Tin tức
Tìm hiểu về chức năng của ruột thừa và bệnh viêm ruột thừa
- 06/12/2021 |Chuyên gia chỉ rõ biến chứng của viêm ruột thừa cấp
- 02/03/2022 |Ung thư ruột thừa: Bệnh ít gặp, khó phát hiện ở giai đoạn sớm
- 20/09/2022 |Thủ thuật mổ nội soi ruột thừa và một số thông tin liên quan
1. Vị trí và chức năng của ruột thừa
Cơ thể được tạo thành từ nhiều cơ quan và các bộ phận khác nhau, tất cả đều cần thiết cho những hoạt động sống, trong đó có ruột thừa. Đây là một cơ quan có kích thước từ 5 đến 12 cm và đường kính khoảng 5 mm. Ở dạng một túi hẹp và dài, ruột thừa nằm ở phần tận cùng bên phải của ruột già. Vì vậy, xét về kích thước và hình dạng, ruột thừa giống như một con sâu. Trong giải phẫu cơ thể, đa số ruột thừa nằm ở bụng dưới bên phải (hố chậu phải), tuy nhiên, đôi khi ruột thừa có thể ở nhiều vị trí khác nhau:
Nằm xiên và nằm xuống dưới (vị trí trung gian - manh tràng).
Theo chiều ngang và nằm bên dưới ruột già (vị trí dưới ruột).
Nằm lên cao và đặt sau ruột già (vị trí hồi manh tràng).
Chức năng của ruột thừa chưa được xác định rõ ràng. Trong nhiều năm, hầu hết các bác sĩ và nhà khoa học đều cho rằng sự tồn tại của cơ quan này không có vai trò đặc biệt nào đối với cơ thể.
Xét về kích thước và hình dạng, ruột thừa giống như một con sâu, nằm ở nhiều vị trí khác nhau
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu về chủ đề này được tiến hành để cố gắng xác định ruột thừa thực sự có những chức năng gì. Một số giả thuyết đã được làm nổi bật. Một số nghiên cứu cho rằng ruột thừa có thể đóng một vai trò quan trọng hơn hoặc ít hơn trong việc bảo vệ cơ thể. Một số kháng thể được tạo ra trong ruột thừa, có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch.
Vào thời điểm hiện tại, và mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng không ai có thể xác định chính xác vai trò thực sự của cơ quan này đối với cơ thể.
Ruột thừa là tàn tích của quá trình tiến hóa phôi thai và việc không có ruột thừa không gây hậu quả gì cho sức khỏe. Tuy nhiên, cắt bỏ ruột thừa như một biện pháp phòng ngừa các bệnh lý liên quan có hệ thống, không được khuyến khích.
2. Tìm hiểu về tình trạngviêm ruột thừa
Tình trạng viêm này là do sự tắc nghẽn trong lòng ống ruột thừa, từ đó dẫn đến nhiễm trùng. Khi lòng ống ruột thừa bị nhiễm trùng, vi khuẩn phát triển và tự động gây ra phản ứng viêm ruột thừa. Đa số các trường hợp là viêm ruột thừa cấp tính, thuộc diện cấp cứu ngoại khoa vùng bụng thường gặp.
Viêm ruột thừa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ở cả nam và nữ. Căn bệnh này ảnh hưởng đến khoảng một trong mười lăm người và xảy ra hầu hết ở độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi.
Trong một số trường hợp rất hiếm, trẻ em dưới 5 tuổi có thể bị viêm ruột thừa. Theo thống kê, phần lớn các trường hợp viêm ruột thừa xảy ra ở độ tuổi từ 10 đến 14 hoặc từ 25 đến 34 tuổi. Bên cạnh đó, viêm ruột thừa cũng có thể xuất hiện muộn hơn.
3. Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm ruột thừa là gì?
Triệu chứng của cơn đau ruột thừa cấp tính bao gồm: đau bụng quanh rốn, tiếp đến đau sang hố chậu phải, cơn đau ban đầu âm ỉ, sau đó tặng dần mức độ. Kèm theo các triệu chứng như nhức đầu, nôn mửa, táo bón, sốt, buồn nôn.
Đau hố chậu phải, cần được thăm khám ruột thừa vì đây là dấu hiệu chính nhận biết bệnh
Được xét vào một dạng cấp cứu ngoại khoa, điều này cho thấy nếu không phát hiện và can thiệp gấp thì viêm ruột thừa có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Bên cạnh đó, viêm ruột thừa có thể hình thành biến chứng viêm phúc mạc hoặc nghiêm trọng hơn lànhiễm trùng huyết.
4. Khám ruột thừa gồm những gì?
Khi phát hiện có các triệu chứng của viêm ruột thừa, bạn nên đến bệnh viện gần nhất để thăm khám. Bác sĩ sẽ tiến hành khám vùng bụng để đánh giá cơn đau và vị trí đau; chỉ định các xét nghiệm máu và siêu âm để phát hiện sự hiện diện của ruột thừa.
Các xét nghiệm máu đánh giá tình trạng nhiễm trùng bao gồm:
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu: thấy có bạch cầu và % bạch cầu trung tính tăng cao.
CRP tăng nếu người bệnh bị viêm nhiễm.
Xét nghiệm beta-HCG và xét nghiệm nước tiểu: mục đích để biết chính xác nguyên nhân gâyđau bụnglà do đâu, loại trừ các trường hợp đau do mang thai hay do nhiễm trùng đường tiết niệu,...
Siêu âm, chụp CT ổ bụng: mục đích để xem có bị viêm ruột thừa hay vì nguyên nhân nào khác dẫn đến đau bụng.
Kiểm tra bổ sung để xác định chẩn đoán như chụp MRI hoặc chụp CT bụng
Cuối cùng, sau tất cả những thăm khám và chẩn đoán xác định là viêm ruột thừa, bệnh nhân cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm. Nếu trì hoãn việc cắt bỏ ruột thừa có thể gây ra các biến chứng như:viêm phúc mạc, áp xe ruột thừa, nhiễm trùng huyết.
5. Phẫu thuật ruột thừa có nguy hiểm không?
Ruột thừa bị viêm nhiễm gây nhiễm trùng không thể chữa khỏi bằng thuốc mà cần phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa. Đây là một phương pháp phổ biến, kéo dài từ 40 phút đến một giờ trong hầu hết các ca phẫu thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa tránh tình trạng nhiễm trùng lan rộng khắp cơ thể và gây nhiễm trùng huyết
Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa này có thể được thực hiện theo hai cách khác nhau. Cách một là ba vết rạch nhỏ được thực hiện ở bụng để thực hiện các thao tác mổ nội soi. Hoặc, với cách hai, một vết rạch dài vài cm được thực hiện ngay cạnh rốn và cho phép tiếp cận ruột thừa dễ dàng hơn.
Trong trường hợp viêm ruột thừa cấp không biến chứng, ca phẫu thuật kết thúc nhanh và bệnh nhân chỉ cần nằm viện vài ngày để hồi phục và theo dõi. Trong trường hợp biến chứng viêm phúc mạc hoặc nhiễm trùng huyết, phức tạp hơn và thời gian phẫu thuật lâu hơn.
Trên đây là những thông tin cần thiết về vị trí, chức năng của ruột thừa cũng như bệnh lý liên quan đến cơ quan nhỏ này - bệnh viêm ruột thừa. Nếu bạn và người thân trong gia đình nhận thấy những dấu hiệu bệnh nêu trên, hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được những lời khuyên hữu ích, hướng điều trị từ các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Ngoài ra, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện qua số tổng đài:1900 56 56 56để được tư vấn thêm thông tin và hướng dẫn cách đặt lịch khám nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!