Tin tức
Tầm soát ung thư dạ dày: Khi nào cần thực hiện?
- 11/07/2023 |Ý nghĩa của xét nghiệm Pepsinogen trong chẩn đoán ung thư dạ dày
- 17/09/2023 |Chỉ số CA 72-4 tăng có phải do ung thư dạ dày không?
- 25/09/2023 |Ung thư dạ dày giai đoạn 3: Triệu chứng và cách điều trị bệnh
- 22/01/2024 |Những nguyên nhân gây ung thư dạ dày và cách phòng ngừa
1.Những cách tầm soát ung thư dạ dày
Khi mắcung thưdạ dày, người bệnh thường có một số biểu hiện như chán ăn, đầy bụng, đau thượng vị, đầy hơi, hay nôn và buồn nôn, cơ thể mệt mỏi,... Tuy nhiên, những triệu chứng này rất giống với một số bệnh lý khác và rất khó để phân biệt. Đó cũng chính là lý do khiến bệnh dễ bị bỏ qua và có điều kiện tiến triển nghiêm trọng.
Hiện nay, nhờ vào sự trợ giúp của các trang thiết bị y tế hiện đại, các bác sĩ có thể chẩn đoán ung thư dạ dày ngay cả khi người bệnh chưa hề có những biểu hiện bất thường. Những phương pháp này được gọi là ung thư dạ dày. Dưới đây là những phương pháp cụ thể:
Xét nghiệm máu là một trong những danh mục cần thực hiện khi ung thư dạ dày
- Xét nghiệm máu: Phương pháp này có giá trị hỗ trợ chẩn đoán và thường được chỉ định kết hợp với những phương pháp khác. Kết quả xét nghiệm máu sẽ cho biết rõ về một số chỉ số như CA 72-4, CEA, Pepsinogen,... giúp các bác sĩ có thêm một cơ sở dữ liệu để thực hiện những bước thăm khám tiếp theo.
Chẳng hạn, nếu chỉ số kết quả xét nghiệm máu cho thấy nồng độ pepsinogen giảm thì có thể người bệnh đã bị viêm teo niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn tới ung thư niêm mạc dạ dày. Hoặc chỉ số CA 72-4 của người bệnh cũng thường cao hơn những người không mắc ung thư dạ dày.
Nên nội soi dạ dày ở cơ sở y tế uy tín
- Nội soi dạ dày: Kết quả hình ảnh nội soi sẽ cho biết về vị trí tổn thương trong dạ dày, kích thước và vị trí của khối u ung thư. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể thực hiện lấy mẫu mô ngay trong khi nội soi để tiến hành sinh thiết.
- Sinh thiết: Là phương pháp phân tích, tìm tế bào ung thư trong mẫu mô dạ dày bị tổn thương. Sinh thiết không chỉ là phương pháp có giá trị chẩn đoán mà còn có thể xác định phác đồ điều trị bệnh phù hợp.
- Chụp CT: Phương pháp này thường được chỉ định nếu nội soi cho kết quả bất thường. Kết quả chụp CT sẽ đánh giá về mức độ di căn của bệnh.
2. Khi nào cần thực hiện tầm soát ung thư dạ dày?
- Nếu là một trong những trường hợp sau, bạn nên tầm soát bệnh định kỳ:
- Người từ 50 tuổi trở lên: Tuổi càng cao thì nguy cơ bị bệnh cũng càng cao, do đó những đối tượng tuổi trung niên nên thực hiện thăm khám dạ dày định kỳ.
- Người thường xuyên ăn những món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc các trường hợp ăn uống không đủ chất.
- Người thường xuyên uống bia rượu và hút thuốc lá.
- Những nhiễm vi khuẩn HP.
- Những bị viêm loét dạ dày mãn tính.
- Các trường hợp đã từng làm phẫu thuật dạ dày.
Thường xuyên bị đau bụng nên đi ung thư dạ dày
- Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường bạn cũng nên đi khám sớm:
- Bị đầy hơi chướng bụng sau khi ăn, hay bịbuồn nônmà không rõ nguyên nhân.
- Chán ăn dù đói bụng.
- Nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẽn trong cổ họng. Tình trạng này kéo dài, khiến người bệnh vô cùng khó chịu.
- Da nhợt nhạt, cơ thểmệt mỏi.
- Giảm cân nhanh, không rõ nguyên nhân.
- Đau bụng thượng vị dữ dội.
- Xuất huyết dạ dày với biểu hiệnphân đen, nôn ra máu.
- Trong gia đình có người bị ung thư dạ dày, người mắc bệnh đa polyp tuyến di truyền, ung thưtrực tràng.
3. Phòng tránh ung thư dạ dày bằng cách nào?
Ung thư dạ dày đang có xu hướng tăng nhanh và trẻ hóa. Hơn nữa, việc điều trị bệnh lại vô cùng khó khăn và tốn kém. Với những trường hợp phát hiện bệnh quá muộn, khi những tế bào ung thư đã di căn thì việc chữa trị bệnh sẽ không thể đạt kết quả như mong muốn. Do đó, nên phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này bằng những cách sau đây:
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên bổ sung các loại rau củ và trái cây. Nên thực hiện ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực chohệ tiêu hóa. Không nên ăn quá no và cũng không nên thường xuyên để bụng quá đói. Hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và các loại thực phẩm đóng hộp. Hạn chế hút thuốc lá và uống rượu bia.
- Thường xuyên tập thể dục: Tập luyện, vận động mỗi ngày là cách giúp bạn khỏe mạnh hơn, phòng tránh bệnh tật hiệu quả và đây cũng chính là cách nâng cao sức khỏe đường tiêu hóa. Hơn nữa, tập thể dục còn giúp bạn giảm căng thẳng và luôn tràn đầy năng lượng.
- Chủ độngtầm soát ung thưdạ dày nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt với người có nguy cơ nên được thực hiện nội soi 6 tháng - 1 năm/lần.
4. Nên tầm soát ung thư dạ dày ở đâu?
Hệ thống Y tế MEDLATECgồm nhiều chi nhánh ở các tỉnh thành trên khắp cả nước chính là địa chỉ đáng tin cậy để thực hiện tầm soát ung thư dạ dày.
Tại chuyên khoa Tiêu hóa của MEDLATEC, quý khách hàng sẽ được tư vấn chi tiết về gói tầm soát và được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm và luôn tận tâm với người bệnh.
Nội soi dạ dày tại MEDLATEC
Trung tâm nội soi tiêu hóa MEDLATEC được đầu tư những trang thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ nước ngoài để đảm bảo có được những kết quả tầm soát chính xác và nhanh chóng.
Khi thăm khám tại MEDLATEC, bạn còn được đội ngũ nhân viên của MEDLATEC tiếp đón chu đáo, hướng dẫn tận tình. Thủ tục thăm khám đơn giản, nhanh chóng cũng là một trong những ưu điểm của MEDLATEC.
Nếu bạn có nhu cầu đặt lịch tầm soát ung thư dạ dày tạiMEDLATEC,hãy liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56để được các tổng đài viên hướng dẫn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!