Tin tức
Ung thư thận có thể điều trị bằng phương pháp nào và cách phòng bệnh
- 17/06/2024 | Nguyên nhân dẫn đến suy thận là gì? Điều trị suy thận như thế nào?
- 17/06/2024 | Cách điều trị suy thận tại nhà: Bí quyết phục hồi thận hiệu quả
- 17/06/2024 | Uống gì tốt cho thận? 5 loại thức uống tốt cho thận dễ làm tại nhà
- 21/06/2024 | Hội chứng thận hư và những thông tin cần biết
- 04/07/2024 | CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH U TUYẾN THƯỢNG THẬN
1. Ung thư thận là bệnh gì?
1.1. Khái quát bệnh lý
Ung thư thận được hiểu là tình trạng tăng sinh quá mức của tế bào ác tính, dẫn đến sự hình thành của khối u trong thận. Tuy không phải mọi khối u đều là u ác tính nhưng người bệnh vẫn cần thận trọng theo dõi và đi thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.
Ung thư thận thường gặp ở người trên 60 tuổi
Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải bệnh lý này là người trên 60 tuổi. Tỷ lệ mắc ung thư thận ở nam giới thường cao hơn nữ giới.
1.2. Các giai đoạn tiến triển
Ung thư thận có xu hướng tiến triển theo 4 giai đoạn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1: Khối u chưa phát triển ra bên ngoài mà vẫn tập trung trong thận. Người bệnh lúc này chưa xuất hiện triệu chứng rõ rệt.
- Giai đoạn 2: Khối u vẫn trong thận nhưng đang lớn dần. Người bệnh đã bắt đầu xuất hiện triệu chứng.
- Giai đoạn 3: Các khu vực lân cận bị khối u xâm lấn.
- Giai đoạn 4: Khối u di căn đến nhiều hệ cơ quan khác, khiến cơ thể người bệnh bị suy kiệt.
2. Yếu tố làm tăng nguy cơ
Cho đến nay vẫn chưa thể xác định một cách chính xác nguyên nhân cụ thể dẫn đến sự hình thành của khối u ác tính trong thận. Tuy nhiên, tình trạng thừa cân, huyết áp tăng, phải tiếp xúc với hóa chất thường xuyên và lạm dụng thuốc lá có thể là các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư thận.
3. Triệu chứng ở người mắc ung thư thận
Thường thì từ giai đoạn 2, người bệnh mới bắt đầu biểu hiện triệu chứng như:
Người mắc ung thư thận hay bị đau tại vùng thắt lưng
- Đi tiểu ra máu.
- Xuất hiện cảm giác đau tại vùng thắt lưng.
- Sờ thấy khối u tại vùng bụng.
- Cơ thể mệt mỏi, kém tập trung.
- Thiếu máu.
- Cân nặng bỗng nhiên sụt giảm.
- Cơ thể lên cơn sốt.
4. Ung thư thận có chữa khỏi được không?
Hiệu quả điều trị ung thư thận tùy thuộc theo giai đoạn cụ thể. Theo đó nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn 1, tỷ lệ điều trị thành công, người bệnh sống thêm 5 năm hoàn toàn có thể đạt trên 80%.
Nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, tỷ lệ điều trị thành công là khá cao
Đến giai đoạn 2, khối u vẫn khu trú trong thận nhưng kích thước đã lớn dần. Tỷ lệ sống thêm 5 năm sau điều trị lúc này của người bệnh thường đạt trên 70%.
Khi bệnh lý tiến triển sang giai đoạn 3, tế bào ung thư đã xâm lấn đến cơ quan lân cận. Tuy nhiên, tỷ lệ sống người bệnh thêm 5 năm sau khi điều trị vẫn có thể đặt trên 50%.
Trường hợp người bệnh phát hiện muộn, tỷ lệ sống thêm 5 năm thường không vượt quá 10%. Ở giai đoạn cuối, bác sĩ sẽ chủ yếu tập trung vào các phương pháp làm giảm triệu chứng, kìm hãm tốc độ di căn của khối u.
5. Các phương pháp chẩn đoán
Bên cạnh thăm hỏi triệu chứng, điều tra tiền sử bệnh lý của bản thân và gia đình người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một vài xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cận lâm sàng khác như:
- Siêu âm: Giúp bác sĩ phát hiện khối u nhỏ chưa biểu hiện lâm sàng. Thông qua quá trình siêu âm, bác sĩ cũng có thể phần nào xác định kích thước, vị trí và mức độ xâm lấn của khối u.
- Chụp X-quang: Hình ảnh từ phim chụp X-quang cho phép bác sĩ quan sát tổng thể thận, cơ quan lân cận, tình trạng hình thành sỏi thận hoặc các tổn thương khác tại đường tiết niệu. Mặt khác, kỹ thuật phân tích này còn hỗ trợ bác sĩ kiểm tra chức năng đường tiết niệu, tình trạng chèn ép của khối u lên thận hoặc cơ quan lân cận.
- Chụp CT hoặc MRI: Bác sĩ sẽ dựa vào hình ảnh chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ MRI để xác định chính xác kích thước, mức độ xâm lấn hay di căn của khối u, tình trạng tổn thương của đường tiết niệu.
- Sinh thiết khối u: Thường được chỉ định khi kết quả chẩn đoán hình ảnh không rõ ràng, bệnh nhân xuất hiện khối u nhỏ chưa thể phẫu thuật nhưng cần theo dõi. Ngoài ra, nếu phải điều trị loại bỏ khối u bằng sóng vô tuyến, biện pháp áp lạnh, bệnh nhân cũng cần phải làm sinh thiết.
Chụp CT hoặc cộng hưởng từ MRI giúp bác sĩ xác định mức độ xâm lấn, di căn
6. Phương pháp điều trị cho người bị mắc ung thư thận
6.1. Điều trị ngoại khoa
Tùy thuộc theo tình trạng khối u, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị ngoại khoa phù hợp. Chẳng hạn như:
- Phẫu thuật cắt thận triệt căn: Thường áp dụng khi bệnh tiến triển sang giai đoạn IIIA. Với kỹ thuật này, bác sĩ sẽ cắt bỏ phần thận cùng hệ thống hạch, tuyến thượng thận, phần mỡ xung quanh thận,... Trong một số trường hợp, bác sĩ chỉ loại bỏ tuyến thượng thận (nếu khối u phát triển qua phần vỏ lên trên).
- Phẫu thuật cắt thận bán phần: Chỉ định trong trường hợp khối u có kích thước dưới 4cm, nằm ở vị trí cách xa phần cuống thận, đồng thời khối u được xác định giới hạn tại một bên của nhu mô thận.
- Phẫu thuật cắt thận đơn thuần: Thường được chỉ định bệnh đã tiến triển sang giai đoạn muộn, cần loại bỏ khối u cùng các phần cơ quan bị hoại tử. Người bệnh bị đi ngoài ra máu dài ngày cũng có thể được chỉ định phẫu thuật cắt thận đơn thuần.
Phẫu thuật cắt thận triệt để áp dụng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn IIIA
6.2. Hóa trị
Bên cạnh điều trị ngoại khoa, người bệnh đôi khi còn được chỉ định hóa trị. Trong đó, Vinblastine, Zalcitabine, Fluorouracil là một số loại hóa chất có thể sử dụng trong điều trị ung thư thận.
6.3. Xạ trị
Xạ trị thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật tùy tình trạng bệnh, phác đồ điều trị. Cụ thể:
- Xạ trị trước phẫu thuật: Mục đích chính là giảm tình trạng chảy máu.
- Xạ trị sau phẫu thuật: Nhằm loại bỏ nốt tế bào ung thư chưa bị tiêu diệt.
6.4. Một số phương pháp điều trị khác
Ngoài 3 phương pháp kể trên, người bị ung thư thận cũng có thể được chỉ điều trị thông qua các phương pháp khác như:
- Điều trị miễn dịch: Sử dụng một số loại thuốc cải thiện khả năng miễn dịch tự nhiên, giúp cơ thể chống chọi lại tế bào gây bệnh.
- Điều trị đích: Giúp người bệnh kéo dài sự, giảm bớt triệu chứng thông qua việc sử dụng một vài loại thuốc.
- Điều trị bằng tần số vô tuyến RFA: Sử dụng kim chọc chuyên dụng tác động vào khối u, giúp tiêu diệt tế bào gây bệnh bằng sóng cao tần cực mạnh.
- Làm gián đoạn động mạch thận: Áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không thể đáp ứng yêu cầu phẫu thuật, làm gián đoạn nguồn dinh dưỡng cung cấp cho khối u.
7. Làm thế nào để phòng ngừa ung thư thận?
Từ nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể làm giảm yếu tố nguy cơ, tăng cường khả năng miễn dịch thông qua việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn tiếp xúc với hóa chất gây hại.
Ngoài ra, bạn cũng nên tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt khi nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng giống với người bị ung thư thận, bạn hãy chủ động thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín và chuyên khoa Ung bướu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế bạn có thể lựa chọn.
Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi vào hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!