Tin tức

Thuốc chống biến chứng tiểu đường: Phân loại và lưu ý sử dụng

Ngày 02/06/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tiểu đường là căn bệnh mạn tính diễn biến trong âm thầm nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng vô cùng nguy hiểm. Mục tiêu chính trong điều trị bệnh lý này đó chính là kiểm soát tốt lượng đường huyết bằng cách thay đổi lối sống và kế hoạch ăn uống lành mạnh, cùng với đó là dùng các thuốc chống biến chứng tiểu đường.

1. Tầm quan trọng của các thuốc chống biến chứng tiểu đường

Bệnhtiểu đườngnếu không được điều trị và kiểm soát tốt có thể gây ra những tổn thương từ nhẹ đến nặng cho các cơ quan trong cơ thể, bao gồm tổn thương tim mạch, biến chứng vi mạch (bệnh võng mạc, bệnh thần kinh hay bệnh thận dođái tháo đường), biến chứng đường tiêu hóa, trầm cảm hay tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Để không gặp phải những biến chứng nêu trên, người bệnh bên cạnh việc điều chỉnh lối sống cũng cần kết hợp sử dụng các thuốc chống biến chứng tiểu đường. Việc dùng những loại thuốc này không chỉ giúp ngăn cản diễn tiến của bệnh mà còn giúp bệnh nhân nâng cao chất lượng cuộc sống.

Các thuốc chống biến chứng tiểu đường rất quan trọng đối với những người mắc căn bệnh này

Các thuốc chống biến chứng tiểu đường rất quan trọng đối với những người mắc căn bệnh này

2. Danh sách các nhóm thuốc chống biến chứng tiểu đường

2.1. Thuốc điều trị bệnh thận do tiểu đường

Đặc trưng của biến chứng này là bệnh nhân tiểu ra albumin niệu, tănghuyết ápvà giảm mức lọc cầu thận, từ đó làm tăng nguy cơ biến chứng tim mạch và tăng tỷ lệ tử vong.

Phương pháp điều trị hiệu quả cho những bệnh nhân bị bệnh thận do tiểu đường đó là thay đổi lối sống, chế độ ăn khoa học để kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết và rối loạn lipid máu. Một số loại thuốc cũng được sử dụng trong trường hợp này đó là thuốc chẹn thụ thể angiotensin và thuốc ức chế men chuyển giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh tiểu đường, giảm tình trạng bài tiết albumin qua nước tiểu và hạ huyết áp.

2.2. Biến chứng rối loạn chức năng dạ dày

Dạ dày cũng là một trong những cơ quan bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường. Người bệnh có thể kiểm soát biến chứng liên quan tới dạ dày do tiểu đường bằng cách thay đổi thói quen ăn uống cho phù hợp hơn như chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, giảm thiểu chất béo và ăn một lượng chất xơ vừa đủ.

Một số loại thuốc chống biến chứng tiểu đường ở dạ dày cũng được bác sĩ kê đơn, bao gồm thuốc kháng cholinergic, opioid, chất chủ vận thụ thể GLP-1, thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế dipeptidyl peptidase 4 và pramlintide.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng thuốc Metoclopramide trong điều trị liệt dạ dày nhưng không được dùng quá 5 ngày bởi vì thuốc có thể gây nên một số tác dụng phụ bao gồm buồn ngủ, bồn chồn và mệt mỏi. Thuốc không dành cho những người bị rối loạn vận động chậm, động kinh, mắc bệnh u bạch cầu hoặc kích thích nhu động đường tiêu hóa.

2.3. Biến chứng bệnh thần kinh

Tiền đái tháo đường, tiểu đường type 2 hoặc tiểu đường type 1 trên 5 năm có thể gây biến chứng bệnh thần kinh. Có nhiều bệnh thần kinh khác nhau là hệ quả của đái tháo đường và một số thuốc được sử dụng để kiểm soát biến chứng này bao gồm: pregabalin, tapentadol và duloxetine. Bên cạnh đó còn có các thuốc khác như monoamine và opioid.

Các thuốc chống biến chứng tiểu đường ở hệ thần kinh cũng tồn tại những tác dụng phụ như sau:

  • Chóng mặt, nhức đầu;

  • Khô miệng;

  • Mờ mắt;

  • Buồn ngủ;

  • Tăng cân;

  • Mệt mỏi;

  • Tăng tiết nước bọt;

  • Táo bón;

  • Đặc biệt không sử dụng tapentadol ở những người mắc bệnh suy thận hay suy gan nặng.

Thuốc chống biến chứng tiểu đường sẽ được chỉ định dựa trên nguy cơ biến chứng

Thuốc chống biến chứng tiểu đường sẽ được chỉ định dựa trên nguy cơ biến chứng

2.4. Biến chứng hạ huyết áp thế đứng

Biến chứng này được đánh giá là có liên quan tới bệnh thần kinh do tiểu đường, có thể cải thiện được bằng cách dùng thuốc hay không dùng thuốc. Một trong những loại thuốc giúp khắc phục tình trạng này cần phải kể đến đó là Midodrine. Loại thuốc này có tác dụng hỗ trợtăng huyết ápkhi bệnh nhân gặp biến chứng hạ huyết áp tư thế đứng do tiểu đường. Trong quá trình sử dụng Midodrine, bệnh nhân cần lưu ý các tác dụng phụ có thể xảy đến như sau:

  • Thường gặp: tăng huyết áp khi nằm hoặc ngồi, nổi da gà, mẩn ngứa da đầu, dị cảm, tiểu gấp, tiểu rắt, bí tiểu, ớn lạnh, đau bụng;

  • Ít gặp: khó chịu, bồn chồn, nhức đầu, mặt đỏ bừng, miệng khô, lo lắng, hồi hộp, phát ban, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh;

  • Hiếm gặp: mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, tức ngực, rối loạn tri giác, choáng váng, rối loạn chức năng gan, tai biến mạch máu não,...

2.5. Bệnh võng mạc do tiểu đường

Phù hoàng điểm và bệnh võng mạc do mắc đái tháo đường là các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng thị giác của bệnh nhân, thậm chí là gây mù loà sau này.

Ngoài các thuốc chống biến chứng tiểu đường được ứng dụng trong điều trị bệnh võng mạc, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân trị liệu bằng laser hoặc các loại thuốc nhỏ mắt, các thuốc chống viêm không steroid (nepafencac, diclofenac và ketorolac),...

2.6. Biến chứng loét bàn chân do tiểu đường

Loét và nhiễm trùng bàn chân là bến chứng điển hình của bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân dẫn tới biến chứng này là do bệnh động mạch ngoại biên, bệnh lý thần kinh ngoại biên và suy giảm sức đề kháng.

Cụ thể bệnh động mạch ngoại biên là do tình trạng giảm lượng máu cung cấp cho chi dưới và xơ vữa mạch máu các chi dưới gây ra.Chính điều này khiến da sẽ dễ gặp phải chấn thương và khó lành. Bệnh gây ra biến chứng loét bàn chân, hoại tử các mô da bàn chân thậm chí là bệnh nhân phải phẫu thuật đoạn chi để ngăn chặn quá trình hoại tử.

Do đó bệnh nhân tiểu đường cần được hướng dẫn về cách chăm sóc cơ thể hàng ngày, đặc biệt là chú ý đến vệ sinh bàn chân. Nếu nhận thấy da chân có dấu hiệu khô, nứt nẻ, trầy xước thì cần xử lý ngay bằng cách dùng kem dưỡng ẩm hoặc theo dõi nguy cơ nhiễm trùng. Người bệnh nên lựa chọn cỡ giày dép hợp lý, thoải mái, không bôi thuốc mỡ vào các kẽ chân, không đi chân trần, không để chân tiếp xúc với các loại hóa chất ăn da hoặc đồ vật nóng,...

Bệnh nhân nên kiểm tra mức đường huyết mỗi ngày và phòng ngừa biến chứng bằng thuốc

Bệnh nhân nên kiểm tra mức đường huyết mỗi ngày và phòng ngừa biến chứng bằng thuốc

Một số loại thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều trị biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường thể nhẹ bao gồm: thuốc chống cầu khuẩn gram dương (doxycycline, minocycline, clindamycin, linezolid, cephalexin,...). Đối với những trường hợp bị loét từ nhẹ đến trung bình thì phải truyền kháng sinh tại viện, thường là do nhiễm phải cầu khuẩn gram âm, gram dương hay vi khuẩn kỵ khí. Nếu bệnh nhân nhiễm trùng từ vừa đến nặng thì cần sử dụng các thuốc chứa tigecycline, daptomycin, vancomycin và linezolid,...

Trên đây là các nhóm thuốc chống biến chứng tiểu đường thường được chỉ định. Tuy công nghệ khoa học ngày càng phát triển với nhiều loại thuốc mới được ra đời nhưng những gánh nặng do bệnh tiểu đường gây ra vẫn còn là vấn đề vô cùng nan giải. Vì vậy để ổn định đường huyết và kiểm soát tốt các triệu chứng cũng như biến chứng của bệnh thì bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện hợp lý, sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn đang có các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường hay còn nhiều băn khoăn cần được giải đáp về căn bệnh này, hãy liên hệ qua hotline1900 56 56 56để được tổng đài viên củaMEDLATECtư vấn, hỗ trợ đặt lịch cùng các bác sĩ tại Chuyên khoa Nội tiết ngay hôm nay!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map