Tin tức
Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít là mấy lần - Mẹ biết chưa?
- 28/10/2022 | Trẻ đi phân sống có đáng lo hay không? Hướng xử lý ra sao?
- 25/07/2023 | 7 nguyên nhân trẻ đi ngoài ra máu và cách điều trị
- 05/11/2023 | Trẻ 6 tháng đi ngoài ngày mấy lần và chăm sóc như thế nào khi trẻ đi ngoài nhiều?
1. Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài tính chất phân như thế nào?
Trước khi tìm hiểu trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít là mấy lần, chúng ta hãy cùng tìm hiểu đặc điểm về việc đi ngoài của trẻ.
Nhìn chung, hệ tiêu hóa của trẻ 2 tháng tuổi có hệ tiêu hóa tương đối ổn định nhưng lại chưa hoàn chỉnh về cơ chế hoạt động. Chính vì vậy, tần suất đi ngoài dễ gặp phải một số bất thường.
Hệ tiêu hóa của trẻ 2 tháng tuổi chưa hoàn chỉnh về cơ chế hoạt động
Trong điều kiện sức khỏe bình thường, tùy vào việc trẻ bú sữa mẹ hay sữa ngoài mà màu sắc, tính chất của phân cũng có sự khác biệt.
Đối với những trẻ bú sữa mẹ, phân của trẻ thường là hơi xanh hoặc vàng, có thể sệt, đặc mịn như kem, đôi khi lại lỏng, giống như bị tiêu chảy, cũng có thể xuất hiện cặn bọt li ti. Tuy nhiên, đây vẫn là hiện tượng rất bình thường ở trẻ trong giai đoạn này.
Nếu phân trong tã của trẻ có màu xanh nhạt, nổi bọt thì có thể là trẻ đã bú nhiều sữa đầu (sữa có hàm lượng calo thấp) và bú ít sữa sau (sữa có nhiều chất béo) hoặc trẻ không được bú đủ lượng.
Với những trẻ bú sữa công thức, phân có thể nhão, tựa như bơ đậu phộng với các màu sắc có thể là nâu xanh, nâu vàng hoặc sậm và mùi hăng hơn so với khi trẻ bú sữa mẹ.
Trong một số trường hợp, phân trẻ có thể lỏng, hoa cà hoa cải nhưng nếu sức khỏe của trẻ bình thường, không có các biểu hiện sốt, ho, quấy khóc thì mẹ cũng không cần quá lo lắng.
2. Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít là mấy lần?
Đối với những trẻ 2 tháng tuổi mà hoàn toàn sử dụng sữa mẹ, số lần đi ngoài có thể từ 2 tới 3 lần một ngày và hiện tượng này sẽ kéo dài cho tới khi trẻ được 3 đến 4 tháng tuổi.
Dù vậy, với một số trẻ tần suất này có thể tăng cao hơn, khoảng 4 đến 5 lần và nếu không đi kèm với các hiện tượng bất thường khác, chẳng hạn như quấy khóc hay sốt cao thì vẫn là hiện tượng bình thường.
Với trẻ bú hoàn toàn sữa công thức, số lần đi ngoài có thể ít hơn, một ngày chỉ khoảng 1 tới 2 lần và chất phân cũng dẻo, đặc hơn. Trẻ uống sữa công thức sẽ dễ gặp hiện tượng táo bón hơn so với dùng sữa mẹ nên có thể trong cả một ngày, trẻ không đi ngoài lần nào song đây cũng không phải hiện tượng đáng báo động.
Từ những phân tích trên, có thể thấy trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít là khi trong một ngày, trẻ đi ít hơn so với số lượng cụ thể đã nêu ở trên. Dù vậy, tùy trường hợp cụ thể mà cách khắc phục cũng khác nhau.
Số lần đi ngoài của trẻ 2 tháng tuổi có thể không ổn định
3. Trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít có thể là do đâu?
Trong trường hợp trẻ 2 tháng tuổi không đi ngoài trong khoảng 3 ngày trở lên, có thể do một số nguyên nhân sau:
Giãn ruột sinh lý
Là hiện tượng ruột của trẻ phát triển về thể tích nhanh hơn so với mức tiêu chuẩn bình thường. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ. Quá trình này có thể bắt đầu xuất hiện khi trẻ bước sang tháng thứ 2, một số trẻ thậm chí tới tháng thứ 4 mới xuất hiện và kéo dài khoảng 2 - 3 tháng.
Khi giãn ruột sinh lý diễn ra, trẻ sẽ đi ngoài ít hơn, cụ thể là với những bé bú mẹ hoàn toàn, có thể phải 7 - 9 ngày hoặc lâu hơn mới đi ngoài do dinh dưỡng trong sữa mẹ dễ được cơ thể trẻ hấp thụ tối đa.
Với những trẻ bú sữa công thức, có thể khoảng 4 - 5 ngày mới đi ngoài và lượng chất thải cũng lớn hơn so với trường hợp bú sữa mẹ.
Dấu hiệu của táo bón
Khi trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít, không loại trừ nguyên nhân là do táo bón. Theo đó, nếu trẻ đi ngoài ít cộng thêm hiện tượng quấy khóc, lười ăn thì mẹ cần lưu ý. Nguyên nhân là do chất thải không được đào thải ra bên ngoài và thậm chí có thể còn bị hấp thụ ngược lại, khiến cho bụng trẻ chướng lên, mệt mỏi và khó chịu.
Trẻ bú sữa ngoài có thể dễ bị táo bón hơn so với trẻ bú mẹ
4. Phòng ngừa tình trạng trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít như thế nào?
Đối với trẻ 2 tháng tuổi, để phòng ngừa hiện tượng táo bón, đi ngoài ít, mẹ có thể thực hiện một số cách như sau:
Với những trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ
Mẹ cần quan tâm hơn tới chế độ dinh dưỡng của bản thân bởi điều này có thể ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa. Theo đó, nên:
- Bổ sung thêm các chất khoáng, vitamin, chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để tăng cường dinh dưỡng cho sữa, thúc đẩy hoạt động của nhu động ruột để trẻ dễ tiêu hóa hơn.
- Uống nước đủ nhu cầu cơ thể hàng ngày, hạn chế sử dụng nước có ga hoặc chất kích thích như: trà, cà phê,...
- Nếu phân trẻ màu xanh nhạt, mẹ nên chú ý cho trẻ bú sữa sau nhiều hơn bằng cách bỏ bớt lượng sữa trước.
- Cho bú đều hai bên.
Mẹ cần chú ý tới dinh dưỡng để tăng chất lượng sữa cho con
Với những trẻ bú sữa công thức
- Nên cho trẻ ăn thành nhiều cữ để việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.
- Hạn chế tình trạng cho bé bú quá no một lần.
- Đặc biệt chú ý tới việc giữ vệ sinh tay chân, bình bú bởi đây có thể là trung gian khiến cho vi khuẩn gây nhiễm trùng đường tiêu hóa tấn công vào cơ thể trẻ.
- Pha sữa đúng lượng, đúng hướng dẫn bởi vì việc pha quá đặc có thể khiến trẻ thêm nóng và dễ táo bón hơn.
- Nếu trẻ không hợp sữa, nên gặp chuyên gia, bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn loại sữa phù hợp hơn.
- Cho bé tăng cường thêm nước để hạn chế tình trạng táo bón.
- Mẹ có thể nhẹ nhàng massage vùng bụng trẻ bằng cách đặt tay ngay ở rốn, sau đó, chuyển động tay theo chiều kim đồng hồ.
- Dùng nước ấm để tắm cho bé hoặc lấy khăn ấm chườm lên bụng cũng là những cách khiến trẻ thư giãn, thoải mái hơn.
Trong trường hợp trẻ 2 tháng tuổi đi ngoài ít bất thường, kéo dài hoặc kèm theo một số dấu hiệu khác, bạn nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được khám. Hệ thống Y tế MEDLATEC là lựa chọn tin cậy để quý phụ huynh chăm sóc sức khỏe cho con mình.
Quý khách hãy gọi tới Tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn chi tiết hoặc đặt lịch khám nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!