Tin tức
Tìm hiểu về cấu tạo xương bàn tay và cách xử trí với chấn thương xương bàn tay
- 03/12/2023 |Gãy móng tay: nguyên nhân và cách phòng tránh
- 14/12/2023 |Hạch thần kinh giao cảm và mối liên hệ với tăng tiết mồ hôi tay
- 09/01/2024 |Xương cổ tay nhô ra: nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp khắc phục
1. Giải phẫu cấu tạo xương bàn tay
Đặc thù ở bàn tay là có rất nhiều đốt, cụ thểcấu tạo xương bàn taynhư sau:
Hình ảnh mô phỏng cấu tạo xương bàn tay
1.1. Khớp bàn đốt
Khớp này nối từ xương bàn tay đến xương ngón tay. Ở 4 ngón trên bàn tay trái (trừ ngón cái), khớp bàn đốt là khớp lồi cầu vận động theo hướng khép lại của hai mặt phẳng, có thể duỗi, gập hoặc dạng ra.
Khi khớp ở góc gấp 70 - 90 độ sẽ có tầm vận động lớn nhất ở ngón út và nhỏ nhất ở ngón trỏ. Ở tư thế duỗi cổ tay góc 20 - 30 độ là lúc khớp bàn đốt gập mạnh nhất và cơ gấp của các ngón sẽ căng ra. Khi cổ tay trong tư thế duỗi ở góc 25 độ thì tầm vận động của khớp bàn đốt sẽ hạn chế khả năng duỗi của ngón tay.
Khớp bàn đốt ngón cái là dạng khớp bản lề. Đây là khớp chỉ có khả năng hoạt động và vận động trong một mặt phẳng.
1.2. Khớp gian đốt
Trongcấu tạo xương bàn tay, khớp gian đốt chính là khớp giữa các ngón. Tuy nhiên, từng ngón sẽ có 2 khớp gian ngón: khớp gần và khớp xa nối đốt gần, khớp giữa và khớp xa. Do ngón cái chỉ có 2 đốt nên cũng chỉ có 1 khớp gian đốt. Khớp này giúp cho ngón cái thực hiện được thao tác gấp duỗi.
Các khớp gian đốt thường không quá duỗi trừ khi có các dây chằng dài khiến cho khớp bị lỏng.
2. Chức năng của bàn tay
Sự liên kết chặt chẽ của các phần cấu tạo xương bàn tay giúp cho bàn tay đảm nhận tốt các chức năng của mình như:
2.1. Cầm nắm vật thể
Bàn tay thực hiện nhiệm vụ cầm nắm, thực hiện những động tác đòi hỏi tính phức tạp, tỉ mỉ như: cầm bút, vẽ, nhặt đồ,...
Bàn tay đảm nhận nhiều vai trò đối với hoạt động hàng ngày
2.2. Nhận diện, định danh cá nhân
Trên bàn tay của mỗi người đều có dấu vân tay và đường chỉ tay đặc trưng, là dấu hiệu định danh cá nhân, không thể nhầm lẫn với người khác. Các đường chỉ tay giúp tăng cường độ bám của bàn tay khi cầm một vật nào đó. Dấu vân tay là đặc điểm riêng không trùng lặp giữa các cá nhân, chúng được sử dụng để nhận diện và phân biệt từng cá thể người.
2.3. Theo dõi tình trạng sức khỏe
Màu sắc lòng bàn tay là tín hiệu dự báo tình trạng sức khỏe. Bình thường, lòng bàn tay có sắc hồng, nếu chuyển sang màu nhạt thì có thể là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu, bệnh gan mật. Nếu lòng bàn tay có màu đỏ son thì có thể là dấu hiệu của bệnh xơ gan.
Trên đầu ngón tay có móng tay, màu sắc và hình dạng của móng tay cũng góp phần dự báo tình trạng sức khỏe. Trong tình trạng bình thường, móng tay có màu hồng, nhưng nếu bị thiếu máu hoặc sắt, móng tay có thể trở nên nhạt màu. Trường hợp bị nhiễm lạnh thì móng tay sẽ chuyển màu tím tái.
2.4. Thể hiện đặc trưng sinh học
Mỗi bàn tay chịu sự điều khiển của bán cầu não đối lập. Bàn tay phải do bán cầu não trái điều khiển và ngược lại. Vì thế, thuận tay bên nào hơn cũng là đặc điểm riêng biệt mang dấu ấn cá nhân.
3. Một số bệnh lý bàn tay thường gặp và cách xử trí
3.1. Các bệnh lý xương bàn tay thường gặp
Bàn tay là một bộ phận cơ thể nhạy cảm và tham gia thường xuyên vào các hoạt động thường ngày. Đây cũng là lý do khiến cho bàn tay dễ gặp chấn thương.
Mọi chấn thương xương bàn tay cần được phát hiện và xử lý đúng cách để không ảnh hưởng đến chức năng vận động
- Gãy xương: gãy xương cổ tay, xương lòng bàn tay hoặc xương ngón tay có thể xảy ra do tai nạn, va chạm hoặc quá trình tập luyện thể thao.
- Chấn thương gân và cơ: căng gân,bong gân, đứt gân, rách cơ có thể là kết quả của các hoạt động vặn, xoay cổ tay hoặc tập luyện thể thao quá sức.
- Chấn thương khớp: do cấu tạo xương bàn tay có nhiều khớp nhỏ nên những khớp này rất dễ bị chấn thương. Điển hình có thể kể đến như: thoát vị khớp,viêm khớpxuất phát từ nguyên nhân căng thẳng, lạnh hoặc hoạt động quá mức.
-Vết thươngda: dùng công cụ nhọn không cẩn thận có thể khiến tay bị thương. Nếu không được sơ cứu và chăm sóc cẩn thận, vết thương da có thể bị nhiễm trùng.
- Chấn thương do hoạt động thể thao: leo núi, đá bóng, đua xe đạp,... có thể gây nên các chấn thương ở bàn tay như: nứt xương, rách gân, bong gân,...
- Bỏng: nhiệt độ quá cao hoặc quá lạnh rất dễ làm bỏng bàn tay.
3.2. Cách xử lý chấn thương với xương bàn tay
Phương pháp xử lý chấn thương xương bàn tay được đưa ra dựa trên mức độ và khu vực thương tổn. Có trường hợp chỉ cần điều trị tại nhà nhưng cũng có trường hợp bắt buộc phải can thiệp y tế tại bệnh viện. Người bệnh cần có sự chẩn đoán từ bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phương pháp điều trị phù hợp.
Người bịthoái hóa khớpngón tay - bàn tay, viêm khớp, có thể được bác sĩ chỉ định dùngthuốc giảm đau, thuốc chống viêm để giảm đau nhức, kiểm soát sưng viêm.
Trường hợp bị đau nhức xương bàn tay do chấn thương gây ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng giấc ngủ có thể được kê đơn thuốc chốngtrầm cảmba vòng. Việc dùng thuốc giúp làm dịu cảm giác đau nhức, xoa dịu tinh thần để người bệnh quên cơn đau và dễ ngủ hơn.
Nếu bị viêm hay thoái hóa xương bàn tay mức độ nghiêm trọng, không đáp ứng với các loại thuốc nêu trên, bác sĩ có thể chỉ định tiêm cortisone vào khớp để kháng viêm, giảm đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu trong một khoảng thời gian nhất định. Việc tiêm cortisone cũng sẽ giúp phục hồi chức năng cho phần cơ bị bất động, cải thiện khả năng vận động khớp.
Nội dung được chia sẻ trên đây hy vọng giúp quý khách hàng hiểu thêm vềcấu tạo xương bàn tayvà chức năng của bộ phận này. Nếu còn thắc mắc nào liên quan đến bệnh lý xương bàn tay, quý khách hàng có thể liên hệ hotline1900 56 56 56củaMEDLATECđể nhận được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!