Tin tức
Ung thư thanh quản - Cẩn trọng với những dấu hiệu có thể nhầm sang bệnh khác
- 08/03/2023 | Viêm nắp thanh quản: triệu chứng và cách phòng ngừa
- 11/08/2023 | Các loại ung thư thanh quản và phương pháp phòng ngừa bệnh
- 16/10/2023 | Khó thở thanh quản là bệnh gì, điều trị ra sao?
- 24/10/2023 | Thông tin về bệnh trào ngược họng thanh quản
- 05/01/2024 | Khó thở thanh quản: nguyên nhân và cách điều trị
1. Tìm hiểu về ung thư thanh quản và các giai đoạn
1.1. Tổng quan về ung thư thanh quản
Ung thư thanh quản là bệnh lý ung thư xuất hiện ở đường hô hấp trên, khi biểu mô của thanh quản xuất hiện các khối u ác tính. Ở giai đoạn phát triển, khối u có thể xâm lấn và lan rộng ra xung quanh, thậm chí di căn sang các cơ quan khác.
Ung thư thanh quản là khi biểu mô thanh quản có khối u ác tính
Thực tế, bệnh nhân ung thư thanh quản chiếm khoảng 2% trong số người bệnh ung thư nói chung ở nước ta. Bệnh thường gặp ở nam giới (chiếm đến 90%), trong đó 72% là thuộc độ tuổi từ 50 - 70 và khoảng 12% xuất hiện ở các độ tuổi 40 - 50. Tuy nhiên, hiện nay, bệnh đang có xu hướng trẻ hóa và tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh cũng đang nhiều hơn.
Ung thư thanh quản được chia thành 3 loại, tương ứng với 3 tầng thanh quản, cụ thể:
- Ung thư thượng thanh môn.
- Ung thư thanh môn.
- Ung thư hạ thanh môn.
1.2. Các giai đoạn ung thư thanh quản
- Giai đoạn 0: tế bào ung thư mới xuất hiện ở thanh quản, chưa lây lan sang khu vực khác.
- Giai đoạn 1: khối u bắt đầu hình thành nhưng vẫn đang ở thanh quản, chưa di căn sang cơ quan khác, dây thanh quản vẫn có thể di động bình thường.
- Giai đoạn 2: khối u vẫn tập trung ở vị trí cũ tuy nhiên dây thanh quản không di động được nữa.
- Giai đoạn 3: ở giai đoạn này, khối u lan rộng ra các khu vực xung quanh.
- Giai đoạn 4: khối u đã di căn, hạch lớn lan rộng.
Ung thư thanh quản có 5 giai đoạn phát triển
2. Nguyên nhân gây bệnh
Thực tế, nguyên nhân gây ra ung thư thanh quản vẫn chưa được xác định rõ ràng. Mọi yếu tố khiến tế bào biểu mô thanh quản biến đổi đều có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh. Đó có thể là:
- Thói quen hút thuốc lá, uống đồ uống có cồn thường xuyên.
- Môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với chất phóng xạ, hóa chất độc hại,...
- Một số bệnh lý như viêm thanh quản mạn tính, trào ngược dạ dày, thoát vị thanh quản, u nhú thanh quản,...
3. Đối tượng có nguy cơ cao
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, một số nhóm đối tượng sau đây sẽ có nguy cơ cơ bị ung thư thanh quản, cụ thể:
- Giới tính: Nam giới.
- Độ tuổi: càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ cao hơn, đặc biệt là khoảng trên 55 tuổi.
- Nghề nghiệp: làm việc trong môi trường có chất phóng xạ, niken, acid sunfuric, bụi amiang,...
- Những người hút thuốc lá, uống rượu nhiều.
- Những người có tiền sử mắc ung thư vùng đầu cổ hoặc người thân trong nhà đã mắc bệnh.
- Người bị nhiễm virus HPV,...
Nam giới thường bị ung thư thanh quản nhiều hơn
4. Điểm qua một số triệu chứng ung thư thanh quản
Việc điều trị sớm sẽ giúp tăng tỷ lệ khỏi ung thư thanh quản. Do đó, bạn cần nắm được một số dấu hiệu cảnh báo bệnh lý. Điều này rất quan trọng, đặc biệt là với nhóm đối tượng có nguy cơ cao.
Tùy vào vị trí của khối u mà biểu hiện của bệnh cũng có sự khác biệt, cụ thể:
- Khàn tiếng kéo dài trên 3 tuần.
- Ho liên tục.
- Khó thở: ban đầu, người bệnh có thể chỉ thấy khó thở khi hoạt động mạnh nhưng lâu dần, tình trạng khó thở diễn ra nhiều hơn và trầm trọng hơn.
- Khó nuốt: Sau khi người bệnh bị khó thở và khàn tiếng thì sẽ bị khó nuốt. Đây là dấu hiệu khối u đã lan rộng, một số người bệnh còn thấy bị đau tai, bị đau khi nuốt.
- Sụt cân,...
5. Chẩn đoán và điều trị
5.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán ung thư thanh quản, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh, trao đổi về các biểu hiện mà người bệnh đang gặp phải. Sau đó, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và kiểm tra cổ họng của người bệnh. Tiếp theo, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để có kết quả chính xác hơn:
Siêu âm vùng cổ giúp phát hiện ung thư thanh quản
- Nội soi thanh quản: tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể áp dụng nội soi thanh quản gián tiếp, nội soi thanh quản trực tiếp, nội soi hoạt nghiệm thanh quản,...
- Sinh thiết để chẩn đoán và xác định bản chất khối u.
- Chụp X-quang phổi.
- Chụp CT Scan, MRI có tiêm thuốc.
- Siêu âm vùng cổ,...
5.2. Điều trị
Phương pháp điều trị ung thư thanh quản sẽ tùy thuộc vào giai đoạn, đặc điểm, vị trí khối u cũng như thể trạng của người bệnh. Các phương pháp điều trị chính sẽ là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Khi được chẩn đoán ở giai đoạn sớm thì người bệnh có thể được điều trị bằng xạ trị hoặc phẫu thuật. Ở các giai đoạn sau thì bác sĩ có thể kết hợp cả 3 phương pháp để tăng hiệu quả điều trị.
6. Địa chỉ thăm khám ung thư thanh quản uy tín
Để đảm bảo kết quả khám chính xác, từ đó giúp việc điều trị hiệu quả hơn, người bệnh nên chọn đơn vị y tế uy tín, có cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ chất lượng như Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế đã có gần 30 năm hoạt động với những ưu điểm nổi bật như:
Hệ thống Y tế MEDLATEC là đơn vị y tế được khách hàng đánh giá cao
- Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm.
- Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP (Hoa Kỳ).
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiến tiến, đồng bộ như siêu âm, X-quang, nội soi, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Đức, Thụy Sĩ,...
Trên đây là các thông tin tổng quan về bệnh lý ung thư thanh quản. Đây là căn bệnh ác tính nên việc thăm khám từ sớm để điều trị là rất cần thiết. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!