Tin tức
Trẻ uống sữa có gây sâu răng không? làm sao để phòng ngừa?
- 08/05/2023 |Trẻ béo phì có thể ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
- 08/05/2023 |Trẻ 6 tháng ăn được gì? Mẹ cần lưu ý những gì?
- 08/05/2023 |Trẻ sơ sinh bị ọc sữa: Nguyên nhân và cách xử trí phù hợp
1. Cơ chế gây ra hiện tượng sâu răng
Các mảng bám răng tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại, chúng tiết ra các chất axit trong quá trình sinh trưởng và đây chính là nguyên nhân gây rasâu răng. Mảng bám răng thực chất là một lớp mỏng chứavi khuẩn, mucin, tế bào biểu mô chết và vụn thức ăn còn sót lại.
Khi mảng bám trên răng không được loại bỏ, theo thời gian nó sẽ bị vôi hóa và cứng hơn, bám rất chắc và được gọi làcao răng. Lớp cao răng này khó có thể làm sạch dù đánh răng thường xuyên, và chỉ có thể được loại bỏ khi phải sử dụng đến dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa mới có thể làm sạch chúng.
Trong đó, Streptococcus mutans là một trong các loại vi khuẩn gây ra sâu răng bằng cách sản xuất axit lactic, một loại axit mạnh có thể tấn công men răng và dẫn đến sự phân hủy men răng. Ngoài ra, có nhiều chủng vi khuẩn khác cũng gây ra sâu răng, tuy nhiên một số chủng mạnh hơn và gây hại nhiều hơn các chủng khác.
Nếu không được vệ sinh kỹ trẻ sẽ rất dễ bị sâu răng
2. Thực tế trẻ uống sữa có gây sâu răng không?
Uống sữa chưa hẳn là nguyên nhân chính gây sâu răng cho trẻ. Thực tế, sữa chứa những thành phần dưỡng chất rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ, đặc biệt là với răng. Canxi và photpho trong sữa giúp giữ cho men răng mạnh khỏe và đề kháng với các tác động của axit.
Sai lầm trong việc chăm sóc răng miệng cho trẻ mới là nguyên nhân chính khiến trẻ bị sâu răng, phổ biến nhất là:
Trẻ dùng bữa trước khi ngủ
Một ngụm sữa trước khi ngủ cũng có thể tăng lượng đường trong khoang miệng, tăng điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây tổn thương cho răng của trẻ. Nếu trẻ thường thức dậy vì đói vào ban đêm, bố mẹ có thể cho trẻ ăn nhẹ hoặc bú sữa nhưng sau đó hãy nhẹ nhàng làm sạch khoang miệng cho con bằng gạc, vải mềm hoặc bàn chải nếu bé đã mọc răng.
Cho trẻ tự đánh răng một mình
Việc để trẻ tự đánh răng là không khuyến khích, đặc biệt là đối với trẻ em dưới 8 tuổi vì hầu hết trẻ không có đủ kỹ năng để làm sạch răng một cách hiệu quả. Việc này không hẳn do trẻ lười biếng, bướng bỉnh không chịu đánh răng, mà do các bé còn nhỏ vẫn chưa thể tự mình làm sạch răng một cách tốt nhất.
Trẻ uống sữa có gây sâu răng không còn tùy thuộc vào việc trẻ có đánh răng đúng cách hay chưa. Vì vậy, cha mẹ cần giám sát và hỗ trợ trẻ từ khi các con bắt đầu tập đánh răng cho đến khi biết cách chải răng một cách kỹ lưỡng.
Không sử dụng kem đánh răng
Việc sử dụng kem đánh răng chứa flour cho trẻ em dưới 2 tuổi đã được Hiệp hội nha khoa Mỹ khuyến cáo đặc biệt. Với trẻ dưới 3 tuổi, chỉ cần sử dụng một lượng kem đánh răng nhỏ tương ứng một hạt gạo. Còn trẻ từ 3 - 6 tuổi, lượng kem được khuyến cáo sẽ chỉ bằng khoảng một hạt đậu.
Bố mẹ nên cùng con đánh răng vào mỗi tối trước khi ngủ
Tác động của nước ngọt có gas
Bố mẹ thường chỉ băn khoăn với việc trẻ uống sữa có gây sâu răng không mà quên mất các tác nhân khác. Đặc biệt là các loại nước ngọt có gas, một trong những tác nhân phổ biến làm hại răng trẻ. Axit trong nước ngọt có thể "ăn mòn" răng suốt cả ngày nếu con uống nhiều.
Hạn chế để trẻ ăn các món nhiều đường
Trẻ bị sâu răng mà không được chăm sóc
Sâu răng ở trẻ em không thể chữa khỏi dễ dàng như một số phụ huynh vẫn tưởng. Việc chăm sóc răng miệng cho trẻ từ nhỏ là rất quan trọng để giúp cho quá trình phát triển răng của trẻ được thuận lợi hơn.
Hậu quả của nó có thể kéo dài suốt cuộc đời trẻ, nếu không được chữa trị có thể khiến trẻ gặp trở ngại trong việc nói chuyện, ngủ không đủ giấc do đau răng, tự ti về thẩm mỹ răng miệng.
Trẻ không được thăm khám răng đều đặn
Việc đưa con đi khám răng quá muộn có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho trẻ. Theo khuyến cáo, các bé nên được đưa đi khám răng lần đầu khi mới thôi nôi hoặc khi mọc chiếc răng sữa đầu tiên và tiếp tục khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử lý sớm các vấn đề sức khỏe răng miệng.
Trong những năm đầu đời trẻ rất dễ gặp các vấn đề về sức khỏe răng miệng
3. Cách phòng ngừa bệnh lý răng miệng ở trẻ em
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng của trẻ, bậc phụ huynh cần chú ý đến chế độ ăn uống, chăm sóc răng cho bé. Cụ thể như sau:
Chú ý vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ thuở lọt lòng để loại bỏ vi khuẩn gây hại cho răng miệng của bé. Ví dụ: lau nướu cho trẻ sau khi bú, rơ lưỡi,...
Giới hạn cho bé sử dụng thực phẩm có nhiều đường, thức ăn dễ dính răng.
Cần đảm bảo bé được vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi lần dùng bữa.
Cho bé tắm nắng thường xuyên để hấp thụvitamin Dtừ ánh sáng mặt trời, hỗ trợ phát triển xương và răng cho trẻ.
Khuyến khích trẻ ăn các loại thực phẩm chứa nhiều canxi và vitamin D bao gồm các loại sữa và chế phẩm, trái cây, hải sản,...
Rèn luyện cho trẻ thói quen đánh răng đúng cách, ít nhất hai lần mỗi ngày với kem đánh răng có chứa fluoride và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch giữa răng.
Trẻ cần được thăm khám định kỳ để làm sạch cao răng và kiểm tra sức khỏe răng miệng để nhận biết dấu hiệu bất thường ngay từ sớm.
Qua một số thông tin trên, mong rằng MEDLATEC đã giúp các phụ huynh giải đáp thắc mắc trẻ uống sữa có gây sâu răng không. Điều quan trọng đó chính là giúp trẻ biết cách chăm sóc răng mỗi ngày và đưa trẻ đi thăm khám nha khoa định kỳ 6 tháng mỗi lần. Các bậc phụ huynh có thể liên lạc với MEDLATEC qua số1900 56 56 56để được giải đáp các thắc mắc liên quan và đặt lịch hẹn cho trẻ thăm khám, chăm sóc răng tạiBệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!