Tin tức
Túi thừa tá tràng: ca lâm sàng & hình ảnh
- 24/09/2022 |Chuyên gia giải đáp: Túi thừa thực quản có cần cắt bỏ hay không?
- 21/08/2023 |Bệnh viêm túi thừa đại tràng: triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
- 30/03/2024 |Viêm loét dạ dày - tá tràng: nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
Hình ảnhsiêu âmcủa bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hình ảnhchụp MRIcủa bệnh nhi tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Túi thừa tá tràng là gì?
Túi thừa tá tràng là phần nhô ra từ thành tá tràng, chúng có thể là kết quả của sa niêm mạc hoặc sa toàn bộ thành tá tràng. Túi thừa tá tràng có thể xuất hiện ở bất kỳ điểm nào trong tá tràng, hay gặp ở vị trí D2, hiếm hơn ở D3 và D4, ở D1 chiếm tỷ lệ cực kỳ nhỏ.
Túi thừa tá tràng được chia làm 2 dạng như sau:
- Túi thừa tá tràng bẩm sinh: Là tình trạng túi thừa tá tràng tiên phát , với vị trí thường gặp là ở đối diện chỗ mạch máu dẫn vào thành ruột. Thành của nó gồm tất cả các lớp của tá tràng.
- Túi thừa tá tràng mắc phải: Hay còn gọi là hiện tượng túi thừa tá tràng thứ phát, vị trí ở chỗ vào của mạch máu đến thành ruột hoặc ở chỗ ổ loét liền sẹo. Ở chỗ yếu nhất của thành ruột, giống như thoát vị, thành của nó thiếu các lớp cơ.
Người có túi thừa tá tràng thường có triệu chứng gì?
Triệu chứng của túi thừa tá tràng thường nghèo nàn và khó phát hiện ra tình trạng bệnh lý này trước năm 30 tuổi, thường được phát hiện nhiều hơn trong độ tuổi 50-60 tuổi. Bệnh có thể biểu hiện thông qua một số dấu hiệu như:
- Đau bụng
- Buồn nôn, nôn, có thể nôn ra mật
- Chán ăn
- Sụt cân
- Vàng da
- Tiêu chảy
- Táo bón
- Chảy máu và hẹp môn vị
Biến chứng của túi thừa tá tràng là gì?
- Túi thừa tá trường thường không gây triệu chứng. Đôi khi, chúng có thể vỡ (giống như túi thừa đại tràng) và dẫn đến một túi viêm cạnh tá tràng có hoặc không có nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến tất cả các dấu hiệu và triệu chứng của viêm trong ổ bụng bao gồm đau, sốt vàđau bụng.
- Loét
- Chảy máu
- Thủng
- Ung thư hóa
- Biến dạng: Gây hẹp tá tràng, đường mật và ống tụy
- Nếu túi thừa rất gần với bóng Vater, bệnh nhân thường phát triểnsỏi mật, đặc biệt là ở ống mật, và có thể phát triển tất cả các biến chứng của sỏi mật như: Đau bụng mật (cơn đau điển hình do tắc nghẽn ống mật), viêm túi mật, viêm đường mật (viêm ống mật do sự lây lan của vi khuẩn vào ống dẫn từ tá tràng)
Các phương pháp chẩn đoán túi thừa tá tràng
Nội soi
Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng một ống soi mềm quan sát trực tiếp từ thực quản xuống dưới dạ dày và tá tràng. Tại ốngnội soicó gắn đèn phát sáng và camera để quan sát bên trong. Hình ảnh nội soi sẽ được phát trực tiếp trên màn hình để tiện việc quan sát, chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Với thiết bị này, bác sĩ dễ dàng phát hiện ra những tổn thương có kích thước nhỏ chỉ vài mm.
Siêu âm
Siêu âm là phương pháp được phổ biến rộng rãi, an toàn, không đau, không xâm lấn, giá thành rẻ. Tuy nhiên kết quả siêu âm phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm của bác sĩ thực hiện.
Chụp X Quangbarium
Bệnh nhân được hướng dẫn uống một lượng thuốc cản quang sau đó sẽ tiến hành chụp. Trước đây, kỹ thuật này rất phổ biến khi chụp CLVT và MRI chưa xuất hiện nhiều. Ưu điểm của kỹ thuật này là thực hiện nhanh chóng, giá thành rẻ, phổ biến ở hầu hết các cơ sở y tế. Nhược điểm là giá trị chẩn đoán chưa cao do chỉ là hình ảnh 2D, vì sử dụngtia Xnên chống chỉ định với phụ nữ có thai.
Hình ảnh chụp xquang dạ dày- tá tràng có uống thuốc cản quang
Chụp cắt lớp vi tính.
Chụp cắt lớp vi tính (CT) là kỹ thuật kết hợp máy tính và tia X để tạo ra hình ảnh các cơ quan, xương và các mô của cơ thể theo lát cắt ngang. Những hình ảnh này cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn so với hình ảnh Xquang thông thường. Chúng có thể hiển thị các mô mềm, mạch máu và xương ở các bộ phần khác nhau của cơ thể như đầu, vai, xương sống, tim, bụng, ngực, đầu gối,….
Trong bệnh lý túi thừa tá tràng nói riêng và túi thừa ruột non nói chung, CT là phương pháp được ưu tiên sử dụng để thăm khám. Hình ảnh CLVT giúp bác sĩ có cái nhìn chi tiết, đánh giá rõ ràng, chính xác các tổn thương nếu có. Bên cạnh đó, việc sử dụng thuốc cản quang trong quá trìnhchụp CTcũng tăng thêm phần chính xác, giúp nâng cao giá trị chẩn đoán.
Chụp cộng hưởng từ.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) là một kỹ thuật tạo hình cắt lớp sử dụng sóng từ trường và sóng radio. Khi các nguyên tử hydrogen trong cơ thể người dưới tác động của từ trường và sóng radio, hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Quá trình phóng thích này được máy thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tính hiệu thành hình ảnh.
Hình ảnh MRI có độ tương phản cao, sắc nét và rõ ràng, chi tiết, giải phẫu tốt và có khả năng tái tạo 3D mang lại hiệu quả chẩn đoán cho bác sĩ. Trong rất nhiều trường hợp, hiệu quả chẩn đoán của MRI tốt hơn nhiều so với siêu âm, chụp X Quang hay chụp CT.
Bên cạnh đó, MRI không sử dụng tia xạ, rất an toàn, nên được các bác sĩ chuyên môn đánh giá cao trong chỉ định chụp và chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, MRI chưa được phổ biến rộng rãi và giá thành cao hơn so với các phương pháp chẩn đoán khác.
Hình ảnh máy chụp MRI 1.5T tại bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Hệ thống y tế MEDLATEC với nhiều cơ sở trải dài khắp trên cả nước; trang thiết bị hiện đại, tân tiến như máy chụp CLVT 128 dãy, máy chụp MRI 1.5T,…; đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tự tin mang lại cho khách hàng những trải nghiệm tuyệt vời và đáng nhớ nhất.
Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000
-Website: medim.vn.
-Email: Info@medim.vn.
-Địa chỉ cơ sở://www.m88bifa.info/he-thong-medlatec-benh-vien
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!