Tin tức
Trẻ sơ sinh bị nấc - Biểu hiện bình thường nhưng vẫn cần theo dõi
- 30/01/2024 |Trẻ sơ sinh đánh hơi nhiều nhưng không đi ngoài có bất thường không?
- 30/01/2024 |Trẻ sơ sinh 8 ngày không đi ngoài - Mẹ cần làm gì?
- 28/02/2024 |Trẻ sơ sinh ị són nhiều lần trong ngày: nguyên nhân và cách xử trí
- 28/02/2024 |Mục đích của xét nghiệm bất dung nạp lactose ở trẻ sơ sinh
- 29/02/2024 |Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh: mức độ nguy hiểm, triệu chứng nhận biết và cách xử trí
1. Vì sao trẻ sơ sinh lại hay bị nấc?
Cơn nấc ở trẻ nhỏ chủ yếu xuất hiện khi cơ hoành gặp phải kích thích một cách đột ngột, nắp âm thanh đóng lại bất ngờ. Tình trạng này hay xảy ra ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Ngoài ra, hiện tượng nấc còn có thể đến từ những nguyên nhân khác như:
- Trẻ bú quá nhiều, bú bình không đúng cách: Không khí từ bình bú tràn vào dạ dày, từ đó tạo kích thích khiến cơ hoành bị co thắt làm trẻ bị nấc.
- Do tình trạng trào ngược dạ dày: Lượng axit từ dạ dày đi ngược lên thực quản cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ra cơn nấc ởtrẻ sơ sinh. Bởi lúc này, hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, dễ bị kích thích.
- Nhiệt độ thay đổi đột ngột: Nhiệt độ môi trường thay đổi bất ngờ, không khí chuyển lạnh dẫn đến khí lạnh xâm nhập vào phổi của trẻ cũng được xem như tác nhân khiến trẻ dễ bị nấc thành tiếng.
Trẻ sơ sinh bú bình không đúng cách dễ bị nấc
2. Trẻ sơ sinh bị nấc có gặp nguy hiểm không?
Nấc hay nấc cụt ở trẻ sơ sinh thường chỉ xuất hiện một cách chớp nhoáng. Nếu không phải biểu hiện của bệnh lý nào đó, cơn nấc sẽ biến mất khá nhanh. Tuy vậy, bạn cũng nên chú ý đến tần suất, thời gian của từng cơn nấc.
Nếu cơn nấc kéo dài, gần như ngày nào cũng xuất hiện khiến trẻ nôn trớ, bạn nên cân nhắc cho trẻ đi khám. Vì khi các cơn nấc diễn ra với tần suất thường xuyên, hệ hô hấp của trẻ dễ bị ảnh hưởng, gây hiện tượng quấy khóc, khó cho ăn.
Các cơn nấc khiến trẻ bị nôn trớ, quấy khóc
3. Cách chữa trị nấc ở trẻ sơ sinh
Trong phần lớn các trường hợp, cơn nấc xuất hiện ở trẻ sơ sinh là hiện tượng sinh lý bình thường. Sau đây là một số biện pháp đơn giản giúp chữa nấc hay nấc cụt ở trẻ sơ nói chung mà ba mẹ có thể tham khảo:
- Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu: Trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ, bạn nên cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, không nhất thiết phải dùng thêm sữa ngoài. Như vậy, hiện tượng nấc ở trẻ bú bình sẽ được hạn chế phần nào. Trường hợp trẻ đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn hãy cho trẻ uống nước một cách từ từ, nhằm hạn chế tình trạng bị sặc nước, có thể gây nấc.
- Thay đổi tư thế bú cho trẻ: Trường hợp trẻ đã bú bình, bạn hãy cho trẻ bú đúng cách, hoặc thay đổi tư thế bú để làm giảm lượng không khí tràn vào dạ dày trẻ.
- Bịt 2 lỗ tai hoặc 2 cánh mũi của trẻ lại: Khi thấy trẻ bị nấc, bạn có thể thử dùng ngón tay bịt nhẹ 2 lỗ tai hay 2 cánh mũi của trẻ lại. Tiếp theo, bạn hãy thả tay, tiến hành thực hiện liên tục 10 đến 15 lần. Tác dụng của việc làm này là giúp giảm cơn co bóp tạicơ hoành, khiến trẻ ngừng cơn nấc.
- Làm cho trẻ khóc: Cơn khóc được cho là phương pháp có khả năng làm dừng cơn nấc ở trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu thấy cơn nấc xuất hiện, bạn có thể cách này.
- Vỗ vào lưng của trẻ: Khi nhận thấy trẻ bị nấc, bạn có thể dùng tay vỗ nhẹ vào lưng của trẻ. Trong quá trình vỗ lưng, bạn nên để cho trẻ nằm thẳng hoặc bế vác. Đây là cách giúp giảm tình trạng trào ngược, giúp trẻ ợ hơi nhanh hơn.
Bạn nên vỗ nhẹ vào lưng trẻ đang bị nấc
Song song việc áp dụng những biện pháp trên, ba mẹ cũng phải lưu ý không thực hiện những điều cấm kỵ dưới đây nếu như trẻ đang bị nấc.
- Kéo lưỡi trẻ: Không ít ba mẹ thường có thói quen kéo lưỡi trẻ khi nhận thấy trẻ bị nấc. Tuy nhiên, việc làm này không thể chấm dứt cơn nấc ở trẻ. Thậm chí nếu thực hiện mạnh tay, bạn sẽ làm trẻ sợ hãi, khiến cơn nấc nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần của trẻ.
- Xóc người trẻ: Nếu nhận thấy trẻ bị nấc, bạn tốt nhất nên để trẻ nằm thẳng hoặc bế vác rồi vỗ nhẹ vào lưng, tuyệt đối không xóc người trẻ. Bởi khi thực hiện động tác xóc người, cơ thể trẻ lại càng rung lắc mạnh khiến cơn nấc khó chấm dứt và gây nguy hiểm cho não bộ của trẻ.
- Trẻ uống nước lạnh: Không nên thực hiện khi trẻ đang bị nấc. Vìhệ tiêu hóacủa trẻ sơ sinh chưa phát triển toàn diện, dễ bị kích ứng. Hơn nữa, nước lạnh có thể khiến cơ thể trẻ bị sốc.
4. Cách phòng ngừa tình trạng nấc ở trẻ sơ sinh
Để hạn chế cơn nấc xuất hiện ở trẻ sơ sinh, bạn có thể áp dụng những biện pháp phòng tránh đơn giản dưới đây:
- Giữ ấm cho cơ thể trẻ: Bạn nên cho trẻ nằm trong phòng thông thoáng, giữ ấm cơ thể trẻ, tuyệt đối không để trẻ bị nhiễm lạnh. Bởi khi nhiệt độ xuống thấp, khí lạnh của xu hướng xâm nhập vào cơ thể trẻ khiến trẻ dễ bị nấc hơn.
- Tắm cho trẻ đúng cách: Khi tắm cho trẻ, bạn hãy tắm trong phòng kín gió, bố trí đèn sưởi (nếu thời tiết lạnh). Đây thực chất vẫn là biện pháp giữ ấm, tránh để nhiệt độ quanh môi trường trẻ tiếp xúc xuống thấp đột ngột.
- Không để trẻ quá đói hoặc bú quá no: Bạn hãy cho trẻ bú đúng cách, không để cho trẻ bị đói hoặc bú quá no. Trường hợp trẻ bú bình, bạn hãy nâng cao đầu của trẻ sau khi bú xong, không để trẻ bú quá nhiều và quá nhanh.
Ba mẹ cần chú ý giữ ấm cho cơ thể trẻ
Nhìn chung, trong quá trình chăm sóc trẻ, bạn phải chú ý đến việc giữ ấm cơ thể, cho trẻ bú đúng cách, hạn chế sự thay đổi nhiệt độ đột ngột quanh môi trường trẻ tiếp xúc.
5. Khi nào trẻ bị nấc cần được đi khám?
Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng từng bị nấc. Tuy nhiên nếu cơn nấc kéo dài, tần suất diễn ra ngày càng dày khiến cơ thể trẻmệt mỏi, kèm biểu hiện nôn trớ và quấy khóc, bạn tốt nhất nên cho trẻ đi khám bác sĩ. Bởi đôi khi cơn nấc kèm theo triệu chứng nêu trên, trẻ có thể đang mắc phải bệnh lý nào đó. Lúc này, bạn không nên tự xử lý tại nhà mà hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.
Nếu cơn nấc ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, bạn cần cho trẻ đi khám
Trẻ sơ sinh bị nấctrong phần lớn các trường hợp đều không phải biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng nếu cơn nấc kéo dài, kèm theo nhiều triệu chứng bất thường khác, bạn không nên chủ quan mà hãy cho trẻ đi khám ngay. Một địa chỉ y tế uy tín ba mẹ có thể lựa chọn là chuyên khoa Nhi thuộcHệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy liên hệ hotline1900 56 56 56củaMEDLATECđể được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!