Tin tức
Tẩy tế bào chết môi như thế nào mới đúng?
- 12/11/2020 |Cách tẩy tế bào chết toàn thân tại nhà chuyên nghiệp như spa
- 12/11/2020 |Những lưu ý không được bỏ qua khi tẩy tế bào chết cho da mụn
- 23/12/2022 |Tẩy tế bào chết trước hay rửa mặt trước - Đâu là trình tự đúng?
1. Tại sao cần tẩy tế bào chết môi?
Tương tự vùng da trên khuôn mặt cũng như da toàn thân, da môi cũng cần được loại bỏ tế bào chết. Theo đó, những ý nghĩa của việctẩy tế bào chếtmôi đem lại như sau:
- Loại bỏ đi các tế bào da chết, giảm thiểu tình trạng môi bị lão hóa, giảm độ dày.
- Tạo điều kiện cho đôi môi sở hữu vẻ hồng hào, mềm mịn và mọng nước, hạn chế bị thâm và xỉn màu.
- Đôi môi sẽ hấp thụ được những dưỡng chất trong các sản phẩm chăm sóc môi như son dưỡng hay mặt nạ môi một cách thuận lợi hơn.
- Giúp làn da môi dễ dàng giữ được độ ẩm, giảm thiểu khả năng bị khô ráp và nứt nẻ.
- Là nền tảng để đôi môi lên màu chuẩn và giữ được màu son lâu hơn.
Tẩy tế bào chết giúp đôi môi được mềm mịn, không bị xỉn màu
2. Tẩy tế bào chết môi có thể thực hiện như thế nào?
Để thực hiện tẩy da chết cho đôi môi ngay tại nhà, bạn có thể tham khảo cách làm sau:
- Trước hết, cần chuẩn bị loại sản phẩm tẩy da chết cho da môi có sẵn hoặc lựa chọn sử dụng các nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm kiếm như kem đánh răng, baking soda, sữa chua,mật ongvà đường,...
Lời khuyên cho bạn là nên chọn dùng những sản phẩm vừa có tác dụng giúp tẩy da chết một cách an toàn vừa có khả năng dưỡng ẩm và duy trì sự mềm mại cho đôi môi. Đồng thời, cũng nên tránh các thành phần tiềm ẩn rủi ro gây kích ứng.
Có thể dùng sữa chua hay một nguyên liệu dễ tìm khác để tẩy da chết ở môi
- Sau đó, tiến hành tẩy trang môi, lau sạch hết màu son bằng cách dùng nước hay loại dầu tẩy trang chuyên biệt dành riêng cho môi.
- Tiếp theo, dùng tay hoặc bàn chải tiến hành thoa lên môi sản phẩm hoặc nguyên liệu đã chuẩn bị với một lượng vừa phải. Việc này cần thực hiện sau khi bạn đã lau sạch da môi với khăn mềm. Sau đó, massage môi một cách nhẹ nhàng theo đường xoắn ốc, lưu ý không được thao tác quá mạnh khiến môi bị tổn thương. Rồi dùng nước rửa sạch môi và sử dụng khăn mềm để lau khô.
- Sau cùng, đừng quên bước dưỡng ẩm để đôi môi được cung cấp lại độ ẩm cần thiết.
3. Số lần thực hiện tẩy tế bào chết môi trong tuần bao nhiêu là hợp lý?
Để tránh làm da môi bị mỏng và trở nên nhạy cảm hơn, tẩy da chết ở môi nên thực hiện với số lần vừa đủ trong mỗi tuần. Tránh thực hiện quá nhiều lần cũng như duy trì thói quen này đều đặn hàng tuần để đem lại hiệu quả tối ưu nhất có thể.
Theo đó, số lần thực hiện tẩy tế bào chết môi mỗi tuần sẽ phụ thuộc vào yếu tố là điều kiện về thời tiết. Cụ thể, nên thực hiện mỗi tuần 1 lần khi thời tiết nóng hay ở mức nhiệt độ bình thường. Ngược lại, trong những ngày mùa đông lạnh giá khiến da môi bị khô và nứt nẻ, bạn nên tăng số lần thực hiện việc này lên 2-3 lần mỗi tuần.
Bên cạnh đó, có một điều lưu ý khác liên quan đến thời gian thực hiện tẩy da chết ở môi trong mỗi lần. Cụ thể, khoảng thời gian này là từ 3 phút đến 5 phút. Đồng thời, nên thực hiện loại bỏ da chết ở môi vào thời điểm buổi tối trước khi đi ngủ khi môi được làm sạch và "nghỉ ngơi" để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất.
Số lần tẩy da chết ở môi mỗi tuần không nên quá nhiều
4. Tẩy tế bào chết môi tại nhà cần lưu ý điều gì không?
Muốn việc tẩy tế bào chết môi cũng như quá trình chăm sóc đôi môi thật sự phát huy hiệu quả giống như mục tiêu đã đặt ra, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau trong quá trình tự tiến hành tại nhà:
4.1. Uống đủ lượng nước cần thiết và dưỡng ẩm môi đầy đủ
Đây là một việc cần thiết giúp làm giảm tình trạng bong tróc da môi. Từ đó, bạn mới có thể tiến hành tẩy da chết cho đôi môi đúng như mong muốn.
4.2. Đừng quên bước dưỡng ẩm cho môi sau khi tẩy da chết
Như đã đề cập ở cách thực hiện tẩy tế bào chết cho da môi, bạn hãy ghi nhớ việc dưỡng ẩm cho môi sau đó. Việc làm này sẽ đảm bảo cho đôi môi duy trì được độ ẩm cần thiết.
4.3. Khi nào không nên thực hiện?
Lưu ý dành cho bạn là cần tránh tẩy da chết ở môi nếu đang gặp phải những vấn đề sau:
Da môi đang bị nứt nẻ, bong tróc hoặc chảy máu để không làm những tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Đôi môi bị cháy nắng.
Trên môi đang có sự xuất hiện của mụn nước.
Tránh tẩy tế bào chết khi môi đang bị nứt nẻ, chảy máu
4.4. Kết hợp thêm những việc làm khác trong quá trìnhchăm sóc damôi
Cụ thể, việc chăm sóc đôi môi không chỉ mỗi thực hiện tẩy da chết là đủ. Ngược lại, bạn cũng cần tiến hành kết hợp nó cùng với những việc làm khác nếu muốn sở hữu một đôi môi mịn màng, hồng hào, hấp dẫn.
Theo đó, song song với bước tẩy tế bào chết, bạn cần duy trì đều đặn những việc như:
Thoa kem dưỡng cho đôi môi trước khi đi ngủ.
Dùng các loại son dưỡng môi có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn khi phải đi ra ngoài giúp bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời.
Uống đủ nước, không để tình trạng cơ thể bị thiếu nước xảy ra.
Từ bỏ một vài tật xấu như cắn hay liếm môi để tránh làm môi bị khô.
Mong rằng một số điều nên biết về việc tẩy tế bào chết môi đã được MEDLATEC chia sẻ trong bài viết trên đây là các thông tin hữu ích đối với bạn đọc. Nói tóm lại, đây là một việc làm có thể dễ dàng thực hiện tại nhà mà bạn không nên bỏ qua để giúp đôi môi trở nên hồng hào, mềm mịn, hấp dẫn. Từ đó, cũng giúp bản thân trở nên tự tin hơn.
Nếu có nhu cầu được thăm khám và tư vấn khắc phục các vấn đề về da, quý khách có thể đến Chuyên khoa Da liễu củaBệnh viện Đa khoa MEDLATECđể trực tiếp gặp các bác sĩ tại đây. Cùng với đó, hãy gọi đến tổng đài:1900 56 56 56của bệnh viện để được giải đáp các thắc mắc và hỗ trợ đặt lịch khám nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!