Tin tức

Thận yếu nên làm gì để cải thiện tình trạng và bảo vệ sức khỏe?

Ngày 04/12/2023
Tham vấn y khoa:BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Thận là cơ quan trực tiếp tham gia vào quá trình lọc máu, đào thải cặn bã, giúp cơ thể khỏe mạnh. Chính vì vậy, khi cơ quan này suy yếu, cơ thể chúng ta dễ gặp phải nhiều vấn đề. Vậy, thận yếu nên làm gì? Trong phần tổng hợp kiến thức y khoa sau đây, MEDLATEC sẽ gợi ý đến bạn các phương pháp giúp duy trì chức năng thận.

1. Một số dấu hiệu cho thấy thận suy yếu

1.1. Ăn không ngon

Chức năng thận suy yếu khiến chất thải trong máu như urê, axit hay creatinin không được loại bỏ ra ngoài, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến vị giác và có thể làm miệng có mùi hôi khó chịu.

Người bị thận yếu hay bị chán ăn

Người bị thận yếu hay bị chán ăn

Người bị thận yếu thường ăn không ngon, hầu như không hứng thú với chuyện ăn uống. Ở một số trường hợp, nhiều người còn cảm giác có mùi kim loại ở trong miệng. Tình trạng này kéo dài dẫn đến hiện tượng giảm cân nghiêm trọng, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

1.2. Phù

Sưng tấy, phù nề ngày dấu hiệu khá đặc trưng ở người bịsuy thận. Theo đó, chức năng thận suy giảm khiến lượng muối và lượng chất lỏng không được đào thải ra ngoài cơ thể. Chúng dần tích tụ và gây ra hiện tượng phù nề.

Tình trạng phù nề ở người bị bệnh thận

Tình trạng phù nề ở người bị bệnh thận

Người bị thận yếu hay bị sưng phù tại phần cẳng, mắt cá và bàn chân. Đồng thời, tại khu vực bàn tay, mặt và vùng quang mắt cũng hay bị sưng. Tại vùng da phù nề khi ấn tay vào sẽ có vết lõm và đàn hồi kém.

1.3. Hay buồn nôn

Cơ thể tích tụ urê huyết là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng buồn nôn ở người thận yếu. Cảm giác buồn nôn thường hay xuất hiện vào buổi sáng lúc mới ngủ dậy.

Người bị thận yếu thường xuyên nôn ói vào buổi sáng

Người bị thận yếu thường xuyên nôn ói vào buổi sáng

Người bị suy thận nặng có xu hướng nôn nhiều hơn bình thường. Chính vì nôn ói liên tục khiến người bệnh ăn uống kém, không có cảm giác thèm ăn.

1.4. Cơ thể mệt mỏi

Chức năng thận suy giảm gây ra tình trạng chán ăn, nôn ói, thiếu máu khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Khi đó, người bệnh gần như không thể tập trung hoàn thành công việc, luôn trong trạng thái uể oải.

1.5. Khó thở

Suy thận có thể gây ứ đọng dịch tại phổi, giảm khả năng trao đổi khí tại đây. Đặc biệt, nếu xuất hiện tình trạng tràn dịch màng phổi sẽ gây ra triệu chứng khó thở. Tùy vào mức độ tràn dịch mà người bệnh sẽ có triệu chứng khó thở nhẹ hay nặng.

1.6. Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường

Chức năng thận suy giảm là nguyên nhân khiến lượng nước tiểu tăng hoặc giảm bất thường. Trong đó, đi tiểu nhiều được xem như biểu hiện dễ nhận thấy nhất, cho biết thận đang gặp vấn đề.

Người bị thận yếu có xu hướng đi tiểu nhiều hơn bình thường

Người bị thận yếu có xu hướng đi tiểu nhiều hơn bình thường

Phần lớn người bị thận yếu đều đi tiểu liên tục. Dấu hiệu này cho thấy chức năng lọc chất thải, tái hấp thụ ở thận đã bị suy giảm. Lúc này, lượng nước tiểu tăng lên khiến người bệnh hay buồn đi tiểu.

Khi suy thận giai đoạn nặng, người bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn thiểu niệu hoặc vô niệu.

1.7. Nước tiểu sủi bọt hoặc có máu

Protein cùng tế bào máu được giữ lại ở phần màng lọc cầu thận. Thế nhưng, nếu chức năng lọc không có hoạt động bình thường, protein hoặc hồng cầu có thể thoát khỏi màng lọc, đi theo nước tiểu bài tiết ra ngoài gây tiểu máu và sủi bọt.

1.8. Da khô ráp, ngứa ngáy

Da khô ráp và ngứa ngáy không phải triệu chứng hay gặp ở người bị thận yếu. Dấu hiệu này chủ yếu xuất hiện khi tình trạng suy thận đã diễn biến nặng. Khi đó, thận không còn duy trì được chức năng lọc máu, chất độc có xu hướng bị tích tụ lại trên da dẫn đến hiện tượng da thô ráp, ngứa ngáy.

1.9.Huyết áptăng

Thận và hệ tuần hoàn có quan hệ mật thiết với nhau, phụ thuộc vào nhau để hoàn thành các nhiệm vụ và chức năng. Thận giúp lọc chất thừa, cặn bã ra khỏi máu nhưng để làm được điều đó, thận cần các mạch máu hỗ trợ. Do đó, khi mạch máu bị tổn thương (ví dụ do bệnh lýcao huyết áp) thì chức năng thận sẽ bị ảnh hưởng, có thể gây suy thận.

Ngược lại, một trong những biến chứng lớn nhất của suy thận là cao huyết áp. Ngoài việc lọc bỏ chất thừa, chất cặn bã ra khỏi máu thì thận còn giúp cân bằng huyết áp ở mức ổn định. Nên khi thận bị tổn thương, chức năng thận yếu đi thì sự cân bằng huyết áp sẽ bị ảnh hưởng, gây nên tình trạng cao huyết áp và kéo theo một số hệ lụy khác như bệnh lý tim mạch, thậm chí là đột quỵ.

Huyết áp tăng có thể do thận yếu

Huyết áp tăng có thể do thận yếu

2. Nguyên nhân gây thận yếu

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thức suy yếu. Trong đó, phổ biến nhất phải kể đến là:

  • Bệnh lý liên quan đến cầu thận.
  • Bệnh lý đái tháo đường.
  • Sỏi thận.
  • Huyết áp tăng cao tạo gánh nặng cho thận.
  • Chế độ ăn và sinh hoạt không lành mạnh như ăn mặn, thiếu ngủ, thức khuya thường xuyên, dùng chất kích thích, hút thuốc,...
  • Ngoài ra, yếu tố tuổi tác cũng là tác nhân gia tăng khả năng suy thận. Trong đó, người lớn tuổi thường có xu hướng mắc bệnh thận cao hơn.

3. Thận yếu nên làm gì?

3.1. Thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín

Nếu nhận thấy thận có dấu hiệu suy giảm chức năng, bạn hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt. Ngay cả khi cơ thể không xuất hiện dấu hiệu bất thường, bạn cũng nên đi khám sức mạnh định kỳ 2 lần mỗi năm.

Bạn nên <a href='//www.m88bifa.info/tin-tuc/di-kham-suc-khoe-tong-quat-va-nhung-dieu-can-biet-s28-n14776'  title ='khám sức khỏe'>khám sức khỏe</a> định kỳ tại cơ sở y tế uy tín

Bạn nên khám sức khỏe định kỳ tại cơ sở y tế uy tín

Để đảm bảo kết quả kiểm tra chính xác và nhanh chóng, bạn nên ưu tiên lựa chọn dịch vụ tại những cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Tiết niệu thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với gần 30 năm hoạt động, MEDLATEC được mọi khách hàng đánh giá cao với những ưu điểm nổi trội như:

  • Đội ngũ chuyên gia, bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và giỏi chuyên môn sẽ giúp chẩn đoán chính xác, tư vấn phác đồ điều trị phù hợp theo tình trạng bệnh lý.
  • Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ, có thể thực hiện nhiều loại hình xét nghiệm, phân tích phức tạp.
  • Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhưsiêu âm, X-quang,nội soi, CT, MRI,...

Lựa chọn MEDLATEC, bạn sẽ được trải nghiệm dịch vụ y tế chất lượng và uy tín.

3.2. Điều chỉnh sinh hoạt tại nhà

Bên cạnh thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín, bạn nên kết hợp điều chỉnh thói quen sinh hoạt như:

  • Bổ sung đủ nước: Người bị thận yếu không nên uống quá nhiều hoặc quá ít nước. Lượng nước mà cơ thể cần hấp thụ mỗi ngày dao động từ 2 đến 2.5 lít, tùy theo khối lượng cơ thể, giới tính. Nếu thường xuyên vận động, bạn nên tăng lượng nước bổ sung.
  • Làm việc vừa sức: Làm việc cường độ cao, không phân bổ thời gian nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý,... dễ khiến thận suy yếu. Do đó, bạn nên làm việc vừa sức, ngủ đủ giấc, hạn chế thức khuya. Hàng ngày, bạn hãy cố gắng duy trì luyện tập thể thao từ 30 đến 45 phút.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý: Quá gầy hoặc quá mập đều không tốt. Cân nặng của cơ thể nên duy trì ở mức hợp lý. Trong quá trình kiểm tra soát cân nặng, bạn nên kết hợp theo dõichỉ số BMI. Chỉ số khối lượng BMI chỉ nên duy trì trong khoảng 18.6 đến 24.9.
  • Theo dõi chỉ số huyết áp và đường huyết thường xuyên: Người bị thận yếu nên theo dõi chỉ số huyết áp và đường huyết hàng ngày. Nếu nhận thấy 2 chỉ số này lên xuống bất thường, bạn hãy đi kiểm tra sức khỏe.
  • Hạn chế tối đa các chất kích: Người vấn đề về thận tuyệt đối không sử dụng những chất dễ gây kích thích như rượu bia, thuốc lá, ma túy,... Bởi chúng có nguy cơ làm tăng xơ vữa mạch, ảnh hưởng không tốt đến thận.
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi: Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn đều nên tham khảo tư vấn của bác sĩ. Các loại thuốc như thuốc chống viêm,thuốc giảm đau,... dùng lâu ngày dễ tác động tiêu cực đến thận.

Người bị thận yếu cần uống đủ nước mỗi ngày

Người bị thận yếu cần uống đủ nước mỗi ngày

Như vậy từ những chia sẻ kiến thức trên đây, bạn chắc hẳn đã biết chính xácthận yếu nên làm gì. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám, nhận tư vấn cụ thể, Quý khách hãy liên hệ vớiHệ thống Y tế MEDLATECqua hotline1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map