Tin tức

Trẻ mọc răng có nên uống thuốc không và cách chăm sóc trẻ

Ngày 28/10/2021
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Mọc răng khiến trẻ đau ngứa khó chịu, đôi khi còn kèm theo triệu chứng sốt, biếng ăn, hay quấy khóc khiến cha mẹ lo lắng. Lúc này, nhiều bậc phụ huynh nghĩ đến việc dùng thuốc để trẻ bớt khó chịu. Vậy trẻ mọc răng có nên uống thuốc không và chăm sóc trẻ khi mọc răng thế nào để trẻ dễ chịu hơn mà không cần lạm dụng thuốc?

1. Dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ mọc răng

Thông thường, độ tuổi trẻ bắt đầumọc răng sữalà vào khoảng tháng thứ 6 sau khi sinh. Trẻ sẽ liên tục mọc các răng cho đến khi hoàn thiện hai hàm răng vào khoảng trên 3 tuổi. Tùy từng cơ địa và sự phát triển mà trẻ có thể mọc răng sớm hoặc muộn hơn.

Trẻ thường bắt đầu mọc răng khi 6 tháng tuổi

Trẻ thường bắt đầu mọc răng khi 6 tháng tuổi

Khi mọc răng, trẻ thường gặp nhiều triệu chứng khó chịu khiến trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ ăn và khiến cha mẹ lo lắng như:

1.1. Chảy nước dãi

Trẻ ở độ tuổi mọc răng thường chảy nước dãi nhiều hơn bình thường khiến cằm thường xuyên ẩm ướt. Hãy dùng khăn mềm hoặc giấy khô thấm nước dãi cho trẻ thường xuyên.

1.2. Khó ngủ

Mọc răng gây cảm giác đau ngứa, bứt rứt nên giấc ngủ đêm của trẻ thường bị xáo trộn. Hãy tập thói quen và giờ ngủ cho trẻ, dỗ dành để trẻ dễ đi vào giấc ngủ hơn.

1.3. Sưng nướu và sốt

Khi nhìn vào miệng trẻ đang mọc răng, các chồi nhỏ sẽ xuất hiện và chồi lên dọc theo nướu của trẻ. DÙng ngón tay sạch chạm vào nướu, cha mẹ sẽ thấy răng cứng ở bên dưới.

Mọc răng thường khiến trẻ bị sốt và khó chịu

Mọc răng thường khiến trẻ bị sốt và khó chịu

Ngoài ra, mọc răng cũng thường khiến trẻ sốt nhẹ nhưng thường không sốt quá nặng và kéo dài. Trường hợp sốt cao kèm các triệu chứng nặng khác thì có thể do nguyên nhân khác ngoài mọc răng.

2. Trẻ mọc răng có nên uống thuốc không?

Sốt và đau đớn là những triệu chứng điển hình khiến trẻ khó chịu nhất khimọc răng, vậy có thể dùng thuốc điều trị hai nhóm triệu chứng này không?

2.1. Sử dụng thuốc hạ sốt khitrẻ mọc răng

Trẻ mọc răng có thể bị sốt nhẹ đến vừa với nhiệt độ cơ thể dưới 38 độ C, trong trường hợp này cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ liên tục. Áp dụng các biện pháp giảm thân nhiệt cho trẻ nếu sốt không quá cao như: chườm ấm, cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều sữa và nước hơn, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát thấm mồ hôi tốt,…

Trường hợp trẻ sốt cao do mọc răng từ trên 38.5 độ C, nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo liều lượng phù hợp với cân nặng. Thuốc hạ sốt Paracetamol là thuốc hạ sốt phổ biến nhất được dùng cho trẻ bị sốt do mọc răng.

Mọc răng thường khiến trẻ sốt nhẹ đến vừa

Mọc răng thường khiến trẻ sốt nhẹ đến vừa

Nếu trẻ sốt cao kèm theo dấu hiệu co giật toàn thân, cơ thể mệt mỏi, li bì, hôn mê,… thì cần đưa trẻ đi khám bác sĩ. Trường hợp này khả năng sốt do mọc răng kết hợp với nguyên nhân bệnh lý khác cần được điều trị và chăm sóc y tế.

2.2. Dùngthuốc giảm đaucho trẻ mọc răng

Nếu cơn đau ngứa nghiêm trọng khiến trẻ quấy khóc, không thể bú sữa hoặc ăn uống bình thường thì có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thuốc thường được dùng là Acetaminophen, dù là thuốc không kê đơn nhưng vẫn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ và liều lượng phù hợp với cân nặng.

Vớitrẻ sơ sinh, có thể dùng thuốc giảm đau ibuprofen khi trẻ đau do viêm nướu răng. Tuy nhiên thuốc có thể gây kích ứng dạ dày nên cần theo dõi cẩn thận khi cho trẻ dùng.

2.3. Thuốc bôi ngoài da khác cho trẻ mọc răng

Trên thị trường hiện nay có bán nhiều loại gel, kem bôi tê dùng để bôi lên nướu răng, gisp giảm đau cho trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Tuy nhiên cha mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ dùng các loại thuốc này, tránh các thành phần có thể gây hại cho trẻ như benzocain,…

Thuốc điều trị có thể gây một vài phản ứng không mong muốn, hãy liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn xử trí trong các trường hợp này.

Cẩn thận khi dùng thuốc bôi cho trẻ mọc răng

Cẩn thận khi dùng thuốc bôi cho trẻ mọc răng

3. Chăm sóc trẻ mọc răng như thế nào cho đúng?

Để giảm triệu chứng khó chịu và giúp trẻ trải qua giai đoạn mọc răng này dễ dàng hơn, các biện pháp chăm sóc dưới đây là cần thiết. Cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của trẻ.

3.1. Hạ sốt tự nhiên cho trẻ

Trước khi tìm đến thuốc hạ sốt,trẻ bị sốt do mọc răngkhông quá nghiêm trọng có thể hạ sốt bằng các biện pháp như: cho trẻ uống nước ấm, lau người cho trẻ bằng nước ấm, cho trẻ bú nhiều hơn, mặc đồ rộng rãi thấm hút mồ hôi tốt,…

Nếu trẻ sốt không chịu uống nước hay bú sữa, cần dùng tăm bông thấm nước sạch để chấm vào miệng bé tránh tình trạng mất nước khô môi,... Chườm lạnh với đá ướp trong khăn ướt có thể làm dịu cảm giác đau khi mọc răng cho trẻ, tuy nhiên tránh chườm quá lâu hoặc dùng đá trực tiếp có thể gây tổn thương nướu của trẻ.

3.2. Vệ sinh răng miệng cho bé

Trong giai đoạn trẻ mọc răng, cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt tránh nhiễm trùng và cản trở việc mọc răng. Hãy thường xuyên dùng khăn sạch lau nước miếng chảy quanh miệng của trẻ, cho trẻ uống nước để làm sạch nướu sau khi trẻ bú hoặc ăn.

Cha mẹ nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho trẻ mọc

Cha mẹ nên lưu ý vệ sinh răng miệng cho trẻ mọc

Vùng nướu của trẻ khi mọc răng có thể bị sưng đỏ hoặc dễ nhiễm trùng hơn, do đó nên vệ sinh bằng miếng gạc chuyên dụng hoặc vải mềm từ 1 - 2 lần mỗi ngày. Nếu nướu bị nhiễm trùng, tấy đỏ, có dịch viêm thì nên đưa trẻ đi khám để dùng thuốc điều trị sớm.

3.3. Tránh cho trẻ làm tổn thương miệng

Cảm giác đau ngứa do mọc răng khiến trẻ khó chịu và trẻ có thể gặm mút tay hay các vật dụng cứng xung quanh. Cha mẹ nên loại bỏ những đồ chơi cứng, vật dung có cạnh sắc nhọn có thể gây tổn thương nướu lợi cho trẻ.

Thời gian trẻ mọc răng sẽ thường quấy khóc, biếng ăn hơn bình thường song lúc này, cha mẹ nên ở cạnh an ủi, động viên trẻ. Trẻ an tâm và được chăm sóc tốt thường sẽ cảm thấy dễ chịu và vượt qua giai đoạn mọc răng quan trọng này dễ dàng hơn.

Để biếttrẻ mọc răng có nên uống thuốc khôngvà khi nào nên dùng thuốc cần theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng sức khỏe của trẻ khi mọc răng, hãy liên hệ đến tổng đài của MEDLATEC1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map