Tin tức
Thoát vị não ở trẻ và những kiến thức phụ huynh không thể bỏ qua
- 28/02/2024 |Hội chứng màng não và những triệu chứng nhận biết bệnh
- 30/03/2024 |Nên chụp CT sọ não khi nào? Quy trình và ưu nhược điểm của kỹ thuật
- 10/04/2024 |Bệnh viêm màng não mô cầu: Dấu hiệu nhận biết và phương pháp chữa bệnh
1. Thoát vị não ở trẻ là gì?
Thoát vị màng não tủy hay thoát vị não là một bệnh nguy hiểm và khá hiếm gặp. Nguyên nhân gây bệnh là do những khuyết tật ở ống sống của trẻ ngay từ khi trẻ được sinh ra. Trong đó, ống sống có chứa tủy sống cùng với các rễ thần kinh.
Thoát vị não ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm
Ở những trường hợp này, cung sau của đốt sống bị khuyết rất rộng và vì thế ống sống dễ dàng thông với phần mềm bên ngoài và khiến cho màng cứng của tủy phình to ra, hình thành túi thoát vị. Trẻ mắc bệnh sẽ có những bất thường nghiêm trọng về hình dáng, ảnh hưởng đến sinh hoạt, có thể mất chức năng thần kinh, do đó, căn bệnh này được đánh giá là vô cùng nguy hiểm.
Thoát vị não ở trẻ có thể được phân ra thành những dạng bệnh như sau:
- Thoát vị màng não tuỷ: Là tình trạng túi thoát vị có chứa màng cứng, màng nhện và dịch não tủy.
- Thoát vị màng não tuỷ - tuỷ: Ở những trường hợp này, túi thoát vị thường có chứa màng cứng cùng với dịch não tuỷ và một phần tuỷ.
- Thoát vị tuỷ: Là những trường hợp túi thoát vị lấp đầy tủy.
- Thoát vị ống tuỷ - tuỷ: Bệnh nhi xuất hiện túi thoát vị chứa tuỷ và ống tủy trung tâm.
2. Triệu chứng thoát vị não ở trẻ sơ sinh
Trẻ mắc bệnh thường sẽ có một triệu chứng dễ nhận biết là những khối thoát vị vùng thắt lưng – cùng. Đặc điểm của khối thoát vị này là khá mềm, được một lớp da nhăn bảo vệ bên ngoài, bên trong khối thoát vị chứa dịch não tủy hoặc có chứa cả dịch não tủy và mô não.
Cha mẹ nên quan tâm, theo dõi để phát hiện sớm bất thường ở trẻ
Khối thoát vị ở từng trường hợp trẻ sẽ có những hình dạng khác nhau, chẳng hạn như lớp da dày và ít có nguy cơ vỡ hay rò dịch; lớp da bao bọc ngoài khối thoát vị mỏng và có tình trạng căng bóng, có cảm giác dễ bị rách đồng thời dễ bị rò dịch não tủy; cũng có những trường hợp lớp da cũng như những lớp mỡ dưới da ở túi thoát vị dày, khi sờ nắn có cảm giác giống như một khối u.
Một đặc điểm khác của túi thoát vị là bị lõm khi bị ấn vào nhưng khi buông tay ra thì túi này lại phồng lên nhanh chóng. Kích thước của túi thoát vị sẽ có thể thay đổi theo nhịp tim, nhịp thở của trẻ.
3. Chẩn đoán thoát vị não ở trẻ
Những triệu chứng bệnh chưa đủ dữ liệu để đưa ra kết luận bệnh chính xác, bác sĩ sẽ thường chỉ định người bệnh chụp X-quang để thấy rõ vị trí bất thường và giúp đánh giá về mức độ khuyết cung sau đốt sống.
Ngoài phương pháp chụp X-quang đã quá phổ biến, bệnh nhi cũng có thể được chỉ địnhchụp cộng hưởng từcột sống thắt lưng nếu cần thiết. Đây là phương pháp rất hiệu quả để đánh giá tình trạng bệnh và hỗ trợ bác sĩ trong công tác chẩn đoán bệnh.
Kết quả hình ảnh chụp cộng hưởng từ sẽ cho biết người bệnh có bị thoát vị hay không, nếu bị thì là loại thoát vị não, khối thoát vị nằm ở vị trí nào và có những đặc điểm như thế nào về kích thước và tính chất. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng giúp nhận biết vị trí của chóp tủy như thế nào so với thân đốt sống.
Nhờ có những dữ liệu chi tiết từ hình ảnhchụp MRI, bác sĩ có thể đánh giá được mối liên quan giữa khối thoát vị và tủy sống cụ thể ra sao, có xuất hiện những dị tật đi kèm hay không. Phương pháp này được thực hiện trước khi phẫu thuật và sau phẫu thuật để đánh giá một cách khái quát nhất về tình trạng của người bệnh.
4. Điều trị thoát vị não ở trẻ
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh phổ biến và mang lại hiệu quả tốt nhất là phẫu thuật. Nếu khối u chưa vỡ, cần phẫu thuật cho trẻ trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng cần hiểu rằng, đây là một ca phẫu thuật vô cùng phức tạp và có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro nhất định. Sau phẫu thuật, trẻ cần được chăm sóc và theo dõi cẩn thận để hạn chế nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
- Tùy tình trạng trẻ mà bác sĩ sẽ quyết định phương pháp phẫu thuật phù hợp, có thể kể đến một số phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng như:
+ Phẫu thuật mở nắp sọ trán hay mở nắp sọ thái dương.
+ Với những trẻ có khối thoát vị ở xoang sàng hay xoang bướm thì có thể thực hiệnphẫu thuật nội soiqua đường mũi
- Hướng dẫn chăm sóc trẻ sau phẫu thuật: Dù cuộc phẫu thuật phức tạp đã được thực hiện sau nhưng không nên chủ quan vì việc chăm sóc và theo dõi bệnh nhi sau phẫu thuật cũng là yếu tố vô cùng quan trọng.
Theo dõi trẻ cẩn thận sau khi phẫu thuật
Dưới đây là một số lưu ý:
+ Truyền dịch cho trẻ vào những giờ đầu tiên sau mổ.
+ Trong vòng 24 giờ sau mổ, cần theo dõi chi tiết và thường xuyên những dấu hiệu sinh tồn của trẻ chẳng hạn như nhịp thở,huyết áp, nhiệt độ, dấu hiệu thần kinh khu trú. Trường hợp trẻ có dấu hiệu thần kinh khu trú, giảm tri giác,... cần cho trẻchụp CTđể kiểm tra có xảy ra tình trạng phù não, tổn thương dập não, biến chứng tụ máu ngoài màng cứng,... hay không.
+ Kiểm tra tình trạng chảy dịch não tủy qua mũi.
+ Cho trẻ dùngthuốc kháng sinhbằng đường tĩnh mạch.
+ Liên tục theo dõi kích thước vòng đầu, thóp trước của trẻ để kiểm tra về tình trạng tai biến não úng thủy.
Theo dõi kích thước vòng đầu của trẻ sau phẫu thuật
Hi vọng những thông tin trên đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về tình trạng thoát vị não ở trẻ. Nếu trẻ có những biểu hiện nghi ngờ bệnh, nên đưa trẻ đi khám sớm tại các cơ sở y tế đáng tin cậy.
Để được đặt lịch khám sớm cho trẻ, các bậc cha mẹ có thể liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống Y tế MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!