Tin tức
Uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều và một số biện pháp cải thiện khác
- 23/07/2022 | Lý giải hiện tượng “đến tháng” nhưng không có kinh nguyệt của nữ giới
- 29/07/2022 | Bác sĩ chuyên khoa giải đáp: Có thai có kinh nguyệt không?
- 02/08/2022 | Tiết lộ: Các cách làm sao để có kinh nguyệt sớm hơn 1 tuần?
- 02/12/2022 | Kinh nguyệt kéo dài 20 ngày - Dấu hiệu bất thường cảnh báo nguy hiểm nào?
- 01/04/2024 | Tư vấn: Đang có kinh nguyệt có xét nghiệm nước tiểu được không?
1. Nguyên nhân khiến kinh nguyệt ra ít
Những nguyên nhân khiến lượng máu kinh khi đến kỳ ra ít hơn bình thường bao gồm:
Kinh nguyệt ra ít đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau
- Do rối loạn nội tiết, rối loạn kinh nguyệt nên ảnh hưởng đến ngày hành kinh, trong đó có thể gây ra tình trạng máu kinh ra ít hơn thông thường.
- Do niêm mạc tử cung bong ra một cách bất thường hoặc một vài bệnh lý phụ khoa có thể kể đến như viêm cổ tử cung hay u xơ tử cung,...
- Do chế độ ăn thiếu khoa học, tăng hoặc giảm cân bất thường khiến hàm lượng hormone trong cơ thể bị mất cân bằng.
- Do căng thẳng kéo dài làm ảnh hưởng đến sức khỏe, kéo theo đó là kinh nguyệt cũng bị tác động, khiến máu ra ít hơn trong ngày hành kinh.
- Do sử dụng các biện pháp phòng tránh thai khiến kinh nguyệt ra ít hơn, nhiều trường hợp máu kinh bị sẫm màu, thậm chí mà mất kinh hoàn toàn.
- Người ở tuổi mãn kinh sẽ có lượng máu ít hơn. Vậy nên, những người đang ở thời gian tiền mãn kinh gặp phải vấn đề này cũng không cần phải quá lo lắng.
- Do ảnh hưởng từ một vài bệnh lý như: bệnh tuyến giáp, hội chứng buồng trứng đa nang,...
2. Kinh nguyệt ít có ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Khi kinh nguyệt ra ít, chức năng sinh sản của chị em phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều, cụ thể như:
- Bị rối loạn sinh lý, làm ảnh hưởng đến tâm lý làm giảm ham muốn, giảm khoái cảm, tăng chứng lãnh cảm,... Những vấn đề này sẽ có tác động không tốt đến đời sống hôn nhân cũng như hạnh phúc vợ chồng.
- Đây có thể là nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh thứ phát trong tương lai.
- Là dấu hiệu cảnh báo một vài bệnh lý như kinh nguyệt, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung hay u nang buồng trứng,...
Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng ít máu kinh, chị em không nên chủ quan mà hãy đi khám phụ khoa tại các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chẩn đoán và có phương án điều trị phù hợp.
3. Uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều, cải thiện tình trạng máu kinh ít?
Như đã nói ở trên, tình trạng máu kinh ra ít có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều là một trong những câu hỏi được nhiều chị em quan tâm. Dưới đây là một số loại nước phổ biến mà bạn có thể sử dụng để lượng máu kinh ra đều và nhiều hơn:
Uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều là vấn đề được chị em quan tâm
3.1. Nước lọc
Uống đủ nước giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa dưỡng chất và đào thải độc tố tốt hơn. Đồng thời, khi cơ thể uống đủ nước, hệ nội tiết sẽ hoạt động trơn tru hơn, giúp lượng kinh nguyệt được điều hòa tốt và ra lượng máu kinh cân bằng hơn.
3.2. Nước ép đu đủ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho hay, đu đủ giúp thúc đẩy tử cung co bóp và hỗ trợ quá trình điều hòa kinh nguyệt ổn định hơn. Carotene ở trong đu đủ sẽ kích thích hormone estrogen được sản sinh nhiều hơn. Điều này rất tốt cho chu kỳ hành kinh của chị em phụ nữ. Bạn hoàn toàn có thể ép đu đủ để lấy nước uống, thúc đẩy máu kinh tốt hơn trong kinh nguyệt của mình.
3.3. Nước gừng
Một trong những loại nước phổ biến được nhắc đến trong danh sách uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều chính là nước gừng. Loại củ này có chứa những hợp chất có khả năng làm tăng nhiệt độ cơ thể và thúc đẩy kỳ kinh ở chị em phụ nữ.
Nước gừng có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bao gồm cả kinh nguyệt của chị em
Không chỉ có công dụng thúc đẩy lượng máu kinh ra nhiều, nước gừng còn giúp giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh và hạn chế viêm nhiễm khi hành kinh. Bạn có thể nghiền nhuyễn gừng hòa chung với nước ấm rồi cho thêm 1 thìa mật ong để dễ uống hơn.
3.4. Nước ép cần tây
Đây là một loại rau rất tốt đối với sức khỏe. Trong cần tây có chứa nhiều dưỡng chất có lợi như vitamin C, vitamin K, folate và cả kali. Uống nước ép cần tây trong kỳ kinh sẽ giúp lượng máu được điều hòa tốt hơn, ra nhiều hơn. Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong loại rau xanh này cũng sẽ giúp chống viêm, làm giảm tình trạng đau nhức, khó chịu khi hành kinh.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống nước ép cần tây vào buổi sáng, trước bữa sáng khoảng 30 phút.
3.5. Nước ép dứa
Có thể nói nước ép dứa không chỉ có công dụng giải khát mà còn rất hữu ích cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Trong dứa có chứa enzyme bromelain, có khả năng làm bong lớp niêm mạc tử cung, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt. Các hoạt chất có trong dứa cũng thúc đẩy sản sinh tế bào hồng - bạch cầu, kích thích quá trình lưu thông máu.
Vì vậy, nếu chị em đang gặp tình trạng máu kinh ra ít thì nên uống nước ép dứa trong những ngày này.
3.6. Nước ép lựu
Lựu là loại trái cây có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, giàu chất xơ, các loại vitamin, khoáng chất và cả flavonoid. Không những thế, hàm lượng phytoestrogen có trong loại quả này còn giúp cân bằng nội tiết tố, hạn chế tình trạng đau bụng kinh và cải thiện chu kỳ kinh nguyệt. Uống nước ép lựu trong kỳ kinh sẽ giúp cơ thể sản sinh nhiều estrogen, hỗ trợ thúc đẩy máu kinh ra đều và nhiều hơn.
Nước ép lựu dễ uống, rất tốt cho chu kỳ hành kinh
3.7. Một số loại nước khác
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số loại nước khác có công dụng tương tự như:
- Nước ép ngò tây.
- Nước nghệ.
- Nước nha đam.
- Nước ép thì là.
- Giấm táo,…
4. Các biện pháp khác giúp cải thiện vấn đề kinh nguyệt của chị em phụ nữ
Bên cạnh việc tìm hiểu uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều, chị em cũng cần lưu ý thêm nhiều vấn đề khác trong sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe của mình, cụ thể:
- Xây dựng chế ăn uống phù hợp, hạn chế các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nói không với trà đặc, cà phê và những món ăn quá nhiều gia vị.
- Tập thể dục thường xuyên, vừa sức.
- Bổ sung thêm các loại dưỡng chất như vitamin, khoáng chất và sắt để phòng tình trạng thiếu máu.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và nhẹ nhàng để phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm. Lựa chọn loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng dịu nhẹ, không dùng xà phòng hoặc sữa tắm, để rửa không thụt rửa sâu.
- Trong kỳ kinh nguyệt, bạn nên thay băng vệ sinh ít nhất 3 đến 4 tiếng/lần, không nên mang quần quá chật, không tắm quá lâu.
- Cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, tránh căng thẳng để không làm ức chế buồng trứng, hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến nội tiết tố có thể làm kinh nguyệt ra ít hơn.
Xây dựng lối sống lành mạnh giúp bạn cải thiện vấn đề sức khỏe kinh nguyệt
Hy vọng, những thông tin về chủ đề uống nước gì để kinh nguyệt ra nhiều ở trên sẽ có ích cho bạn. Thực tế, chu kỳ hành kinh và lượng máu kinh khi đến kỳ là một trong những yếu tố phản ánh sức khỏe sinh sản mà chị em cần lưu tâm. Vì vậy, ngay khi có những dấu hiệu đáng ngờ, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên hệ hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!