Tin tức
Trẻ tự kỷ có hay cười không? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
- 08/12/2021 |Cùng tìm hiểu những biểu hiện bệnh tự kỷ ở người lớn
- 03/11/2023 |Những hành vi của trẻ tự kỷ và cách hỗ trợ trẻ cha mẹ nên biết
- 13/11/2023 |Đặc điểm của trẻ tự kỷ thông minh và cách phát triển tiềm năng của trẻ
1. Tổng quan về bệnh tự kỷ ở trẻ
Mặc dùtự kỷkhông phải là căn bệnh quá xa lạ nhưng thực tế những năm trở lại đây, tình trạng này mới được quan tâm nhiều tại Việt Nam. Tự kỷ là một bệnh lý liên quan đến rối loạn phát triển thần kinh chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa xác định được nguyên nhân gây bệnh cụ thể.
Tự kỷ là căn bệnh rối loạn phát triển thần kinh chưa xác định được nguyên nhân
Tự kỷ xuất hiện từ những năm tháng đầu đời, trong đó thời điểm khởi phát phổ biến nhất là khi trẻ lên 3 tuổi. Tự kỷ ở trẻ là căn bệnh tiến triển không suy giảm, kéo dài đến khi trẻ trưởng thành hoặc suốt đời.
2. Nguyên nhân và nhóm đối tượng nguy cơ cao
Hiện nay, nguyên nhân chính xác dẫn đến rối loạn phát triển thần kinh ở trẻ còn là ẩn số. Tuy nhiên, việc tìm hiểu những yếu tố liên quan đến sự hình thành bệnh giúp ba mẹ có biện pháp hữu hiệu để phòng tránh cho con.
Nguyên nhân
Các yếu tố được xem là có liên quan đến sự hình thành căn bệnh tự kỷ ở trẻ là:
- Rối loạn gen: Tuy chưa xác định chính xác gen chi phối gây tự kỷ nhưng bệnh thường đi kèm với một số rối loạn như hội chứng William, NST X dễ gãy,… Ngoài ra, bệnh ít nhiều cũng bị tác động bởi yếu tố di truyền.
- Môi trường: Trong quá trình mang thai, mẹ bị stress kéo dài, dùng thuốc an thần hay một số loại thuốc khác mà không có hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa hoặc sống trong môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại, thuốc trừ sâu.
- Thiếu hormone Thyroxine: Trong 2 - 3 tháng đầu của chu kỳ mang thai, mẹ bầu bị thiếu hormone Thyroxin sẽ làm tăng nguy cơ trẻ sinh ra bị tử kỷ.
- Tổn thương não: Trẻ sinh non trước 37 tuần hoặc bị các vấn đề như nhiễm trùng thần kinh, chấn thương não, chảy máu não, ngạt hoặc thiếu oxy lúc sinh,… cũng có thể dẫn đến bệnh tự kỷ.
Một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng có thể làm tăng nguy cơ trẻ mắc bệnh tự kỷ
Nhóm đối tượng nguy cơ cao bị tử kỷ
Trẻ thuộc một trong những nhóm sau sẽ được xếp vào đối tượng nguy cơ cao bị tự kỷ mà ba mẹ cần lưu ý là:
- Trẻ sinh ra và lớn lên trong môi trường thiếu tình thương của ba, mẹ, gia đình rạn nứt, ít có sự quan tâm và dạy dỗ con cái.
- Trẻ xem ti vi, điện thoại hoặc các thiết bị thông minh quá nhiều, liên tục, tiếp xúc với những vấn đề tiêu cực trên mạng xã hội quá sớm.
- Trẻ “hướng nội”, ít có sự tương tác với bạn bè, sống thu mình với những người xung quanh.
3. tự kỷ có hay cười không? Dấu hiệu nhận biết bệnh tự kỷ ở trẻ
Vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm làtrẻ tự kỷcó hay cười không? Những biểu hiện khi trẻ bị tự kỷ như thế nào?
tự kỷ có hay cười không?
Đặc trưng khi trẻ bị bệnh tự kỷ là khiếm khuyết về khả năng giao tiếp, trẻ không nhận thức được những kỹ năng cơ bản như nói chuyện, kết bạn. Đối với một đứa trẻ bình thường, nụ cười hồn nhiên, ngây thơ là cách con biểu đạt niềm vui, sự hạnh phúc.
Xét về yếu tố hành vi, nụ cười liên quan đến biểu đạt trên gương mặt và hướng nhìn. Tuy nhiên, với những trẻ bị tự kỷ, cả 2 yếu tố trên đều bị khiếm khuyết. Vì vậy, thực tế, những đứa trẻ mắc bệnh tự kỷ rất ít khi cười. Những trường hợp trẻ tự kỷ cười không phù hợp với tình huống hoặc không thể lý giải được. Cũng có những trường hợp trẻ cười không phải vì bất kỳ lý do nào.
Trẻ bị tự kỷ thường cười trong những trường hợp không xác định được lý do
Những dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ
Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà biểu hiện khi trẻ bị tự kỷ sẽ khác nhau. Một số triệu chứng giúp ba, mẹ có thể nhận biết trẻ bị tự kỷ dễ dàng là:
- Trẻ dưới 12 tháng tuổi chậm nói hoặc chỉ mới bập bẹ, không biết thực hiện các cử chỉ khi giao tiếp hoặc có những hành động không phù hợp.
- Trẻ thường thu mình, ít có nhu cầu giao tiếp, tương tác với những người xung quanh, không nghe lời người khác mà chủ yếu làm theo bản năng hoặc những gì mình thích.
- Trẻ chậm nói hoặc nói ngọng, nói không rõ hay phát âm vô nghĩa. Khi có nhu cầu làm việc gì đó như đi vệ sinh, đói, muốn chơi,… trẻ thường nhại lại lời nói của người khác.
- Thường có biểu hiện đi lòng vòng, kiễng chân, xoay người, nghiêng đầu,…
- Một số hành động trẻ lặp đi lặp lại nhiều lần như chỉ thích mặc một kiểu quần áo, nằm một vị trí hay ngồi đúng một chỗ, sắp xếp đồ chơi theo đúng một trình tự,…
- Trẻ thường chỉ thích chơi một vài trò, chú ý đồ vật nhiều hơn là quan tâm đến những người xung quanh.
- Một số trẻ có biểu hiện rối loạn cảm giác như nhạy cảm với tiếng động lớn, sợ bóng tối hoặc ánh sáng, các hành động như cắt móng, cắt tóc,… cũng có thể làm bé sợ hãi.
- Hầu hết bé bị tự kỷ có xu hướng không muốn đụng chạm vào người khác.
Với câu trả lời cho thắc mắc “Trẻ tự kỷ có hay cười không?” ở trên và một số thông tin liên quan, hy vọng đã mang đến các bậc phụ huynh kiến thức hữu ích. Để tránh những ảnh hưởng của bệnh đến trẻ và gia đình, ba, mẹ cần quan tâm con nhiều hơn và đồng hành cùng con trong quá trình phát triển.
Tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ tự kỷ
Nếu bé có các triệu chứng nghi ngờ tự kỷ, ba mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời. Đối với căn bệnh này, mặc dù chưa có thuốc chữa nhưng những can thiệp y khoa hiện nay có thể giúp con phát triển tốt hơn và hòa nhập với cộng đồng.
Nếu ba mẹ có những vấn đề thắc mắc cần được hỗ trợ liên quan đến bệnh tự kỷ có thể liên hệ tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATECđể được các chuyên gia tư vấn và nhận được câu trả lời tốt nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!