Tin tức

Triệu chứng ung thư vòm họng và những điều cần làm để cải thiện sức khỏe

Ngày 30/07/2024
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng ung thư vòm họng không quá rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Rất nhiều trường hợp khi phát hiện, bệnh đã ở giai đoạn cuối, rất khó điều trị. Do đó, việc tìm hiểu và nắm bắt được các triệu chứng ngay từ sớm sẽ giúp phát hiện bệnh kịp thời và tăng tính hiệu quả điều trị.

1. Tổng quan về bệnh ung thư vòm họng

Họng có dạng ống, kéo dài từ sau mũi đến thanh quản. Ung thư vòm họng là tình trạng các tế bào ung thư phát triển ở khu vực này, thường gặp là:

  • Ung thư biểu mô không sừng hóa (chiếm đa số).
  • Ung thư biểu mô tế bào gai ở dạng đáy.
  • Ung thư biểu mô tế bào gai sừng hóa.

Cho đến nay, nguyên nhân gây nên bệnh lý này vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao như: bị nhiễm virus EBV hoặc virus HPV, thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, thói quen ăn uống thiếu khoa học, hay sử dụng thuốc lá - rượu bia,... 

Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng

Hút thuốc lá nhiều làm tăng nguy cơ bị ung thư vòm họng

2. Nhận biết triệu chứng ung thư vòm họng theo giai đoạn

Các triệu chứng ung thư vòm họng sẽ được chia ra thành hai giai đoạn bao gồm:

2.1. Giai đoạn đầu

  • Đau đầu: Người bệnh có thể bị đau nửa đầu, đau đầu âm ỉ hoặc đau thành từng cơn nên rất dễ bị nhầm lẫn với trường hợp bệnh mạch máu não hoặc các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. 
  • Ù tai: Khi khối u đã xâm lấn và làm tắc vòi nhĩ thì bệnh nhân sẽ bị ù một bên tai và nghe như có tiếng ve kêu ở bên trong tai. 
  • Ngạt mũi: Thời điểm khởi phát, bệnh nhân sẽ chỉ bị ngạt ở một bên mũi. Càng về sau, tần suất bị ngạt mũi càng tăng cao, bị ngạt cả hai bên và đi kèm với nhiều biểu hiện khác nhau chảy máu cam hay xì ra máu mũi. 
  • Nổi hạch ở cổ: Thường hay xuất hiện hạch ở phần góc hàm, không gây đau. Các cục hạch có kích thước nhỏ và khá chắc. 
  • Thay đổi giọng nói: Khi khối u phát triển ở xung quanh thanh quản, giọng nói của người bệnh sẽ bị thay đổi. 
  • Khó nuốt và bị đau nhức họng: Nếu khối u nằm ở vòm họng sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy đau và khá khó chịu khi nuốt. Bệnh nhân cũng có thể bị nghẹn do đồ ăn còn dính lại ở trong cổ họng. Có nhiều trường hợp ho hoặc khạc ra máu ở trong cổ họng. 

Triệu chứng ung thư vòm họng ban đầu không quá rõ ràng

Triệu chứng ung thư vòm họng ban đầu không quá rõ ràng

2.2. Giai đoạn muộn

Khi bệnh phát triển đến giai đoạn muộn, các triệu chứng ung thư vòm họng sẽ dần rõ ràng hơn vì khối u đã lớn lên. Nếu khối u có dấu hiệu xâm lấn, bệnh nhân có thể xuất hiện những triệu chứng như: 

  • Thính lực suy giảm hoặc không nghe được.
  • Mức độ ù tai nặng hơn.
  • Đau đầu với mức độ nặng, xuất hiện thường xuyên hơn. 
  • Chảy máu cam.
  • Bị ngạt mũi nhiều hơn.
  • Ho ra máu.

Bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn thì việc điều trị thông thường sẽ không còn tác dụng như mong muốn. 

3. Các biện pháp chẩn đoán bệnh lý

Trong quá trình thăm khám, người bệnh cần trao đổi chi tiết những dấu hiệu bất thường mà mình đang gặp phải để bác sĩ có được những chẩn đoán đầu tiên. Sau đó, dựa vào những triệu chứng ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân tiến hành nhiều xét nghiệm khác để đưa ra kết luận chuẩn xác nhất. Quy trình như sau:

Bác sĩ thăm khám tổng quan vùng họng để có đánh giá sơ bộ

Bác sĩ thăm khám tổng quan vùng họng để có đánh giá sơ bộ

  • Thăm khám lâm sàng: Bác sĩ trao đổi thông tin và quan sát tổng quan từ đầu đến vùng cổ để kiểm tra các hạch. Sau đó, bác sĩ sẽ đánh giá các cơ quan ở bên trong miệng bao gồm lưỡi và vòm họng. 
  • Nội soi vùng họng: Các dụng cụ nội soi chuyên dụng sẽ được sử dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vòm họng. Hầu hết các trường hợp có khối u ở vòm họng đều có thể nhìn thấy được thông qua hình ảnh nội soi vào giai đoạn sớm. Việc nội soi vòm họng cũng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng xâm lấn của khối u và những nguy cơ tiềm ẩn khác như vỡ u hoặc chảy máu. 
  • Chẩn đoán bằng hình ảnh: Thông qua phim chụp X-quang, chụp CT hoặc MRI, bác sĩ sẽ xác định được những yếu tố có liên quan đến khối u vòm họng như kích thước, hình dáng và khả năng tác động đến các mô mềm. 

4. Ung thư vòm họng được điều trị như thế nào?

Tương tự như nhiều bệnh ung thư khác, ung thư vòm họng cũng được điều trị chủ yếu bằng phẫu thuật, xạ trịhóa trị.

4.1. Phẫu thuật 

Ở với giai đoạn đầu, phương pháp phẫu thuật sẽ đạt được hiệu quả vì các tế bào ung thư lúc này vẫn chưa di căn. Tuy nhiên, phẫu thuật ở vòm họng cũng có mức độ nguy hiểm cao vì cơ quan này nằm gần nhiều bộ phận quan trọng khác như mắt, tai và hệ thần kinh. 

Phương pháp điều trị được chỉ định tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh

Phương pháp điều trị được chỉ định tùy thuộc vào thể trạng của người bệnh

4.2. Xạ trị

Đây là phương pháp sử dụng những tia năng lượng cao nhằm mục đích phá hủy các tế bào ung thư. Nếu khối u vòm họng có kích thước nhỏ thì xạ trị thông qua hình thức chiếu tia ngoài cần được thực hiện. Với những trường hợp khác, quá trình điều trị có thể kết hợp cả hóa trị lẫn xạ trị. 

Một hình thức xạ trị khác là chiếu tia ở bên trong, được áp dụng với những trường hợp bị tái phát. Liệu pháp này sẽ tiếp cận và tiêu diệt những tế bào ung thư một cách hiệu quả hơn. 

4.3. Hóa trị

Phương pháp này sẽ sử dụng các hóa chất để triệt tiêu các tế bào ung thư ác tính. Thuốc được sử dụng cho việc hóa trị có thể ở dạng viên hoặc tiêm tĩnh mạch. Hóa trị có thể tách riêng hoặc kết hợp với xạ trị tùy từng trường hợp khác nhau. 

5. Các giải pháp cải thiện sức khỏe của bệnh nhân ung thư vòm họng

Trong điều ung thư, yếu tố quan trọng nhất để cải thiện tình trạng là người bệnh cần giữ bình tĩnh, luôn giữ tinh thần lạc quan. Bên cạnh đó, một lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn khoa học cũng sẽ kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư và tăng cường thể trạng cho người bệnh, cụ thể như sau:

Bệnh nhân ung thư vòm họng cần giữ tâm lý thoải mái khi điều trị

Bệnh nhân ung thư vòm họng cần giữ tâm lý thoải mái khi điều trị

  • Bỏ thuốc lá, rượu bia cùng những loại đồ uống có cồn, đồ uống có gas khác. 
  • Không ăn quá mặn, không sử dụng đồ ăn lên men. 
  • Không nên ăn đồ quá nóng hoặc quá lạnh
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng sức đề kháng và nâng cao sức khỏe. 

Hy vọng những thông tin về triệu chứng ung thư vòm họng ở trên sẽ có ích cho bạn. Thực tế, đây là bệnh lý nguy hiểm nên việc đi thăm khám và sàng lọc ung thư định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy có biểu hiện lạ sẽ là giải pháp tốt nhất để phát hiện các tế bào ung thư từ sớm và có phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Một địa chỉ y tế thăm khám uy tín bạn có thể là chọn là Hệ thống Y tế MEDLATEC. Quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để đặt lịch khám và được hỗ trợ 24/7.

Từ khoá: ung thư

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map