Tin tức
Trầm cảm ở trẻ em - Vấn đề cha mẹ không được chủ quan!
- 19/05/2022 |Chuyên gia tư vấn: người bị trầm cảm nên làm gì?
- 18/05/2022 |Biểu hiện, nguyên nhân và cách phòng tránh chứng trầm cảm
- 18/05/2022 |7 dấu hiệu của bệnh trầm cảm thường gặp, dễ nhận biết nhất
1. Những rối loạn trầm cảm ở trẻ em hay gặp
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnhtrầm cảmđang có xu hướng tăng dần và trẻ hóa qua các năm. Trầm cảm không chỉ xuất hiện đối với người lớn mà ngay cả trẻ em hay trẻ ở tuổi vị thành niên cũng khó tránh khỏi. Một số chứng rối loạn trầm cảm ở trẻ em thường gặp bao gồm:
Rối loạn trầm cảm chủ yếu
Rối loạn trầm cảm chủ yếu thường dễ gặp phải đối với trẻ đang độ tuổi dậy thì và có thể xuất hiện trên người trưởng thành. Trẻ bị chứng rối loạn trầm cảm chủ yếu thường có các biểu hiện đặc trưng và kéo dài trong vài tuần như sau:
Trẻ luôn trong trạng thái buồn chán, xuất hiện nhiều suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
Mệt mỏi, ủ rủ, không có sức sống, thường tránh xa các hoạt động tập thể.
Chán ăn hoặc ăn rất nhiều, chỉ số cân nặng thay đổi nhanh trong thời gian ngắn.
Trẻ thường xuyên thấy đau đầu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
Mất tập trung, không có hứng thú với những hoạt động ngoài trời.
Luôn thấy chán ghét mọi thứ xung quanh, cảm giác đang bị mọi người xa lánh, bỏ rơi và những suy nghĩ liên tục về cái chết (không chỉ sợ chết) hoặc ý tưởng hay kế hoạch tự tử.
Trầm cảm có thể để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với trẻ em
Rối loạn tâm trạng hỗn hợp
Chứng rối loạn tâm trạng hỗn hợp có thể bắt gặp ở trẻ từ 6 - 10 tuổi do không hài lòng, khó chịu với một hành vi hoặc sự việc nào đó xảy ra liên tục trong thời gian dài. Trẻ mắc chứng trầm cảm này sẽ thường xuyên cáu gắt, phản kháng, chống đối hoặc kích động quá mức đối với những sự việc xảy ra xung quanh.
Một số trường hợp trẻ quá kích động dẫn đến hành vi tự làm tổn thương bản thân hoặc những người xung quanh. Cơn tức giận có thể xuất hiện dù không có lý do nào hoặc từ nguyên nhân rất vô lý và không hợp hoàn cảnh.
Rối loạn khí sắc
Rối loạn khí sắc là một trong những tình trạng trầm cảm ở trẻ em với các triệu chứng kéo dài liên tục trong nhiều năm gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
Khi trẻ bị rối loạn khí sắc sẽ có thể xuất hiện tình trạng chán ăn, mệt mỏi, khó ngủ, cơ thể thiếu năng lượng, khí sắc trầm buồn, bi quan, ù tai liên tục trong nhiều ngày, tuyệt vọng với cuộc sống.
Trẻ có thể thường xuyên thấy đau đầu khi bị trầm cảm
2. Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm ở trẻ em
Nguyên nhân gâybệnh trầm cảmở trẻ em hiện nay rất đa dạng, có thể xuất phát từ di truyền hoặc do tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, với bất kỳ nguyên nhân nào thì cha mẹ cũng cần phải có sự quan tâm đúng cách và kịp thời giúp trẻ điều trị bệnh để tránh những hệ lụy nguy hiểm.
Do di truyền
ADN là một trong những tác nhân không thể bỏ qua làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở trẻ em. Trẻ từ 1 - 6 tuổi bị trầm cảm có thể là do yếu tố di truyền. Những trường hợp gia đình có cha, mẹ hoặc người thân bị trầm cảm thì khả năng trẻ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với các em bé khác.
Trầm cảm ở trẻ em có thể là do yếu tố di truyền từ cha mẹ hoặc người người thân
Do tác động từ bên ngoài
Những tác nhân bên ngoài hay môi trường có thể gây ảnh hưởng tâm lý của trẻ và gây bệnh trầm cảm mà các bậc phụ huynh nên biết sẽ bao gồm:
Sự áp đặt về việc học tập khiến trẻ luôn trong trạng thái căng thẳng,mệt mỏivà lâu ngày có thể dẫn đến trầm cảm.
Mặc dù hiện nay, bạo lực học đường đã được khống chế nhưng đâu đó vẫn còn số ít các em học sinh là nạn nhân của tệ nạn này. Thông thường, những trẻ là nạn nhân của bạo lực học đường đều có xu hướng che giấu, chịu đựng một mình dẫn đến nỗi ám ảnh, luôn thấy lo sợ từ đó dễ mắc phải bệnh trầm cảm.
Sự can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư, sở thích cá nhân của ba mẹ khiến trẻ không có cuộc sống thoải mái, thường xuyên phải làm những việc mà bản thân không muốn. Điều này khiến trẻ thấy khó chịu và không được tôn trọng, dễ cáu ghét, phản kháng và vô tình tạo nên rào cản giữa bố mẹ với con cái. Từ đó, trẻ sẽ không còn chia sẻ nhiều với bố mẹ về suy nghĩ của bản thân nên dễ đi lạc hướng và nguy cơ trầm cảm cao.
Trẻ sinh ra và lớn lên trong một gia đình thiếu sự yêu thương, thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, luôn bị la mắng với những lời lẽ nặng nề, chê trách, xúc phạm sẽ rất dễ bị bệnh trầm cảm.
Tâm hồn non nớt của những đứa trẻ rất dễ gặp phải cú sốc tâm lý dẫn đến trầm cảm như mất người thân, bị lạm dụng tình dục, kết quả học tập kém, thường xuyên bị đánh đập, cha mẹ ly hôn,...
Những tác động tiêu cực từ bên ngoài hoặc gia đình có thể dẫn đến trầm cảm ở trẻ
Các biện pháp điều trị trầm cảm ở trẻ em cũng tương tự như người lớn là cần có sự can thiệp của chuyên gia tâm lý, sử dụng thuốc và hỗ trợ chăm sóc tại nhà. Khi phát hiện trẻ có những biểu hiện tâm lý bất thường, các bậc phụ huynh tốt nhất nên đưa trẻ đi kiểm tra để các chuyên gia đưa ra biện pháp xử lý phù hợp.
Trầm cảm ở trẻ em là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại nhiều hệ lụy, ảnh hưởng sức khỏe cũng như sự phát triển lâu dài về sau. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải có sự quan tâm và nuôi dạy trẻ đúng cách để đảm bảo con được phát triển toàn diện và an toàn.
Nếu bạn đang cần một địa chỉ uy tín để kiểm tra chứng trầm cảm ở trẻ em thì có thể liên hệ với Chuyên khoa Thần kinh - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Tại đây, bé sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị, máy móc hiện đại để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác nhất.
Để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa sớm nhất, các bậc cha mẹ có thể gọi đến tổng đài:1900 56 56 56của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!