Tin tức

Tìm hiểu đối tượng và khi nào nên chụp cộng hưởng từ toàn thân?

Ngày 28/02/2024
KTV Nguyễn Huy Bách
Chụp cộng hưởng từ toàn thân là kỹ thuật đang được sử dụng nhiều trong việc tầm soát bệnh, đặc biệt là các bệnh hiểm nghèo như ung thư. Tuy nhiên, phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân không phải dành cho tất cả mọi người. Hãy cùng tìm hiểu xem đối tượng nào có thể thực hiện phương pháp này và khi nào nên thực hiện.

Chụp cộng hưởng từ toàn thân là gì?

Chụp cộng hưởng từtoàn thânlà phương pháp sử dụng sóng radio cùng với từ trường để tạo ra hình ảnh cắt lớp của các bộ phận trên cơ thể. Phương pháp này còn được gọi với cái tên khác là chụp MRI toàn thân.

chụp cộng hưởng từ toàn thân

Hình ảnhchụp cộng hưởng từ toàn thân.

Sóng radio và từ trường sẽ đi qua cấu trúc của bộ phận được chụp, ghi nhận các tín hiệu và chuyển đổi sang thành dạng hình ảnh thể hiện cấu trúc bên trong cơ thể. Hình ảnh các mô, cơ, cấu trúc và xương sẽ được thể hiện và phân biệt rõ nét, độ phân giải cao giúp cho bác sĩ dễ dàng quan sát và đọc kết quả bệnh lý.

Do không sử dụng tia bức xạ và không xâm lấn nên phương phápchụp cộng hưởng từ toàn thânkhông gây đau đớn cho người chụp cũng như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Đối tượng nào cần thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân?

Phương phápchụp cộng hưởng từ toàn thânmang lại hiệu quả cao trong chăm sóc sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, có một số đối tượng mới có thể thực hiệnchụp cộng hưởng từ toàn thân, bao gồm:

  • Đối tượng cần chẩn đoán các tổn thương thứ phát: Phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá được toàn diện các dấu hiệu bất thường hay những tổn thương chưa rõ nguyên nhân đối với cơ thể bệnh nhân.
  • Khi cần chẩn đoán những khối u nguyên phát thìchụp cộng hưởng từ toàn thânlà một lựa chọn tối ưu. Phương pháp này giúp đánh giá và kiểm tra sự lan rộng của các khối u trong cơ thể. Thông qua hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ xác định được giai đoạn phát triển của khối u và tình trạng bệnh hiện tại để có phương hướng điều trị phù hợp.
  • Đối tượng cần kiểm tra sau khi thực hiện phẫu thuật hay hóa trị, xạ trị: Hình ảnhchụp cộng hưởng từ toàn thânsẽ giúp bác sĩ đánh giá được quá trình điều trị có đáp ứng tốt với cơ thể bệnh nhân hay không, có hạn chế được mầm bệnh hay không và bệnh có phát triển hơn không.
  • Bên cạnh đó, những người muốn được tầm soát bệnh toàn thân cũng có thể lựa chọnchụp cộng hưởng từ toàn thân. Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp thì bạn cần phải xin ý kiến của bác sĩ xem có nên thực hiện hay không vì chi phí cũng khá cao.

Khi nào nên đi chụp cộng hưởng từ toàn thân

Chụp cộng hưởng từ toàn thânđược thực hiện với 2 mục đích chính bao gồm:

  • Chụp cộng hưởng từ những cơ quan quan trọng như đầu, cổ, ngực, bụng, cột sống, sọ não, gan mật, tụy, lách, tử cung, khu vực vùng chậu để tầm soát các bệnh lý hay gặp.
  • Chụp cộng hưởng từ khuếch tán toàn thân để kiểm tra sự di căn của các tế bàoung thưkhi bệnh nhân không thực hiện được kỹ thuật chụp PET/CT.

chụp cộng hưởng từ toàn thân

Khi có tổn thương vùng não nên chụp cộng hưởng từ.

Phương phápchụp cộng hưởng từ toàn thâncòn được thực hiện khi:

  • Khách hàng mong muốn sử dụng kỹ thuật này để tầm soát phát hiện những bất thường trong cơ thể khi nghi ngờ dấu hiệu bệnh.
  • Khách hàng có tiền sử trong gia đình có người mắc các bệnh lý hay ung thư.
  • Khách hàng có các yếu tố nguy hiểm với cơ thể như viêm gan,xơ gan, môi trường làm việc không được an toàn.
  • Khách hàng có dấu hiệu đau bất thường ở các cơ quan và nghi ngờ bệnh muốn kiểm tra chính xác nguyên nhân bệnh.
  • Khách hàng đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng và cần thực hiệnchụp cộng hưởng từ toàn thânđể đánh giá giai đoạn bệnh cũng như biết được tình trạng của bệnh sau mỗi lần điều trị.

Ưu và nhược điểm khi thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân

Phương phápchụp cộng hưởng từ toàn thânmặc dù rất tối ưu và được nhiều đơn vị sử dụng trong việc khám và điều trị bệnh. Tuy nhiên, phương pháp cũng tồn tại những ưu và nhược điểm khác nhau.

Ưu điểm khi thực hiện chụp cộng hưởng từ toàn thân

  • Phương pháp thực hiện không xâm lấn, không sử dụng các tia bức xạ do đó an toàn đối với bệnh nhân, không gây tổn thương đau đớn. Khi khám sàng lọc và tầm soát bệnh thì bạn thường được chỉ địnhchụp cộng hưởng từ toàn thân.
  • Kết quả thu về có độ chính xác cao: Hình ảnhchụp cộng hưởng từ toàn thânrõ nét, có độ phân giải cao, thể hiện được chi tiết cấu trúc bên trong bộ phận chụp và có thể tái tạo hình ảnh 3D. Khi chụp mạch máu bạn cũng không cần tiêm thuốc đối từ mà vẫn cho hình ảnh chi tiết, thậm chí những tổn thương có kích thước nhỏ cũng được chụp chính xác.
  • Quá trình thực hiệnchụp cộng hưởng từ toàn thânkhông quá phức tạp, khá đơn giản: Máy chụp cộng hưởng từ có thể chụp được cấu trúc cơ thể ở nhiều mặt phẳng khác nhau mà hình ảnh vẫn chính xác. Do vậy, khi thực hiện bệnh nhân không cần di chuyển nhiều, sau khi kết thúc người bệnh vẫn có thể hoạt động bình thường và tiếp xúc với mọi người mà không cần hạn chế.

chụp cộng hưởng từ toàn thân

Máy chụp cộng hưởng từ tại MEDLATEC.

Nhược điểm của phương pháp chụp cộng hưởng từ toàn thân

  • Bệnh nhân khi thực hiệnchụp cộng hưởng từ toàn thâncần phải nằm im một tư thế, tránh di chuyển để hình ảnh chụp thu được đạt chất lượng tốt, không làm ảnh hưởng đến toàn bộ hình ảnh giải phẫu cấu trúc cơ thể. Nếu chẳng may bạn di chuyển thì quá trình sẽ cần thực hiện lại từ đầu.
  • Thời gian chụp mất nhiều thời gian vì cần chụp nhiều bộ phận. Thời gian chụp có thể kéo dài từ 40 đến 60 phút, nếu có bất thường thì thời gian chụp có thể lâu hơn. Do đó, phương pháp này không được sử dụng với các trường hợp cấp cứu.
  • Máy chụp cộng hưởng từ thường có tiếng ồn cho nên nếu người nào không quen sẽ cảm thấy bị ồn và khó chịu tai. Lúc đó, người chụp cần được trang bị tai nghe chuyên dụng để hạn chế ảnh hưởng của tiếng ồn.

Với những thông tin ở trên, bạn đã hiểu được đối tượng nào có thểchụp cộng hưởng từ toàn thâncũng như nắm bắt được khi nào nên thực hiện kỹ thuật này. Để có thể hiểu sâu hơn về kỹ thuậtchụp cộng hưởng từ toàn thân, bạn có thể liên hệ đến cơ sở y tế MEDLATEC để được hỗ trợ tư vấn.

Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:

-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000

-Website: medim.vn.

-Email: Info@medim.vn.

-Địa chỉ cơ sở://www.m88bifa.info/he-thong-medlatec-benh-vien

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map