Tin tức
Tìm hiểu các phương pháp chẩn đoán ung thư tinh hoàn hiện nay
- 28/04/2021 |5 dấu hiệu sớm của ung thư tinh hoàn dễ nhận biết nhất
- 23/06/2022 |“Bỏ túi” ngay các biện pháp phòng ngừa ung thư tinh hoàn
1. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn
Trước khi có phương pháp chẩn đoánung thưtinh hoàn chính xác, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân và triệu chứng của căn bệnh này.
Nguyên nhân
Thông thường, các tế bào trong tinh hoàn sẽ phát triển và phân chia có trật tự. Điều này giúp duy trì các hoạt động và chức năng của tinh hoàn một cách bình thường. Thế nhưng, có những tế bào phát triển bất thường và tăng trưởng “mất kiểm soát”.
Đây được gọi là những tế bào ung thư. Nếu chúng phân chia quá nhanh sẽ hình thành nên khối u và gây ung thư tinh hoàn. Về nguyên nhân thì đến nay, vẫn chưa xác định đâu là nguyên nhân chính xác gây ung thư tinh hoàn.
Nhưng bệnh này thường gặp ở những nam giới bị ẩn tinh hoàn hoặc tinh hoàn 2 bên không cân đối. Hoặc cũng có những nguyên nhân khác gây ra bệnh như trước đó bị quai bị, thoát vị bẹn, tràn dịch màng tinh hoàn,…
Tế bào ung thư phát triển nhanh bất thường, hình thành nên khối u trong tinh hoàn
Triệu chứng
Việc nhận biết các triệu chứng sẽ mang đến nhiều thuận lợi trong chẩn đoán ung thư tinh hoàn. Dưới đây là một số triệu chứng nam giới không nên bỏ qua:
Một bên tinh hoàn thay đổi kích thước, to hơn bình thường, gây mất cân đối. Khi lấy tay sờ vào có thể cảm nhận rõ có “cục u” hơi sưng trong tinh hoàn.
Nam giới cảm thấy đau bẹn bìu và tinh hoàn. Cảm giác đau ngày càng rõ rệt và nặng nề do khối u trong tinh hoàn to lên và kéo tinh hoàn “xệ” xuống.
Khi khối u to sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, gây cảm giác đau hơn và lan rộng ra cả vùng háng, vùng bụng dưới.
Trong những giai đoạn sau của bệnh, nam giới sẽ cảm thấy đau ngực, khó thở, ho ra máu, ngực mềm hoặc to lên, sưng một hoặc hai bên chân.
Ung thư tinh hoàn có nhiều triệu chứng, trong đó người bệnh sẽ thấy đau bẹn bìu và tinh hoàn do khối u gây ra
2. Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Để biết chính xác có bị ung thư tinh hoàn hay không, khi có các dấu hiệu nói trên, người bệnh cần đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám. Bác sĩ sẽ thăm khám, kiểm và chẩn đoán ung thư tinh hoàn theo quy trình sau.
Siêu âmbìu
Siêu âm bìu có thể phát hiện được 75% các trường hợp tinh hoàn có khối u hoặc bị tràn dịch màng tinh hoàn. Ngoài ra, siêu âm bìu còn giúp xác định khối u nằm trong hay ngoài tinh hoàn, bản chất của khối u trong tinh hoàn là rắn hay chứa dịch lỏng.
Để siêu âm bìu, người bệnh sẽ nằm ngửa, dang rộng 2 chân, bác sĩ bôi gel vào bìu và dùng đầu dò di chuyển khắp bìu.
Siêu âm ổ bụng
Trường hợp khối u tinh hoàn phát triển to, gây ra các tổn thương ở vùng bụng khiến người bệnh đau nhiều thì bác sĩ có thể chỉ định siêu âm ổ bụng. Siêu âm ổ bụng còn giúp phát hiện tình trạng tinh hoàn lạc chỗ, không phải nằm ở bìu như thông thường.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu thường được chỉ định trong chẩn đoán bệnh, trong đó có chẩn đoán ung thư tinh hoàn. Xét nghiệm máu nhằm xác định chất chỉ điểm ung thư. Bình thường thì những chất này vẫn có trong máu nhưng với nồng độ cho phép.
Nếu nồng độ tăng cao đột ngột thì cần lưu ý. Lúc này, không hẳn là bạn đã bị ung thư tinh hoàn, nhưng sẽ là cơ sở để hỗ trợ bác sĩ trong công tác chẩn đoán và định hướng điều trị.
Xét nghiệm máu được áp dụng trong chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Xét nghiệm tế bào học
Bác sĩ dùng kim nhỏ chích vào khối u tinh hoàn và lấy ra một ít dịch trong khối u. Sau đó mang dịch này đi làm xét nghiệm tế bào học để tìm ra các tế bào ác tính. Phương pháp này còn được gọi là sinh thiết u tinh hoàn.
3. Điều trị ung thư tinh hoàn
Sau khi chẩn đoán ung thư tinh hoàn và xác định tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị các phương pháp điều trị sau:
Phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn
Đây là phương pháp được áp dụng nhiều nhất trong điều trị ung thư tinh hoàn. Đặc biệt, nếu trong giai đoạn đầu của bệnh thì đây sẽ là phương pháp điều trị duy nhất. Bác sĩ thực hiện một vết mổ nhỏ ở háng và lấy tinh hoàn ra. Sau đó đặt tinh hoàn giả chứa nhiều nước muối vào vị trí tinh hoàn đã cắt bỏ.
Cắt bỏ tinh hoàn là phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn được áp dụng trong mọi giai đoạn và trường hợp
Phẫu thuật loại bỏhạch bạch huyết
Đối với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ thực hiện vết mổ ở bụng rồi tiến hành loại bỏ các hạch bạch huyết. Quá trình này sẽ khó tránh khỏi sự tổn thương lên các dây thần kinh xung quanh hạch bạch huyết. Và khi dây thần kinh bị tổn thương thì có thể dẫn đến một số vấn đề về cương dương và xuất tinh.
Xạ trị
Là phương pháp sử dụng tia X để triệt tiêu các tế bào ung thư. Xạ trị có thể thực hiện độc lập, hoặc áp dụng sau khi người bệnh đã cắt bỏ tinh hoàn. Phương pháp này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do làm suy giảm số lượng tinh trùng. Vì vậy, trước khi thực hiện, nên tham vấn bác sĩ về cách bảo quản tinh trùng nếu có ý định sinh con.
Hóa trị
Là phương pháp điều trị bằng cách sử dụng thuốc tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị có thể thực hiện độc lập, hoặc áp dụng sau khi người bệnh đã phẫu thuật cắt bỏ hạch bạch huyết. Tương tự xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là gây vô sinh.
Nếu tinh hoàn xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bạn có thể đến Bệnh viện MEDLATEC để các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm kiểm tra. Với Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng nhận CAP, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh có đầy đủ các loại máy móc hỗ trợ kiểm tra, thăm khám như máy chụp MRI, máy chụp CT, máy siêu âm, X-quang,... sẽ giúp phát hiện, chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có phương án điều trị hiệu quả nhất.
Đừng quên gọi đến hotline1900 56 56 56để được hỗ trợ đặt lịch khám trước nhanh chóng!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!