Tin tức
Thành phần dinh dưỡng của gạo lứt có gì khác biệt so với gạo trắng?
- 09/09/2021 |Phải làm sao để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng ở người lớn tuổi?
- 10/09/2021 |Chuyên gia dinh dưỡng giải đáp: Ăn quả gì nhiều vitamin C nhất?
1. Phân biệt gạo lứt và gạo trắng
Sau khi được thu hoạch từ đồng ruộng, hạt thóc sẽ được xay xát để loại bỏ đi phần vỏ trấu, phần cám và phần mầm. Kết quả thu được là chúng ta có những hạt gạo trắng ngần. Việc xay xát tuy rằng có thể giúp thời gian sử dụng gạo trắng được lâu hơn nhưng nó cũng chính là nguyên nhân khiến cho hạt gạo bị mất đi nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, nhất là chất xơ, các loại khoáng chất và vitamin.
Gạo lứt có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng
Gạo lứt được cũng được tạo ra từ quá trình xay xát hạt thóc, tuy nhiên, điểm khác biệt là quá trình xay xát chỉ loại bỏ phần vỏ bên ngoài và đồng thời giữ lại phần cám và phần mầm của hạt thóc. Điều này sẽ giúp cho gạo lứt có thể giữ được nhiều dưỡng chất hơn so với gạo trắng, đặc biệt là chất xơ, sắt, kẽm và nhiều loại khoáng chất khác.
2. Những khác biệt về thành phần dinh dưỡng của gạo lứt so với gạo trắng
2.1. Chất xơ
Hàm lượng tinh bột của gạo lứt không có sự khác biệt so với gạo trắng. Tuy nhiên, gạo lứt lại có chứa nhiều chất xơ hơn gạo trắng vì nó vẫn giữ nguyên được lớp vỏ cám. Chính vì lý do này, khi ăn gạo lứt, bạn sẽ có cảm giác no lâu hơn, hạn chế được những cơn thèm ăn, giảm lượng cholesterol, kiểm soát tốt đường huyết, từ đó phòng ngừabệnh tiểu đườngvà bệnh tim mạch rất hiệu quả.
Gạo lứt có chứa nhiều chất xơ, phù hợp với người ăn kiêng
2.2. Vitamin nhóm B
Gạo lứt được giữ lại phần vỏ cám, chính vì thế lượng vitamin nhóm B trong gạo lứt có sự vượt trội hơn hẳn so với gạo trắng. Trong đó:
Cácvitamin B1, B2, B3, B6 góp phần quan trọng đối với quá trình chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate,… Đây là những loại vitamin rất cần thiết để giúp bạn có một làn da đẹp, mộthệ tiêu hóakhỏe mạnh, tham gia vào cấu tạo tế bào hồng cầu và nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.
Gạo lứt có chứa nhiều vitamin B
Trong gạo lứt còn có chứa vitamin B9 - có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành tế bào hồng cầu, tổng hợp DNA, phân chia tế bào ở thai nhi, phát triển hệ thần kinh,…
2.3. Có chứa nhiều loại khoáng chất
Các loại khoáng chất trong gạo lứt nhiều hơn đáng kể so với gạo trắng. Cụ thể như sau:
Selen: Trong gạo lứt, lượng Selen nhiều hơn gạo trắng. Loại khoáng chất này rất quan trọng đối với quá trình sản xuất hormonetuyến giápđồng thời cải thiện hệ miễn dịch.
Mangan: Loại khoáng chất này có rất nhiều trong gạo lứt, giúp cơ thể dồi dào năng lượng và tăng cường khả năng chống oxy hóa.
Magie: Khi ăn khoảng ½ bát gạo lứt, bạn cũng có thể đáp ứng được 11% nhu cầu magie cần thiết đối với cơ thể.
Bên cạnh đó, gạo lứt có chứa nhiềuvitamin E, các axit béo và protein - Đây cũng là những dưỡng chất không thể thiếu đối với cơ thể chúng ta và làm nên những giá trị dinh dưỡng cao của gạo lứt.
3. Nên ăn gạo lứt hay gạo trắng?
Từ những thông tin phía trên, bạn đã có thể hiểu rõ về sự khác biệt giữa thành phần dinh dưỡng của gạo lứt và gạo trắng. Cả hai loại gạo đều mang lại những giá trị dinh dưỡng nhất định đối với cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, bạn nên dựa vào tình trạng sức khỏe của mình, để lựa chọn loại gạo phù hợp.
- Những đối tượng nên ăn gạo trắng:
Người mắc bệnh thận
Phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú cũng nên ăn gạo trắng để giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh con khuyết tật, sinh con nhẹ cân,…
Đối với những người mắc phải các vấn đề về đường ruột, chẳng hạn như mắc bệnh lý về dạ dày, viêm túi thừa hoặc vừa trải qua phẫu thuật,… thì gạo trắng là một thực phẩm phù hợp.
Gạo lứt phù hợp với bệnh nhân tiểu đường
- Những đối tượng phù hợp với gạo lứt:
Những người đang trong chế độ ăn kiêng, người mắc bệnh tiểu đường, người có mục tiêu giảm cân hoặc những người đang tập gym.
4. Một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt
Dưới đây là một số lưu ý khi sử dụng gạo lứt để có được giá trị dinh dưỡng tốt nhất:
Lựa chọn loại gạo sạch, không nên vo rửa quá nhiều lần khiến gạo mất đi giá trị dinh dưỡng.
Trước khi nấu, nên ngâm với nước ấm để gạo nhanh mềm, có thể dùng nước ấm đó để nấu.
Khi bạn xay bột gạo lứt để làm bún hay bánh tráng thì giá trị dinh dưỡng của gạo cũng bị giảm đi đáng kể.
Nên bảo quản gạo lứt ở nơi thoáng mát, có độ ẩm thấp.
Một điều cần phải lưu ý là trong phần vỏ cám có chứa Asen - đây là chất gây hại cho cơ thể. Tỉ lệ Asen trong gạo lứt cao hơn gạo trắng vì gạo trắng đã được loại bỏ hoàn toàn phần vỏ cám. Vì thế, khi sử dụng gạo lứt thường xuyên, nhất là những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú thì cần lựa chọn loại gạo sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm soát lượng asen ở dưới mức có thể gây hại đối với sức khỏe người sử dụng.
Chuyên gia khuyên bạn nên lựa chọn loại gạo phù hợp với sức khỏe của bản thân. Hiện nay, gạo lứt đang trở thành món ăn ngày càng phổ biến ở Việt Nam, nhất là đối với những người đang có nhu cầu giảm cân, ăn kiêng. Nhưng nếu việc phải lựa chọn một trong hai loại gạo quá khó khăn, bạn có thể kết hợp ăn cả hai cùng với những thực phẩm phù hợp để có một chế độ ăn lành mạnh, khoa học và tốt cho sức khỏe.
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn vềthành phần dinh dưỡng của gạo lứtvà sự khác biệt của gạo lứt với gạo trắng để lựa chọn loại gạo phù hợp với sức khỏe. Nếu bạn còn những băn khoăn về các vấn đề dinh dưỡng, vấn đề sức khỏe, bạn có thể gọi tới đường dây nóng1900 56 56 56, các chuyên gia của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ hỗ trợ bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!