Tin tức
Tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị bệnh cúm cha mẹ nên bỏ túi
- 26/04/2021 |Góc tìm hiểu: Tại sao cần tiêm nhắc lại vắc xin cúm hàng năm?
- 06/05/2021 |Giải đáp: Tại sao cúm dễ lây, cách phòng ngừa và điều trị thế nào?
- 07/05/2021 |Hướng dẫn cách chăm sóc người bị cúm A phòng tránh lây nhiễm
1. Hiểu về bệnh cúm ở trẻ
1.1. Cúm là bệnh như thế nào, vì sao nguy hiểm với trẻ
Cúmlà bệnh truyền nhiễm theo đường hô hấp, dễ gây thành dịch. Tùy từng loại virus gây bệnh và mức độ lây lan của chúng mà chia thành: cúm A, cúm B và cúm C.
Hầu hết các trường hợp nhiễm cúm đều lành tính, chỉ những ca biến chứng nặng mới gây nguy hại cho sức khỏe. Đối với trẻ dưới 5 tuổi, nhất là dưới 2 tuổi, cúm dễ xảy ra và gây nên nhiều vấn đề sức khỏe trầm trọng. Cúm dễ xảy ra ở trẻ em hơn người lớn vì độ tuổi này sức đề kháng còn kém, cơ thể đang phát triển.
Cúm là bệnh lý dễ lây lan qua đường hô hấp
Thường thì sau khoảng 2 ngày sau khi cơ thể tiếp xúc vớivirus cúm, trẻ bắt đầu sốt nhẹ rồi tăng dần nhiệt độ cơ thể, cảm thấy ớn lạnh, họng đau, ho, chảy nước mắt và sổ mũi, ăn kém, mệt mỏi, đôi khi có tiêu chảy. Nhiều trường hợp trẻ bị đau mỏi chân tay, cơ, hốc mắt. Sau khoảng 4 - 7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng sẽ dần biến mất, chỉ có ho và mệt mỏi vẫn kéo dài. Một số trường hợp nặng sẽ có biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm não.
- Viêm phổi.
- Viêm cơ tim.
- Suy hô hấp.
- Suy thận.
- Tiêu vân cơ.
- Viêm cơ.
- Nhiễm trùng huyết.
Trường hợp nặng nhất có thể dẫn tới tử vong ở những trẻ mắc bệnh lý mãn tính về hô hấp, tim, mất quá nhiều muối và nước nên cơ thể suy kiệt.
1.2. Dấu hiệu nào cho thấy trẻ mắcbệnh cúm
Muốnchăm sóc trẻ bị bệnh cúmđúng cách, trước tiên cha mẹ cần nhận diện chính xác bệnh lý này qua các dấu hiệu sau:
- Sốt kèm ớn lạnh.
- Đau đầu.
- Cơ thể và các cơ đau nhức.
- Mệt và yếu.
- Ho nhiều.
- Nghẹt hoặc sổ mũi.
- Họng đau.
- Chóng mặt
- Buồn nôn, nôn nhiều.
- Chán ăn.
- Tiêu chảy.
- Đau tai.
2. Cha mẹ cần lưu tâm khi chăm sóc trẻ bị bệnh cúm
2.1. Trường hợp bình thường và bất bình thường
2.1.1. Bình thường
Những trường hợp trẻsốtcúm bình thường đa phần đều khởi phát bằng việc tăng nhiệt độ đột ngột, đau cơ, họng đau và ho, một số trẻ có hiện tượng buồn nôn và nôn. Nếu trẻ có hệ miễn dịch và sức khỏe tốt, bệnh cúm sẽ nhanh chóng khỏi với việc giảm sốt trong 3 - 4 ngày, giảm ho 1 - 2 tuần.
Những dấu hiệu điển hình của bệnh cúm
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh cúm cha mẹ cũng nên lưu ý đến sức khỏe của mình, nhất là thai phụ và người nhạy cảm đặc biệt với những biến chứng do cúm. Đặc biệt, để giảm thiểu nguy cơ lây bệnh, cha mẹ cần thường xuyên rửa tay, tránh để trẻ ho bắn dịch tiết vào người chăm sóc trẻ.
2.1.2. Bất bình thường
Khichăm sóc trẻ bị bệnh cúmcha mẹ cần lưu tâm tới các dấu hiệu sau để nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, kịp thời xử trí mới tránh được những biến chứng nguy hại:
- Sốt từ 39 độ C trở lên, đã dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng với thuốc.
- Co giật.
- Li bì, ăn kém,mệt mỏi, nôn nhiều.
- Chân tay lạnh ngắt.
- Bỏ bú hoặc bỏ ăn.
- Thở nhanh,khó thở.
2.2. Kỹ năng chăm sóc trẻ bị bệnh cúm
2.2.1. Những phương diện cần theo dõi
Trong quá trình chăm sóc trẻ bị bệnh cúm, cha mẹ cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:
- Dấu hiệu cảnh báo bệnh có chiều hướng trở nặng, dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm: sốt cao dai dẳng, dùng thuốc hạ sốt nhưng không đáp ứng.
- Lưu ý dấu hiệu cảnh báo biến chứng nhiễm trùng huyết đe dọa tính mạng trẻ: đau đớn, ớn lạnh, khó chịu, ra nhiều mồ hôi khiến da ẩm ướt, thở nhanh, mất phương hướng, thở gấp, nhịp tim tăng.
2.2.2. Quá trình chăm sóc trẻ
- Hạ sốt
Nếu trẻ sốt trên từ 38.5 độ C trở lên trước tiên cần nới rộng quần áo của trẻ sau đó chườm ấm ở các vùng bẹn, nách, trán và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp với độ tuổi cũng như cân nặng của trẻ. Thuốc hạ sốt chỉ được phép dùng cách 4 - 6 giờ.
Khi chăm sóc trẻ bị bệnh cúm cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ, nếu sốt cao kéo dài không đáp ứng thuốc hạ sốt cần đến viện ngay
- Vệ sinh cá nhân
Hàng ngày nên dùng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% để nhỏ mắt, mũi cho trẻ và dùng nước muối sinh lý để cho trẻ súc miệng. Khi trẻ bị sổ mũi cần dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi rồi vứt bỏ ngay sau khi sử dụng. Tay trẻ cũng cần được giữ vệ sinh sạch sẽ và hạn chế cho trẻ đưa tay lên mũi, mắt.
- Chế độ dinh dưỡng và bù nước
Nếu trẻ đang bú mẹ, khi trẻ bị cúm mẹ nên tăng cường cho trẻ bú để tiếp thêm nước và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đối với trẻ đã ăn được, khi cha mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt nhưng vẫn cần đảm bảo dinh dưỡng. Các loại rau màu xanh, hoa quả giàu vitamin C cũng nên cho trẻ ăn để giúp sạch đờm và tăng đề kháng.
Bên cạnh đó các bậc cha mẹ cũng cần bồi phụ đủ nước và điện giải cho trẻ, nhất là khi trẻ sốt cao. Cha mẹ nên dùng dung dịch oresol pha theo đúng tỷ lệ khuyến cáo, cho trẻ uống tích cực theo nhu cầu để hạn chế tình trạng mất nước cũng như các biến chứng do rối loạn nước và điện giải gây ra.
Ngoài ra,chăm sóc trẻ bị bệnh cúmvào mùa lạnh cũng cần chú ý giữ ấm nhưng vẫn đảm bảo quần áo thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. Không nên kiêng tắm, thay vào đó hãy tắm nhanh và thay quần áo hàng ngày cho trẻ trong phòng ấm để tránh nhiễm lạnh. Cúm là bệnh dễ lây nên cha mẹ cũng nên cho trẻ cách ly với các trẻ khác, nếu cần ra ngoài thì hãy đeo khẩu trang cho trẻ.
Chăm sóc trẻ bị bệnh cúm tưởng là dễ nhưng thực tế vẫn có rất nhiều người hiểu sai, kiêng khem không đúng nên dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng và biến chứng. Vì thế chúng tôi hy vọng chia sẻ trên đây sẽ giúp đỡ cha mẹ bớt phần lúng túng nếu chẳng may con bị bệnh lý này.
Trong trường hợp có lúng túng, cần hỗ trợ để chăm sóc trẻ tốt hơn, cha mẹ có thể gọi đến tổng đài1900 56 56 56, chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn lòng chia sẻ cùng cha mẹ những thông tin chính xác và hiệu quả.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!