Tin tức

Thai phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được không?

Ngày 02/07/2023
Tham vấn y khoa:ThS.BS Nguyễn Thị Hiền
Tiền sản giật xảy ra ở giai đoạn nửa sau thai kỳ, luôn là vấn đề nguy hiểm đối với thai nhi và thai phụ. Nhiều thai phụ mắc phải hội chứng này được bác sĩ khuyến cáo nên đẻ mổ. Vậy liệu khi bị tiền sản giật có đẻ thường được không hay trường hợp nào cũng phải sinh mổ?

    1. Triệu chứng tiền sản giật

    Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân tiền sản giật nhưng đây vẫn được xem là hội chứng nhiễm độc thai kỳ xếp vào hàng nguy hiểm vì có thể dẫn đến tử vong mẹ và thai nhi.

    Các trường hợp bị tiền sản giật hầu như không có triệu chứng rõ ràng nên thai phụ khó tự nhận biết được. Chỉ bằng việc khám thai định kỳ để theo dõi chỉ số huyết áp, chỉ số nước tiểu, siêu âm thai thì mới dự đoán được nguy cơ mắc bệnh.

    Các triệu chứng điển hình ở tiền sản giật

    Các triệu chứng điển hình ở tiền sản giật

    Những triệu chứng thường được dùng để chẩn đoán tiền sản giật cho thai phụ gồm:

    - Huyết áp tăng cao: nếu chỉ số huyết áp vượt 30mmHg so với bình thường cần chú ý nguy cơ tiền sản giật càng lớn.

    - Protein niệu tăng: phản ánh tình trạng dư thừa protein trong nước tiểu, là đặc trưng của tiền sản giật.

    - Phù nề chân: nhiều sản phụ bình thường vẫn có hiện tượng phù nên nếu đứng độc lập thì đây không thể là triệu chứng đặc trưng của tiền sản giật mà cần kết hợp với 2 triệu chứng còn lại.

    Ngoài ra, một số thai phụ cũng sẽ có triệu chứng tiền sản giật nghiêm trọng như:

    - Da xanh xao, cơ thể mệt mỏi.

    - Bị thiếu máu nghiêm trọng.

    - Bị đau ở hạ sườn bên phải hoặc thượng vị, hay nôn mửa và không ổn định đường tiêu hóa.

    - Bị đau đầu nhưng dùng thuốc giảm đau không cải thiện.

    - Bỗng nhiên bị giảm thị lực, chóng mặt, hoa mắt và nhạy cảm hơn trước ánh sáng.

    2. Thai phụ bị tiền sản giật có sinh thường được không?

    2.1. Nếu bị tiền sản giật thai phụ có đẻ thường được không?

    Thai phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được hay không phụ thuộc vào sự xem xét và đánh giá của bác sĩ sản khoa. Không phải mọi trường hợp tiền sản giật đều đẻ mổ, vẫn có trường hợp mắc hội chứng này và sinh thường an toàn (chiếm khoảng gần 40%).

    Việc đẻ thường hay đẻ mổ sẽ được bác sĩ quyết định dựa trên kết quả khám thai định kỳ, mức độ nguy hiểm cũng như khả năng gây biến chứng ở từng mẹ bầu. Các trường hợp bị ở mức độ nhẹ và thai nhi còn non tháng thường thực hiện biện pháp theo dõi như:

    - Nghỉ ngơi hoàn toàn, không làm việc, khi nghỉ nằm nghiêng nhiều về bên tay trái.

    - Thường xuyên theo dõi điện tim thai nhi bằng siêu âm và đo monitor.

    - Theo dõi huyết áp tại nhà bằng 2 lần đo vào buổi sáng và buổi chiều, mỗi lần đo cần ghi lại thông số.

    - Uống thuốc kiểm soát huyết áp.

    - Hướng dẫn cách theo dõi các cử động của thai nhi.

    - Làm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu định kỳ.

    Một số trường hợp cần thiết sẽ được bác sĩ chỉ định nhập viện để theo dõi và được bác sĩ hỗ trợ:

    - Về phía mẹ: dùng các loại thuốc có tác dụng chống co giật, hạ huyết áp,.. và kiểm soát lượng dịch ra - vào cơ thể.

    - Về phía thai nhi: tiêm thuốc trưởng thành phổi.

    Những trường hợp bị nặng thai phụ không cần băn khoăn bị tiền sản giật có đẻ thường được không nữa vì khi đó bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ ngay dù thai nhi chưa đủ tháng để tránh nguy hiểm cho cả hai mẹ con.

    Thai phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được không sẽ do bác sĩ đánh giá và chỉ dẫn phù hợp

    Thai phụ bị tiền sản giật có đẻ thường được không sẽ do bác sĩ đánh giá và chỉ dẫn phù hợp

    Thai phụ bị tiền sản giật đã qua 36 tuần thai, với trường hợp cần thiết bác sĩ cũng chỉ định mổ đẻ để giải quyết tiền sản giật. Các trường hợp thi nhi đã 35 - 36 tuần mà cổ tử cung của mẹ đã mềm thì vẫn có khả năng sinh thường.

    Tuy nhiên, các thai phụ bị tiền sản giật vẫn được bác sĩ khuyến khích sinh mổ để tránh nguy cơ sinh non và gặp phải khó khăn khi chuyển dạ.

    2.2. Thời điểm phù hợp để thai phụ bị tiền sản giật sinh con là khi nào?

    Như vậy, khi đã có câu trả lời cho vấn đề bị tiền sản giật có đẻ thường được không thì bạn đã biết rằng đẻ thường hay đẻ mổ đều cần có sự xem xét và chỉ định từ bác sĩ dựa trên tính chất nguy hiểm của bệnh ở từng thai phụ. Khi đã được chỉ định đẻ mổ, tốt nhất thai phụ nên làm theo hướng dẫn, đừng cố gắng đẻ thường để tránh rơi vào tình huống nguy hiểm.

    Hầu hết các trường hợp thai nhi đã đủ 37 tuần tuổi trở lên có mẹ bị tiền sản giật sẽ được chỉ định mổ đẻ hoặc chuyển dạ nhân tạo để chấm dứt tiền sản giật. Nếu chưa đủ tuổi thai này thì bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp để ổn định sức khỏe cho thai phụ, chờ ngày thai nhi đến độ tuổi có thể chào đời được mới chỉ định sinh mổ.

    3. Một số lưu ý khi bị tiền sản giật

    Thai phụ bị tiền sản giật nên chú ý đến một số vấn đề sau để có được thai kỳ an toàn:

    Thai phụ bị tiền sản giật theo dõi sức khỏe tại nhà cần đo huyết áp mỗi ngày 2 lần

    Thai phụ bị tiền sản giật theo dõi sức khỏe tại nhà cần đo huyết áp mỗi ngày 2 lần

    - Theo dõi sức khỏe tại nhà

    Như đã nói ở trên, khi thai nhi non tháng và mẹ bị tiền sản giật mức độ nhẹ thì bác sĩ có thể hướng dẫn theo dõi tại nhà để chờ đến khi thai nhi phát triển đầy đủ mới có biện pháp giúp bé chào đời an toàn. Thời điểm này, thai phụ và người nhà nên:

    + Đều đặn đo huyết áp hàng ngày 2 lần, chú ý theo dõi thai máy và cân nặng của mẹ.

    + Tái khám định kỳ mỗi tuần để được hướng dẫn làm các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết.

    - Nghỉ ngơi

    Mặc dù thai phụ theo dõi tiền sản giật tại nhà cần nghỉ ngơi hoàn toàn nhưng không có nghĩa là chỉ nằm trên giường. Việc nghỉ ngơi trên giường quá nhiều được khuyến cáo là không nên vì dễ làm tăng nguy cơ đông máu ở thai phụ.

    Thai phụ nên được nghỉ ngơi hoàn toàn với công việc để tinh thần thoải mái và có chế độ sinh hoạt khoa học, thư giãn, tránh căng thẳng.

    - Dinh dưỡng

    Khi bị tiền sản giật, thai phụ càng cần chú ý đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tránh ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột, đường và tuyệt đối không được dùng chất kích thích, không được hút thuốc lá.

    Giải đáp về bị tiền sản giật có đẻ thường được không hy vọng sẽ giúp mẹ bầu tháo gỡ được băn khoăn thường trực để yên tâm thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ và có được thai kỳ khỏe mạnh như mong muốn.

    Khách hàng có nhu cầu thăm khám, chẩn đoán tiền sản giật hoặc tư vấn các vấn đề liên quan đến hội chứng này có thể liên hệ tổng đài1900 56 56 56củaHệ thống y tế MEDLATECđể được chia sẻ thông tin phù hợp.

    Bình luận ()

    Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

    Lựa chọn dịch vụ

    Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

    Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

    Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

    Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

    Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
    Baidu
    map