt)
- Bệnh nhân có thể xuất hiện hội chứng nhiễm khuẩn: sốt, chóng mặt, buồn nôn
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh giúp phát hiện sỏi hệ tiết niệu
- Chụp x quang kỹ thuật số: kỹ thuật này giúp chẩn đoán rất tốt đối với các sỏi có cản quang, hầu hết các trường hợp trên thực tế khi có nghi ngờ sỏi hệ tiết niệu đểu được chụp x quang ổ bụng không chuẩn bị (KUB). Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, thời gian chụp rất nhanh, không gây đau đớn cho người bệnh và chi phí thăm khám khá rẻ.
- Siêu âm: bên cạnh phương pháp chụp x quang thì siêu âm ổ bụng cũng là kỹ thuật được chỉ định rất nhiều khi có chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu. Siêu âm giúp tầm soát, phát hiện được cả sỏi cản quang và không cản quang, đánh giá được mức độ giãn đài bể thận, niệu quản hoặc tình trạng ứ nước ở thận do sỏi.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): phương pháp này có thể chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu chính xác gần như tuyệt đối. Thông thường khi thực hiện kỹ thuật, bệnh nhân sẽ được chỉ định tiêm thuốc cản quang tĩnh mạch, điều này giúp xác định chính xác vị trí sỏi (sỏi không cản quang), đánh giá chức năng bài tiết và giúp dựng lại toàn bộ hệ thống tiết niệu trên mặt phẳng 3D, đồng thời chẩn đoán phân biệt với các tổn thương khác.Chụp CTlà kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn hiện đại, an toàn, độ tương phản và chính xác rất cao.
Hình ảnh chụp CT ở một BN bị giãn đài bể thận do sỏi niệu quản đoạn 1/3 trên
Người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh lý có thể đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chất lượng cao của Medlatec tại Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác (Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa,...) để được trải nghiệm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất hiện nay. Tại hệ thống MEDLATEC đã trang bị đầy đủ hệ thống máy siêu âm tiên tiến, máychụp MSCTđa dãy và máychụp cộng hưởng từ1.5Tesla hiện đại của Mỹ, giúp ích rất nhiều trong tầm soát và chẩn đoán nhiều bệnh lý khác nhau.
Chụp CT là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán sỏi hệ tiết niệu
Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000
-Website: medim.vn.
-Email: Info@medim.vn.
-Địa chỉ cơ sở://www.m88bifa.info/he-thong-medlatec-benh-vien
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!