Tin tức
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ: Cách nhận biết và ngăn ngừa bệnh
- 26/02/2022 |Ghi nhớ các mẹo tránh rối loạn tiêu hóa ngày tết để áp dụng ngay!
- 27/12/2022 |Rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
- 29/07/2022 |Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và những điều phụ huynh cần biết
- 16/01/2024 |5 cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tại nhà hiệu quả
1. Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là do đâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến:
- Do sức đề kháng vàhệ tiêu hóacủa trẻ còn yếu: Trẻ trong độ tuổi từ 0 đến 6 tuổi có hệ tiêu hóa còn yếu kém. Do đó, trẻ rất dễ bị các loại vi khuẩn, virus, nấm,... tấn công và cuối cùng gây ra nhiều bệnh lý, trong đó, bao gồm bệnh về đường tiêu hóa.
Thuốc kháng sinh có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa
- Thuốc kháng sinh: Loại thuốc này có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, chúng cũng có thể tiêu diệt cả những lợi khuẩn và làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
- Do nguồn nước và đồ ăn không vệ sinh.
- Do một số bệnh lý như viêm tai giữa, viêm mũi họng cấp, viêm phổi hay viêm phế quản,...
- Do chế độ ăn không hợp lý, ăn phải những loại thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, ăn quá nhiều bánh kẹo, xúc xích, lạp xưởng, uống quá nhiều nước ngọt có gas,...
2. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ
2.1. Tiêu chảy
Nếu số lần đi ngoài của bé tăng trên 3 lần trong một ngày và kéo dài trong 2 tuần, kèm theo đó là tình trạng phân lỏng, bỏ ăn, mệt mỏi,.... thì mẹ cần cẩn trọng.
Tiêu chảy ở trẻ có thể là do rối loạn tiêu hóa
Những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cũng rất đa dạng, có thể kể đến như:
- Trẻ đang bú sữa mẹ và mẹ đang bị tiêu chảy hoặc mẹ đang dùng thuốc.
- Trẻ khó hấp thu chất dinh dưỡng có trong sữa.
- Trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.
2.2. Nôn trớ
Đây là triệu chứng rối loạn tiêu hóa rất dễ nhận biết. Đây là hiện tượng các chất thải đường tiêu hóa bị trào ra đường miệng và có thể do:
- Trẻ bú quá no.
- Mẹ cho trẻ bú không đúng cách.
- Các cữ bú quá gần nhau.
- Trẻ chưa quen với loại sữa mới.
Nếu là hiện tượng nôn trớ sinh lý, tình trạng nôn trớ sẽ hết sau khoảng 12 tháng tuổi. Nếu qua thời kỳ này, trẻ vẫn gặp phải hiện tượng này thì rất có thể đây là biểu hiện của các bệnh lý về đường tiêu hóa. Trẻ cần được điều trị càng sớm càng tốt, nếu không có thể gây ra những biến chứng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
2.3. Táo bón
Là hiện tượng từ 2 đến 3 ngày trẻ mới đi ngoài. Bên cạnh đó, phân của trẻ bịtáo bónthường rất khô và cứng, khi đi đại tiện trẻ bị đau, có cảm giác mót đi ngoài nhưng không đi được. Hiện tượng táo bón có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như biếng ăn, quấy khóc thường xuyên, chậm lớn,...
Táo bón cũng là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa
Táo bón ởtrẻ sơ sinhcó thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể kể đến như sau:
- Trẻ không hợp với sữa công thức hoặc sữa không đủ dưỡng chất.
- Trẻ ăn ít chất xơ.
- Trẻ đang bú mẹ và mẹ bị táo bón.
- Yếu tố tâm lý.
- Bên cạnh đó, táo bón còn có thể gặp phải ở những trẻ nứt hậu môn, sinh non,...
3. Phòng ngừa triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ bằng cách nào?
Để phòng ngừa triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ, mẹ cần lưu ý những vấn đề sau:
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học cho trẻ:
Nên cho bé ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của hệ tiêu hóa. Trẻ nhỏ nên bú sữa mẹ đến 1 năm tuổi.Đối với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần lưu ý:
- Hạn chế cho con ăn những thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế mua đồ ăn bên ngoài, nên tự nấu ăn cho trẻ để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ.
- Cho trẻ ăn uống đúng giờ.
- Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, nhất là thời điểm trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Nên cho trẻ ăn những thực phẩm có chứa nhiều chất xơ,,...
- Khuyến khích trẻ uống nhiều nước: Khi được cung cấp đủ nước, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ hoạt động hiệu quả hơn và phòng ngừa rối loạn tiêu hóa hiệu quả.
- Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học:
- Cha mẹ nên nhắc nhở trẻ phải nhai chậm, nhai kỹ để thức ăn có thể dễ dàng hòa trộn cùng với các loại enzyme trong nước bọt. Đây là phương pháp giúp trẻ cảm thấy ngon miệng và tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Không nên cho trẻ vừa ăn vừa đọc sách hoặc xem tivi.
- Cho trẻ tập thể dục mỗi ngày: Việc tập luyện mỗi ngày không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh, dẻo dai hơn mà còn giúp trẻ ăn uống ngon miệng hơn, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý, trẻ cần nghỉ ngơi hoặc chỉ vận động nhẹ nhàng sau ăn. Không nên tập thể dục khi trẻ vừa ăn no, để tránh gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa.
Cha mẹ cũng cần lưu ý không nên gây quá nhiều áp lực cho trẻ để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của trẻ và khiến trẻ cảm thấy không ngon miệng. Cha mẹ hãy cố gắng tạo ra sự thoải mái và hào hứng cho mỗi bữa ăn của trẻ.
Trên đây là một số gợi ý về cách nhận biết và phòng ngừa hiệu quả về triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Nếu thấy trẻ có bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế uy tín. Tuyệt đối không mua thuốc hoặc tự điều trị cho trẻ bằng những kinh nghiệm dân gian để phòng tránh những hậu quả đáng tiếc.
Các bậc phụ huynh có thể đặt lịch khám cho trẻ tại Chuyên khoa Nhi củaHệ thống Y tế MEDLATECthông qua tổng đài1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!