Tin tức
Trẻ đi ngoài phân có máu - Có nguy hiểm không?
- 05/10/2020 |Đi ngoài ra máu nguy hiểm như thế nào?
- 22/04/2021 |9 nguyên nhân gây đi ngoài ra máu ai cũng nên biết
- 29/09/2021 |Nguyên nhân đi ngoài ra máu là gì? Khi nào cần tới bệnh viện?
1. Làm thế nào để nhận biết trẻ đi ngoài phân có máu
Các vấn đề về hệ tiêu hóa nói riêng cũng như tình trạng sức khỏe của trẻ nói chung đều được thể hiện rõ ràng qua việc trẻ đi tiêu như thế nào, tình trạng phân ra sao. Do đó, chỉ cần chú ý quan sát và theo dõi sự khác lạ ở các “sản phẩm đầu ra” này của trẻ, ba mẹ sẽ sớm biết được trẻ có đang mắc phải vấn đề gì hay không?
Chỉ cần mẹ quan tâm và chú ý quan sát những dấu hiệu bất thường là có thể dễ dàng phát hiện trẻ đi ngoài phân có máu
Một số dấu hiệu khác lạ trong phân của trẻ mà các mẹ nên chú ý như:
Phân đen
Khi có bất kỳ tổn thương nào bên trong đường tiêu hóa gây chảy máu, kèm với đó lượng phân đã lẫn máu phải “nán lại” trong đường tiêu hóa một khoảng thời gian đủ lâu. Chính vì vậy mà lượng máu lẫn trong phân đã bị oxy hóa, khiến cho toàn bộ hoặc một phần “thành phẩm” của bé có màu đen.
Phân có màu đỏ đậm hoặc đỏ tươi
Máu trong phân còn đỏ tươi hoặc đậm cho thấy những tổn thương chỉ vừa mới xảy ra trước khi trẻ đi ngoài, như tổn thương ngoài hậu môn do bé bị táo bón,… Không chỉ có máu, trong phân của trẻ cũng có thể xuất hiện một số dấu hiệu khác như: phân có chất nhầy, bọt, và có mùi nặng hơn bình thường,…
Bất kỳ một dấu hiệu hay triệu chứng nào trong phân của trẻ đều rất quan trọng. Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác và nhanh chóng hơn về các bệnh ở đường tiêu hóa của trẻ.
2. Nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài có lẫn máu trong phân
Bệnh đường ruột là một trong những căn bệnh điển hình ở hầu hết trẻ nhỏ. Bởi ở giai đoạn này, hệ thống cơ quan trong cơ thể của trẻ chưa được phát triển toàn diện, sức đề kháng của trẻ còn chưa đủ mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó, trẻ rất dễ dàng mắc phải một số bệnh lý đường ruột, khiến trẻ đi ngoài phân có máu như:
Bệnh kiết lỵ
Bệnh xảy ra ở đường ruột khi có vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc động vật nguyên sinh có hại xâm nhập và “đánh bại” các loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột trẻ. Đây được xem là một trong những bệnh đường tiêu hóa thường thấy ở trẻ. Đi kèm với việc trẻ đi ngoài phân có máu, mẹ còn thấy “thành phẩm” sẽ có chất nhầy, bọt hơi đi kèm,…
Khi mắc phải kiết lỵ, trẻ nhỏ sẽ đi đại tiện nhiều hơn trong ngày, do đó chúng khiến trẻ khó chịu và quấy khóc nhiều hơn.
Polyp đại trực tràng
Đừng quá chủ quan khi cho rằng, Polyp chỉ xuất hiện ở người lớn. Với trẻ nhỏ, đôi khi do bẩm sinh, cơ địa, hoặc khi ăn quá nhiều chất béo, chế độ ăn ít chất xơ, cơ thể béo phì,… vẫn có thể có nguy cơ xuất hiện Polyp đại trực tràng.
Polyp hầu hết đều lành tính, nhưng khi phát triển to ra, chúng có thể bị tổn thương, chảy máu do các sản phẩm tiêu hóa khác, khiến máu chảy qua trực tràng cùng với phân.
Nếu không kịp thời điều trị, khi Polyp phát triển to sẽ có nguy cơ gây tắc ruột ở trẻ.
Bệnh thương hàn
Một căn bệnh gâytiêu chảycấp tính thường thấy ở trẻ nhỏ. Bệnh do một loạivi khuẩncó tên gọi là Salmonella Typhi gây ra. Đường ruột được xem là một trong những môi trường lý tưởng để chung sinh sống và phát triển.
Một số triệu chứng điển hình thường thấy khi trẻ bị thương hàn như tiêu chảy nặng, sốt cao, trẻ đi ngoài phân có máu, có thể phát ban và mồ hôi bất thường,…
Không những trẻ đi ngoài phân có máu, virus Salmonella con khiến trẻ sốt cao, mệt mỏi kéo dài
Bệnh Crohn
Đây là căn bệnh đường ruột khá nguy hiểm nếu chẳng may bé con nhà bạn mắc phải. Cơ chế gây bệnh hiện vẫn chưa được chứng minh rõ ràng, nhưng người ta nghi ngờ có liên quan nhiều đến cơ chế tự miễn và di truyền. Khi bị vi khuẩn xâm nhập, các mô đường ruột sẽ bị phá hủy gây viêm nhiễm nặng, tình trạng xuất huyết có thể kéo dài hơn. Từ đó, khả năng hấp thu dinh dưỡng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến trẻ yếu dần, khả năng phát triển chậm,…
Thiếu vitamin K
Khi đường tiêu hóa của trẻ bị tổn thương, trẻ đi ngoài phân có trong máu, nhưng lượng máu chảy ra là nhất định. Tuy nhiên đối với cơ thể bị thiếu vitamin K, chảy máu do bất kỳ tổn thương nào cũng khó kiểm soát hơn, tình trạng tổn thương sẽ dần nghiêm trọng hơn. Đối với, tổn thương ở đường tiêu hóa, lượng máu trong phân sẽ nhiều hơn và khó ngưng được.
Do đó, ba mẹ cần chú hơn trong việc lựa chọn thức ăn, xây dựng một chế độ đầy đủ dưỡng chất trong từng khẩu phần của bé con. Việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là chất xơ sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ táo bón. Một trong những nguyên nhân gây tổn thương hậu môn, khiến trẻ đi ngoài phân có máu.
3. Trẻ đi ngoài phân có máu có nguy hiểm không?
Sức khỏe trẻ nhỏ trong giai đoạn này là vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển về thể chất lẫn não bộ của trẻ sau này. Do đó, bất kỳ một mối nguy nào cũng đều ảnh hưởng đến trẻ. Đặc biệt là các bệnh lý về đường ruột.
Ngoài việc trẻ đi ngoài phân có máu do các bệnh lý đường ruột gây ra. Trẻ còn xuất hiện kèm theo một số triệu chứng như: sốt, kém ăn hoặc bỏ ăn, quấy khóc, mất ngủ. Nếu tình trạng này kéo dài trẻ rất có khả năng bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, phát triển chậm cả về vóc dáng lẫn trí tuệ,…
Tất cả các bệnh lý xuất hiện ở trẻ, dù nặng hay nhẹ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời đều sẽ dẫn đến những biến chứng. Sẽ rất khó rất có thể khôi phục lại trạng thái bình thường ngay cả khi trẻ đã được điều trị khỏi bệnh.
Trẻ đi ngoài phân có máu kéo dài có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng
4. Điều trị chăm sóc trẻ khi trẻ đi ngoài phân có máu
Cơ thể của trẻ chưa được phát triển và vô cùng nhạy cảm. Do đó, việc điều trị bệnh cho trẻ là hết sức cẩn thận. Không nên tự ý điều trị cho trẻ tại nhà, trẻ bị bệnh nên được kiểm tra và thăm khám tại bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa uy tín.
Bên cạnh đó, ba mẹ cần quan sát, ghi lại những triệu chứng cũng như dấu hiệu của trẻ. Bằng cách này các bác sĩ dễ dàng hơn trong chẩn đoán bệnh và đưa ra các phác đồ điều trị hợp lý cho trẻ.
Một số phương pháp điều trị ở trẻ khi mắc phải bệnh lý có triệu chứng đi ngoài phân có máu như:
Phẫu thuật: nếu nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ các Polyp hoặc tắc ruột,…
Điều trị bằng kháng sinh khihệ tiêu hóacủa trẻ bị nhiễm trùng.
Bên cạnh đó các bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị các triệu chứng đường tiêu hóa bằng các thuốc giảm đau, cầm tiêu chảy, bổ sung men vi sinh cho trẻ,…
Với trẻ có triệu chứng tiêu chảy nhiều kèm máu sẽ được bổ sung điện giải, nước,…
Bên cạnh đó, việc chăm sóc trẻ tại nhà cũng vô cùng quan trọng:
Xây dựng chế độ đầy đủ dưỡng chất cho trẻ, bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần thiết đặc biệt là vitamin K, chất xơ,…
Cho trẻ uống đủ lượng nước tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày. Không nhất thiết phải là nước lọc, mẹ có thể bổ sung thông qua nước trái cây, sữa,… vừa cung cấp dưỡng chất, điện giải vừa bù đắp được lượng nước đã bị mất đi.
Khẩu phần ăn của trẻ nên có một số loại thực phẩm bổ máu để bổ sung cho lượng máu đã mất.
Thức ăn của trẻ nên được nấu chín, không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng, đồng thời chia nhỏ bữa ăn nhằm hạn chế áp lực lên hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối trong suốt thời gian điều trị, do đó cần giữ không gian yên tĩnh và không đánh thức trẻ nhiều lần.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý vẫn là ưu tiên hàng đầu trong quá trình nuôi dạy trẻ
Trong suốt quá trình điều trị trẻ đi ngoài phân có máu, nếu có bất kỳ khó khăn mẹ có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline1900565656. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC luôn sẵn sàng tư vấn hỗ trợ và giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của mẹ để giúp bé con phát triển một cách toàn diện nhất!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!