Tin tức

Tổng quan về bệnh sỏi niệu quản

Ngày 02/07/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Sỏi niệu quản là một trong những căn bệnh thường gặp và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Việc tìm hiểu những thông tin cơ bản về tình trạng sỏi xuất hiện ở niệu quản sẽ giúp bạn sớm phát hiện cũng như có biện pháp phòng tránh phù hợp cho chính mình.

1. Nguyên nhân hình thành sỏi niệu quản 

Niệu quản là cơ quan có cấu trúc hình ống dài khoảng 25cm có nhiệm vụ vận chuyển nước tiểu từ thận đến bàng quang. Bất kể vị trí nào trong niệu quản cũng có thể bị sỏi nhưng thường gặp nhất là ở những phần có tiết diện hẹp như: 

  • Giao điểm giữa niệu quản với bể thận hoặc bàng quang. 
  • Đoạn niệu quản vắt qua phía trước động mạch chậu. 

Hầu hết các trường hợp sỏi trong niệu quản có nguồn gốc từ thận (khoảng 80%). Sỏi có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 bên niệu quản. Số lượng viên sỏi có thể là 1 hoặc nhiều với những kích thước khác nhau. 

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự hình thành sỏi ở thận rồi rơi xuống niệu quản là do các tinh thể trong nước tiểu như axit uric, canxi photphat, canxi oxalate, struvite, cysteine kết tinh lại với nhau. 

  • Các tinh thể canxi oxalat được hình thành trong nước tiểu do cơ thể mất nước hoặc cung cấp oxalat qua thực phẩm quá nhiều. Đây là trường hợp thường gặp nhất. 
  • Hàm lượng acid trong nước tiểu quá cao, acid uric kết tinh lại tạo thành sỏi thường xảy ra với người bị bệnh gout. 
  • Sỏi cystine thường xảy ra với bệnh nhân bị rối loạn di truyền cystine trong nước tiểu. So với các loại sỏi tiết niệu khác thì sỏi cystine ít phổ biến hơn. 
  • Sỏi struvite dễ gặp với phụ nữ thường xuyên bị nhiễm trùng hệ tiết niệu hoặc bệnh nhân bị nhiễm trùng thận mạn tính.

Hầu hết các trường hợp sỏi trong niệu quản là do từ thận rơi xuống

Hầu hết các trường hợp sỏi trong niệu quản là do từ thận rơi xuống

Những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành sỏi ở niệu quản

Những yếu tố có thể làm tăng khả năng dẫn đến sỏi thận, niệu quản mà bạn cần lưu ý là: 

  • Gia đình có người thân đang bị hoặc đã từng bị sỏi đường tiết niệu. 
  • Cơ thể mất nước do tiêu chảy mạn tính, người có thói quen ít uống nước. 
  • Chế độ ăn nhiều muối, protein động vật hoặc các loại thực phẩm có thành phần oxalat cao như rau bina, trà, socola,… 
  • Cơ thể tiêu thụ quá nhiều vitamin C. 
  • Tác dụng của một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thông mũi, chống co giật,… 
  • Bệnh nhân bị các vấn đề sức khỏe như phẫu thuật niệu quản, mắc bệnh gout, béo phì, cường giáp, viêm ruột,… 

2. Triệu chứng khi bị sỏi niệu quản 

Biểu hiện đầu tiên và phổ biến nhất mà nhiều bệnh nhân sỏi niệu quản gặp phải là cơn đau dữ dội hoặc âm ĩ ở vùng thắt lưng, lan xuống cơ quan sinh dục, một hay hai bên sườn, vùng lưng ngay dưới xương sườn,… Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp những triệu chứng sau: 

  • Nóng, rát, đau mỗi khi đi tiểu. 
  • Tiểu buốt, tiểu rắt, có thể thấy một vài viên sỏi nhỏ trong nước tiểu. 
  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường nhưng lượng nước tiểu ít hoặc không có nước tiểu.
  • Có thể xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Thường xuyên thấy buồn nôn, nôn, sốt hoặc rét run, chướng bụng,… 

Nếu sỏi thận, niệu quản không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ứ nước ở thận làm ảnh hưởng chức năng lọc và đào thải các chất, viêm đường tiết niệu, suy thận cấp hoặc suy thận mạn khiến chức năng thận tổn thương vĩnh viễn,… 

Sỏi ở niệu quản thường gây ra các cơ đau bụng dưới hoặc vùng xương sườn

Sỏi ở niệu quản thường gây ra các cơ đau bụng dưới hoặc vùng xương sườn

3. Chẩn đoán và điều trị sỏi niệu quản 

Nếu thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ sự xuất hiện của sỏi ở thận, niệu quản hay bất cứ cơ quan nào trong đường tiết niệu, bạn cần nhanh chóng tìm đến cơ sở y tế để thăm khám và can thiệp điều trị sớm. 

Chẩn đoán 

Trước tiên, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng bất thường mà người bệnh gặp phải và một số thông tin bệnh lý cần thiết. Sau khi có chẩn đoán ban đầu, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân siêu âm, chụp X - quang, chụp CT Scan,… để tìm sỏi và xác định vị trí, kích thước, mức độ tổn thương đường tiết niệu. Ngoài ra, người bệnh còn có thể thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, nước tiểu để đưa ra kết luận chính xác nhất về tình trạng bệnh. 

Siêu âm trong chẩn đoán sỏi thận, niệu quản

Siêu âm trong chẩn đoán sỏi thận, niệu quản

Điều trị 

Những trường hợp sỏi có kích thước nhỏ, số lượng ít, bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh biện pháp chăm sóc để có thể tự đào thải sỏi ra ngoài. Tuy nhiên, nếu sỏi kích thước lớn, số lượng nhiều hoặc mắc ở những vị trí hẹp trong niệu quản khó tống ra ngoài và gây ảnh hưởng sức khỏe người bệnh nhưng áp dụng các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì cần tiến hành can thiệp ngoại khoa sớm để loại bỏ sỏi. 

Những phương pháp loại bỏ sỏi niệu quản bằng ngoại khoa được áp dụng hiện nay bao gồm: 

  • Tán sỏi ngoài cơ thể bằng sóng xung kích để phá hủy viên sỏi thành những mảnh nhỏ từ đó dễ dàng tống ra khỏi cơ thể. 
  • Nội soi niệu quản ngược dòng ống mềm tán sỏi bằng laser. 
  • Mổ nội soi niệu quản để lấy sỏi. 
  • Tán sỏi niệu quản qua da. 
  • Mổ mở để lấy sỏi. 

Tùy theo từng trường hợp, mức độ tổn thương và thể trạng người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị khác nhau. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, giảm lượng muối trong khẩu phần ăn, uống nhiều nước, vận động thể thao, thận trọng khi bổ sung các loại thực phẩm chức năng nhất là canxi, vitamin,… để hạn chế nguy cơ hình thành sỏi cũng như giảm khả năng sỏi tiết niệu tái phát. 

Nếu bạn chưa biết nên kiểm tra sỏi tiết niệu ở đơn vị nào thì hãy đến ngay các cơ sở thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. 

Tại đây, khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám, xác định tình trạng sức khỏe, tư vấn biện pháp điều trị và chế độ chăm sóc phù hợp cho từng bệnh nhân. Đồng thời hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại cùng Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế sẽ giúp bạn kiểm tra nhanh chóng với kết quả có độ chính xác cao. 

Đông đảo khách hàng lựa chọn thăm khám tại MEDLATEC

Đông đảo khách hàng lựa chọn thăm khám tại MEDLATEC

Quý khách hàng vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để đặt lịch khám với bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map