Tin tức
Trào ngược dạ dày thực quản là gì và ai dễ mắc nhất?
- 22/06/2020 |Phương pháp chữa trào ngược dạ dày hiệu quả hiện nay là gì?
- 07/09/2020 |Tìm hiểu về Gerd - chứng trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay
- 18/10/2020 |Cách chữa trào ngược dạ dày và 1 số thông tin xoay quanh căn bệnh này
1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?
Dịch dạ dày trào ngược vào thực quản, có thể gây kích thích, tổn thương lớp niêm mạc thực quản và ảnh hưởng đến sức khỏe gọi là tình trạngTrào ngược dạ dàythực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi đối tượng
Đặc điểm của bệnh lý này là thường diễn biến thầm lặng, kéo dài, người bệnh thường chủ quan trong điều trị và theo dõi nên bệnh tiến triển nặng mới đi khám. Chính điều này tạo điều kiện cho trào ngược dạ dày thực quản gây ra những tổn thương không thể hồi phục hoặc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
2. Những đối tượng dễ mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản nhất
Ngoài nắm đượctrào ngược dạ dày thực quản là gì, biết được các đối tượng dễ mắc bệnh sẽ giúp việc phòng ngừa hiệu quả hơn.
Bất cứ đối tượng nào cũng có thể bị trào ngược dạ dày thực quản, trong đó phổ biến là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… Mỗi đối tượng mắc bệnh lại cần kiểm tra và điều trị với phương pháp thích hợp nhằm giảm tình trạng trào ngược, chữa lành tổn thương thực quản và phòng ngừa biến chứng.
2.1.Trẻ sơ sinh
Theo thống kê, có đến 2/3 trẻ dưới 4 tháng tuổi gặp phải triệu chứng trào ngược acid dạ dày - thực quản, đa phần trường hợp nhẹ, có thể khắc phục. Trẻ từ 1 tuổi trở lên cũng dễ mắc bệnh chủ yếu do dạ dày và thực quản chưa phát triển hoàn thiện, bất thường cấu trúc cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Trẻ sơ sinh cũng là một trong những đối tượng dễ mắc hội chứng trào ngược dạ dày thực quản
Trẻ sơ sinh chưa thể nhận biết và phát tín hiệu bệnh lý, vì thế cha mẹ cần thường xuyên quan tâm, theo dõi triệu chứng bất thường ở trẻ.Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinhcó thể nhận biết với những dấu hiệu sau:
Chán ăn, bỏ bú, không muốn uống sữa.
Nghẹt thở, thở nhanh, thở gấp không đều, thường gặp khi trẻ nằm sau khi ăn.
Cau có, khó chịu trong hoặc sau khi ăn.
Gặp vấn đề về nuốt: Triệu chứng này thường xuất hiện ở trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản nặng, gây tổn thương niêm mạc họng, hình thành sẹo cản trở không gian.
Khó ngủ: Trẻ thường quấy khóc hơn, khó ngủ và hay tỉnh dậy giữa giấc do trào ngược acid thực quản gây khó chịu.
Dễ bị ho và viêm phổi: Tổn thương họng khiến trẻ dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp hơn, nhiều trẻ còn kéo dài dai dẳng không thể chữa khỏi.
Chậm phát triển, sụt cân: Đây là hậu quả khi trẻ mắc bệnh chán ăn, kém hấp thu dài ngày không được can thiệp điều trị tốt.
Khi trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ gặp những triệu chứng nghi ngờ trên, hãy đưa trẻ tới khám bác sĩ để chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Tâm lý chủ quan, lười khám bệnh cho trẻ chính là nguyên nhân khiến bệnh tiến triển nặng và để lại di chứng khó hồi phục.
Phụ nữ mang thai là đối tượng dễ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản
2.2. Người thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ mang thai
Hai đối tượng này có chung đặc điểm là bụng chịu nhiều sức ép hơn, khiến việc tiêu hóa thức ăn kém, dịch vị dạ dày cũng dễ bị ép trào ngược qua thực quản. Triệu chứng bệnh khá dễ nhận biết, hầu hết các trường hợp đều có thể khắc phục bằng thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt và dùng thuốc điều trị triệu chứng.
Dấu hiệu điển hình nhận biết tình trạng này là:
Ợ nóng, ợ chua, ợ hơi
Người bệnh có thể có cảm giác nóng ran ở dạ dày và lan đến vùng cổ, rất khó chịu (ợ nóng) hoặc Ợ nóng khiến người bệnh có cảm giác nóng rát trong dạ dày, kéo dài lan đến cổ cảm giác đầy bụng, khó chịu, miệng có vị chua (ợ chua).
Những triệu chứng này xuất hiện thường xuyên hơn sau khi ăn no, khi đầy bụng khó tiêu và cả khi ngủ.
Nôn,buồn nôn
Acid dạ dày trào ngược qua thực quản vào họng gây kích thích họng miệng, người bệnh sẽ có cảm giác buồn nôn nhiều hơn. Những trường hợp nặng còn thường xuyên bị nôn sau khi ăn, ảnh hưởng rất lớn đến dinh dưỡng và sức khỏe.
Triệu chứng buồn nôn, nôn này có thể xảy ra bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm khi tư thế ngủ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho chứng trào ngược.
Khó nuốt
Khi tần suất trào ngược dạ dày thực quản tăng, người bệnh sẽ thấy cổ họng phù nề, sưng tấy, đường kính thực quản hẹp. Hậu quả là tình trạng khó nuốt, cảm giác vướng trong cổ.
Acid trào ngược khiến bạn tăng tiết nước bọt hơn
Tăng tiết nước bọt
Acid dạ dày trào ngược qua thực quản lên miệng kích thích miệng tăng tiết nước bọt nhằm bảo vệ và trung hòa pH.
Ho, khản giọng
Trào ngược dạ dày thực quản dễ gây tổn thương dây thanh quản, người bệnh sẽ bị khàn tiếng, khó phát âm, ho dai dẳng.
3. Trào ngược dạ dày thực quản điều trị thế nào?
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng bệnh phổ biến, người bệnh cần điều trị tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
3.1. Điều trị bằng thuốc
Gồm các loại thuốc:
Thuốc uống không kê toa
Thuốc trung hòa acid dạ dày: giảm đau và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày nhanh chóng.
Thuốc giảm tiết acid dạ dày: hạn chế tiết acid dịch vị dạ dày và giảm tình trạng bệnh.
Thuốc phục hồi, làm lành thực quản: là các dòng thuốc ức chế bơm proton, ức chế acid dạ dày và tạo điều kiện để phục hồi tổn thương thực quản.
Thuốc uống kê toa
Các loại thuốc này đều cần sử dụng đúng liều lượng theo toa thuốc được bác sĩ kê đơn, việc sử dụng giảm hoặc tăng liều đều không tốt cho sức khỏe và điều trị. Các loại thuốc uống kê toa thường chỉ định trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm: Famotidine, Ranitidine, omeprazole, lansoprazole, Baclofen,…
Điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống được ưu tiên hơn là phẫu thuật
3.2. Điều trị bằng phẫu thuật
Khi bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc hoặc do lí do nào đó, bác sĩ có thể can thiệp phẫu thuật. Hai phương pháp phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày thực quản hiện nay là phẫu thuật Nissen, Phẫu thuật Linx.
3.3.Chữa trào ngược dạ dàythực quản tại nhà
Những thói quen sống lành mạnh dưới đây sẽ giúp kiểm soát chứng trào ngược dạ dày thực quản tốt hơn:
Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.
Giảm cân nếu đang béo phì, thừa cân.
Không mặc quần áo chật.
Hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều gia vị hoặc thức uống chứa cồn, caffeine gây kích thích dạ dày.
Không nằm ngay sau khi ăn.
Cai thuốc lá,...
Bạn đã nắm đượctrào ngược dạ dày thực quản là gìrồi chứ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có thắc mắc về điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản và tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị, tránh “tiền mất tật mang”.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!