Tin tức
Tìm hiểu về căn bệnh rubella và xét nghiệm rubella là gì?
- 25/09/2019 |Vai trò của khám và xét nghiệm cận lâm sàng trong chẩn đoán bệnh
- 27/09/2019 |Xét nghiệm cận lâm sàng là gì và được thực hiện ở chuyên khoa nào
- 13/09/2019 |Xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn được thực hiện thế nào?
1. Tìm hiểu về bệnh rubella
1.1. Bệnh rubella là gì?
Hiện nay,rubellalà một căn bệnh không quá xa lạ. Có thể hiểu đơn giản, đây là bệnh nhiễm trùng ảnh hưởng chủ yếu đến da và các hạch bạch huyết. Căn bệnh này bị gây ra bởi virus có tên rubella. Phần lớn trường hợpbệnh rubellachỉ gây tình trạng sốt nhẹ và phát ban. Sau vài ngày, người bệnh sẽ tự khỏi. Đây được coi là căn bệnh lành tính và không nguy cấp. Tuy nhiên, rubella lại có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, vì vậy chúng ta không nên coi thường căn bệnh này.
Virus gây bệnh rubella
Người mẹ mắc rubella có thể truyền bệnh sang thai nhi qua đường máu. Nếu bệnh truyền từ mẹ sang con sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đứa trẻ trong bụng mẹ có nguy cơ bị chết hoặc mắc rubella bẩm sinh. Vì vậy, mọi người nên tìm hiểuxét nghiệm rubella là gìđể chuẩn bị tốt nhất cho thai nhi.
1.2. Những triệu chứng thường gặp khi mắc rubella
Bệnh rubellaliên quan đến da và bạch huyết của người mắc bệnh. Vì vậy, triệu chứng phổ biến của rubella là người bệnh xuất hiện đốm phát ban. Ngoài dấu hiệu đặc biệt đó, người mắc rubella còn có một số biểu hiện trong 2 đến 3 tuần khi nhiễm. Trong thời gian đầu ủ bệnh trên, virus rubella tăng ở đường hô hấp trên và trong máu. Đây cũng là thời gian dễ lây nhiễm bệnh cho mọi người xung quanh nhất. Thời kì này, cần thực hiệnxét nghiệm rubellađể phát hiện virus gây bệnh trong máu và dịch hầu họng.
Giai đoạn tiếp theo của rubella là giai đoạn toàn phát. Nó sẽ kéo dài từ 1 - 3 ngày và có triệu chứng phát ban. Ngoài ra, người nhiễm bệnh còn xuất hiện tình trạng sốt nhẹ, sưng hạch,… Thời điểm này, virus ở trong máu và dịch hầu họng biến mất, thay vào đó kháng thể IgM và IgG xuất hiện.
Một số triệu chứng của bệnh rubella
Kết thúc giai đoạn toàn phát, người bệnh bắt đầu bước vào thời kỳ hồi phục. Cơ thể người bệnh lúc này sản sinh ra nhiều kháng thể có lợi để giúp cơ thể khỏi bệnh. Loại kháng thể này còn giúp cho cơ thể con người chống tái nhiễm virus rubella. Vì vậy, chúng ta nên tìm hiểu kỹ về các thông số khi xét nghiệm rubella là gì. Nó giúp chúng ta biết mình nhiễm bệnh hay không.
Ngoài ra, một số triệu chứng người bệnh sẽ gặp là nghẹt mũi, đau đầu, viêm mắt, đau khớp,… Đặc biệt, khi nhiễm rubella tình trạng của người lớn sẽ nghiêm trọng hơn so với trẻ em.
2. Ảnh hưởng của rubella đến người bệnh như thế nào?
2.1. Đối với người bình thường và trẻ em
Rubella được coi là căn bệnh khá lành tính, đặc biệt là với trẻ em. Có rất ít trường hợp gặp biến chứng khi mắc bệnh và thường gặp ở người trưởng thành. Một số ảnh hưởng mà rubella gây ra đó là đau và sưng khớp. Người bệnh sẽ cảm thấy bị đau và sưng ở ngón tay, đầu gối hoặc cổ tay.
2.2. Đối với phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai mắc bệnh rubella được coi là nguy hiểm. Bởi lẽ, bệnh này có thể lây từ mẹ sang con. Nếu thai nhi bị nhiễm rubella có nguy cơ dị tật bẩm sinh rất cao. Một số biến chứng có thể gặp là bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, điếc, chậm phát triển tâm thần. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai nên tìm hiểu kĩ xét nghiệm rubella là gì để thai nhi được phát triển tốt.
Bệnh rubella ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi
3. Tìm hiểu xét nghiệm rubella là gì?
3.1. Đối tượng nên xét nghiệm rubella
Người đặc biệt nên xét nghiệm rubella phụ nữ đang mang thai. Nếu thai phụ mắc rubella trong khi mang thai thì em bé ra đời có nguy cơ mắc hội chứng dị tật bẩm sinh. Một số biến chứng bệnh gây ra là đục thủy tinh thể, tim bẩm sinh,… Vì vậy, người mẹ nên xét nghiệm rubella để có phương án điều trị tốt nhất.
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ đang dự định có em bé cũng tìm hiểu xét nghiệm rubella là gì. Nếu kết quả chỉ ra rằng cơ thể người phụ nữ không có những kháng thể bảo vệ thì bạn nên xin lời khuyên của bác sĩ. Thường thì, những phụ nữ gặp tình trạng này nên đi tiêm phòng bệnh trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.
Ngoài các đối tượng kể trên, những ai cảm thấy mình có triệu chứng của bệnh rubella đều có thể đi xét nghiệm. Nếu phát hiện bệnh sớm thì người bệnh sẽ được chăm sóc để mau lành bệnh nhất.
3.2. Quá trình xét nghiệm rubella
Nhiều người thắc mắc: “Phương pháp để xét nghiệm rubella là gì?”. Các bác sĩ thường sử dụng phương pháp xét nghiệm máu để tìm kháng thể sinh ra bởi hệ miễn dịch để chống virus rubella. Quy trình thực hiện xét nghiệm rubella thường diễn ra theo trình tự như sau.
Rất nhiều người thắc mắc: “Phương pháp xét nghiệm rubella là gì?”
Như thường lệ, bác sĩ sẽ lấy máu từ tĩnh mạch ở cánh tay của người bị nghi ngờ nhiễm rubella để phân tích. Ở đó, người ta phân tích các loại kháng thể trong máu để tìm hiểu về khả năng miễn dịch của người đó. Đối với bệnh nhân xét nghiệm rubella, bác sĩ quan tâm phân tích kháng thể IgM và IgG.
IgM hay còn gọi là ImmunoglobulinM - một kháng thể xuất hiện khi người bệnh lần đầu tiên tiếp xúc với một kháng nguyên. Nó tồn tại trong cơ thể trẻ em khoảng 1 năm và trong cơ thể người lớn từ 7 - 10 ngày.
IgG còn được biết đến với tên gọi ImmunglobulinG, đây là loại kháng thể luôn luôn tồn tại trong máu. Người ta thườngxét nghiệm IgGcho những người muốn biết chắc chắn mình không bị rubella như phụ nữ muốn có thai, nhân viên y tế.
3.3. Đọc kết quả xét nghiệm rubella
Xét nghiệm IgM
Nếu có kết quả âm tính với IgM, tức là bạn không hề nhiễm bệnh. Tuy nhiên, thực tế cũng có một số ít trường hợp dễ bị nhiễm bệnh song không thể tạo ra đủ kháng thể. Vì vậy, việc bạn không mắc bệnh không thể kết luận chính xác.
Nếu có kết quả dương tính với IgM, chứng tỏ bạn mới bị nhiễm bệnh. Như đã giải thích ở trên, nếu người bệnh gặp kháng nguyên, kháng thể IgM sẽ xuất hiện đầu tiên. Tuy nhiên, xét nghiệm IgM chỉ là điều kiện cần để bạn biết mình có nhiễm rubella không. Vì ngoài virus rubella ra, rất nhiều loại virus có thể xâm nhập vào cơ thể người, khiến kháng thể IgM xuất hiện.
Xét nghiệm IgG
Để biết xét nghiệm rubella là gì thì người bệnh cần thực hiện xét nghiệm IgG. Nếu kết quả đưa ra là âm tính, hoặc nhỏ hơn bằng 0.7, chứng tỏ người này có rất ít kháng thể để miễn dịch với mầm bệnh. Kết quả từ 0.8 đến 0.9 tức là bạn mới phòng chống bằng cách tiêm vaccine và chưa thể đưa ra kết luận chính xác. Để biết kết chính xác bạn nên thực hiện xét nghiệm thêm một lần nữa. Với trường hợp kết quả xét nghiệm dương tính từ 1 trở lên tức là người bệnh có kháng thể rubella trong máu. Đồng thời, bạn có khả năng chống lại virus trong tương lai.
4. Gợi ý cơ sở xét nghiệm rubella uy tín
Chúng ta thấy rằng, mọi người nên tìm hiểu rõ xét nghiệm rubella là gì, đặc biệt là phụ nữ có thai. Một trong những địa chỉ uy tín để thực hiện xét nghiệm đó là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là cơ sở y tế chất lượng, nổi tiếng về xét nghiệm phát hiện rubella. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có trên 23 năm kinh nghiệm, hệ thống xét nghiệm tại đây đạt chuẩn quốc tếISO 15189:2012. Nếu muốn thực hiện xét nghiệm bởi các bác sĩ tại đây, bạn có thể liên hệ với tổng đài1900 56 56 56.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở xét nghiệm rubella uy tín
Chắc hẳn, mọi người đã có cái nhìn tổng quát về bệnh rubella và xét nghiệm rubella là gì. Đối tượng đặc biệt nên thực hiện xét nghiệm đó là phụ nữ đang có thai và có dự định mang thai. Đây là cách tốt nhất để thai nhi phát triển tốt, không bị mắc bệnh bẩm sinh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!