Tin tức
Tìm hiểu một số vấn đề cơ bản về tế bào thần kinh
- 16/10/2023 |Đau dây thần kinh chẩm: Nguyên nhân và cách điều trị
- 19/10/2023 |Dị tật ống thần kinh: Chẩn đoán bằng cách nào?
- 23/11/2023 |Khám thần kinh: Những dấu hiệu cảnh báo và địa chỉ thăm khám
1. Tế bào thần kinh có cấu tạo như thế nào?
Tập hợp cáctế bào thần kinhtạo nên hệ thần kinh, mỗi loại tế bào thần kinh sẽ đảm nhận những chức năng riêng. Khởi điểm của hệ thần kinh chính là ngoại bì phôi.
Các thành phần của tế bào thần kinh
Cấu tạo của hệ thần kinh gồm:
- Tế bào thần kinh chuyên biệt giữ vai trò thần kinh và dẫn truyền.
- Tế bào thần kinh đệm giữ vai trò nâng đỡ, gồm nhiều loại tế bào khác nhau như:
+ Hệ thần kinh ngoại vi với tế bào Schwann và tế bào vỏ bao.
+ Hệ thần kinh trung ương với tế bào biểu mô nội tủy, vi bào đệm, ít nhánh và tế bào sao.
2. Các thành phần cấu trúc nên tế bào thần kinh
Có thể dùng kính hiển vi để quan sát tế bào thần kinh. Quan sát qua công cụ này sẽ thế mỗi tế bào thần kinh gồm các phần:
2.1. Thân tế bào
Phần này là đoạn phình ra to nhất của tế bào thần kinh, với các thành phần khác nhau như: ống siêu vi, tơ thần kinh, bộ máy Golgi,.. Nhiệm vụ của phần thân là cung cấp dinh dưỡng cho toàn bộ tế bào thần kinh, phát ra xung động thần kinh và tiếp nhận xung động thần kinh từ một nơi khác truyền đến tế bào thần kinh.
2.2. Sợi nhánh
Sợi nhánh gồm nhiều tua ngắn mỏng mọc ra từ thân tế bào. Mỗi tế bào thần kinh có rất nhiều sợi nhánh và mỗi sợi nhánh lại gồm các nhánh khác nhau.
Nhiệm vụ của sợi nhánh là tiếp nhận xung thần kinh từ tế bào khác để truyền đến phần thân của tế bào thần kinh. Xung thần kinh có thể ở dạng ức chế hoặc kích thích, là loại tín hiệu hướng tâm.
2.3. Sợi trục
Đây là các sợi đơn dài đưa thông tin từ thân tế bào đến phần còn lại của tế bào thần kinh. Trung bình, đường kính mỗi sợi trục thường trong khoảng 0.5 - 22 μm nhưng con số này không có sự đồng nhất.
Bao bọc sợi trục chính là lớp vỏ myelin do tế bào Schwann tạo thành. Lớp vỏ này chia thành các đoạn. Phần giữa bao myelin là eo thắt Ranvie. Giữa 2 eo Ranvie duy trì một khoảng cách 1.5 - 2 mm.
Diện tích tiếp xúc giữa các nhánh nhỏ ở cuối sợi trục của tế bào thần kinh này với sợi nhánh của tế bào khác hoặc các cơ quan thụ cảm gọi là khớp thần kinh. Các sợi trục không tương đồng về chiều dài, có những sợi rất ngắn nhưng lại có những sợi dài > 1m. Sợi trục nào dài nhất gọi là hạch rễ lưng.
Các hạch rễ lưng tạo thành cụm tế bào thần kinh có nhiệm vụ truyền tải thông tin từ da đi tới não. Vì thế, người phát triển chiều cao vượt trội sẽ có một số sợi trục trong hạch rễ lưng kéo dài từ ngón chân đi đến thân não với chiều dài 2m.
Mô tả hoạt động của tế bào thần kinh
3. Phân loại và chức năng của tế bào thần kinh
3.1. Phân loại tế bào thần kinh
Các loạitế bào thần kinhkhông giống nhau về cấu tạo di truyền, chức năng và cấu trúc. Xét trên phương diện chức năng, tế bào này được phân chia thành 3 loại:
3.1.1. Tế bào thần kinh cảm giác
Các tế bào thần kinh cảm giác đóng vai trò giúp cơ thể cảm nhận mọi điều xung quanh, nghe, nhìn, ngửi và nếm. Dây thần kinh cảm giác được các yếu tố đầu vào hóa học và vật lý trong môi trường kích hoạt. Trong đó, yếu tố hóa học là vị và mùi; yếu tố vật lý là ánh sáng, nhiệt, cảm ứng và âm thanh.
3.1.2. Tế bào thần kinh vận động
Chức năng của tế bào này đúng như tên gọi của nó. Vận động ở đây bao gồm cả dạng không tự nguyện và tự nguyện. Nhờ có tế bào thần kinh mà tủy sống và não liên lạc được với các cơ quan, các tuyến, hệ cơ trong cơ thể.
Có 2 loại tế bào thần kinh vận động:
+ Tế bào thần kinh vận động dưới: đảm nhận vai trò truyền dẫn tín hiệu của tủy sống cho cơ xương và cơ trơn.
+ Tế bào thần kinh vận động trên: đảm nhận vai trò truyền dẫn tín hiệu qua lại giữa não và tủy sống.
3.1.3. Tế bào thần kinh trung gian
Đây là loại tế bào có mặt ở tủy sống và não, chiếm số lượng nhiều hơn so với tế bào thần kinh vận động và tế bào thần kinh cảm giác. Nhiệm vụ của tế bào thần kinh trung gian là truyền tín hiệu từ tế bào thần kinh cảm giác đến tế bào thần kinh vận động. Các tế bào thần kinh trung gian thường liên kết dạng mạch để giúp cơ thể phản ứng lại kích thích từ môi trường bên ngoài.
3.2. Chức năng của tế bào thần kinh
Các tế bào thần kinh có chức năng cảm ứng và dẫn truyền
Chức năng chính của tế bào thần kinh chính là dẫn truyền và cảm ứng thần kinh:
- Chức năng dẫn truyền: tế bào thần kinh sẽ lan truyền xung thần kinh từ nơi phát sinh hoặc tiếp nhận về phần thân tế bào rồi truyền tới sợi trục chính.
- Chức năng cảm ứng: tế bào thần kinh phát ra xung thần kinh để tiếp nhận và phản ứng lại kích thích bên ngoài.
Nhìn chung, các tổ chức thần kinh trong cơ thể đều được cấu tạo từ đơn vị cơ bản là tế bào thần kinh. Từng tế bào thần kinh sẽ gồm có thân chính và các nhánh, đảm nhận các vai trò khác nhau của hoạt động sống. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở tế bào thần kinh vì thế đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe.
Mong rằng những chia sẻ trên đây đã giúp quý khách hiểu hơn về tế bào thần kinh và vai trò của nó đối với hoạt động chức năng của cơ thể. Nếu còn thắc mắc nào về vấn đề này, quý khách có thể liên hệ hotline1900 56 56 56để được tổng đài viên củaHệ thống Y tế MEDLATECgiải đáp chính xác và đầy đủ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!