Tin tức
TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
- 01/06/2023 |Tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện như thế nào?
- 17/08/2023 |Các loại ung thư cổ tử cung và phương pháp chẩn đoán bệnh
- 14/09/2023 |Thinprep Pap test, bước đột phá mới trong chẩn đoán, sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung
- 18/10/2023 |Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung: tầm quan trọng và địa chỉ uy tín
- 16/11/2023 |TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP
Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thưcổ tử cung là những phương pháp xét nghiệm được làm với mục đích phát hiện sớm những phụ nữ có nguy cơ mắcung thưcổ tử cung.
Hình ảnh ung thư cổ tử cung
Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là một ung thư tiến triển chậm và thầm lặng, nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung thường là do lây nhiễm HPV qua đường tình dục, từ khi phơi nhiễm HPV tới khi thành ung thư thật sự có thể kéo dài tới 20 năm. Vậy nên trong khoảng thời gian tiến triển, việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư tạo điều kiện cho việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất có ý nghĩa. Tầm soát ung thư cổ tử cung đúng phác đồ được khuyến cáo có thể dự phòng và điều trị khỏi hoàn toàn các tổn thương tiền ung thư trước khi tiến triển thành ung thư cổ tử cung thật sự.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung thường bao gồm xét nghiệm PAP Test (trong đó có Pap smear truyền thống và Thinprep pap test) vàxét nghiệm HPV. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ là bàn chải chuyên dụng hoặc các thiết bị khác để lấy mẫu xét nghiệm, bệnh phẩm là mẫu tế bào cổ tử cung, sẽ được bảo quản trong một lọ chứa dung dịch và chuyển đến phòng xét nghiệm. Vớixét nghiệm PAPTest, mẫu bệnh phẩm sẽ được tìm các tế bào bất thường, còn với xét nghiệm HPV, mẫu bệnh phẩm sẽ được kiểm tra có sự hiện diện của các HPV típ nguy cơ cao hay không.
Dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm phục vụ cho xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Trong tầm soát ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tìm tế bào bất thường PAP Test thường được kết hợp với xét nghiệm HPV.
Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Với những trường hợp nhiễm HPV kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư, thời gian tiến triển có thể kéo dài tới 20 năm, từ những tổn thương tiền ung thành ung thư thật sự. Như vậy, quần thể đích để tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm toàn bộ các phụ nữ có hoạt động tình dục, từ 21 tuổi tới 65 tuổi (nam giới, trinh nữ, và các phụ nữ bị cắt bỏ toàn bộ tử cung do bệnh lý lành tính đều không nằm trong đối tượng tầm soát).
Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo (Guideline) của Hội sản phụ khoa Hoa kỳ (ACOG) 2021 tương đồng với Guideline của Lực lượng phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (USPSTF) năm 2018 và được đồng thuận bởiHiệp hội soi CTC và bệnh học CTC Hoa Kỳ(ASCCP), Hiệp hội Bác sĩ ung thư phụ khoa (SGO) như sau:
- Với những phụ nữ dưới 21 tuổi: Không khám định kỳ bằng mỏ vịt hoặc làm xét nghiệm tế bào. Cần được phổ biến kiến thức về Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), tư vấn an toàn tình dục và các biện pháp tránh thai.
- Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 tuổi: USPSTF khuyến cáo làm xét nghiệm PAP Test đầu tiên ở tuổi 21 và làm lại sau mỗi 3 năm.
- Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 65 tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong những phương pháp sau:
+ Xét nghiệm PAP test sau mỗi 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường, sau 3 năm sẽ thực hiện đợt kiểm tra PAP tiếp theo. Hoặc:
+ Xét nghiệm Co – testing là xét nghiệm PAP test kết hợp với xét nghiệm HPV: nếu kết quả PAP test và HPV đều bình thường, sau 5 năm sẽ được tầm soát lại một lần. Hoặc:
+ Xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần.
- Với những phụ nữ lớn hơn 65 tuổi đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếpâm tínhtrước đó thì không cần phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, tuy nhiên nếu như có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, thì cần tiến hành tấm soát ngay dù đã sau 65 tuổi.
- Với những phụ nữ đã có chẩn đoán tổn thương từ CIN2
+ Nên tiếp tục tầm soát trong ít nhất 20 năm.
Khi nào ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung
Với các phụ nữ trên 65 tuổi và đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính trước đó thì không cần tiếp tục phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đó, cần đi thăm khám bác sĩ ngay để xem xét các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác không?
- Để có kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung vào khoảng ngày 10 đến 14 của chu kì kinh.
- Tránh làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong vòng 1 đến 2 ngày sauquan hệ tình dục
- Không nên thụt rửa âm đạo, sử dụng các thuốc đặt âm đạo trong vòng 48h trước khi tầm soát.
- Nên điều trị khỏi các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn trước khi thực hiện tầm soát.
Qui trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại hệ thống y tếMEDLATEC
Hiện nay tại hệ thống y tế MEDLATEC, quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung được thực hiện rất chuyên nghiệp, nhanh chóng và chính xác với các bước như sau:
Bước 1: Khám lâm sàng tổng quát và khám phụ khoa
Đây là bước đầu tiên của quy trình tầm soát, bạn sẽ được gặp các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sản phụ khoa, được hỏi bệnh để bác sĩ nắm rõ các thông tin về tình trạng sức khoẻ, các triệu chứng lâm sàng, những dấu hiệu bất thường nếu có để bác sĩ có những chỉ định phù hợp với tình trạng sức khoẻ của bạn.
Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân sẽ được đặt mỏ vịt mở âm đạo, sau đó lấy tế bào ở cổ tử cung, mẫu bệnh phẩm chứa tế bào cổ tử cung sẽ được bảo quản và đưa tới phòng xét nghiệm.
Bệnh nhân sẽ được tư vấn làm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung hay làm xét nghiệm HPV hoặc là đồng thời cả hai xét nghiệm.
Ý nghĩa của xét nghiệm tế bào cổ tử cung là tìm xem có sự hiện diện của các tế bào bất thường hay không. Còn ý nghĩa của xét nghiệm HPV là tìm kiếm sự hiện diện của HPV các típ nguy cơ cao.
Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm
Sau khi nhận các kết quả về xét nghiệm tế bào cổ tử cung và hoặc xét nghiệm HPV, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng của bệnh nhân sau đó đưa ra các tư vấn phù hợp. Trong những trường hợp có sự xuất hiện của các tế bào bất thường hay HPV típ nguy cơ cao thì có thể các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định chuyên sâu hơn để tiến hành phòng ngừa và điều trị sớm cho bệnh nhân.
Địa chỉ thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác và chuyên nghiệp nhất
Hệ thống y tế MEDLATEC với gần 30 năm phát triển đã trở thành một địa chỉ thăm khám tin cậy của người dân. Bệnh viện có chi nhánh trên toàn quốc và tất cả các chi nhánh ở mỗi tỉnh đều được đầu tư về cơ sở vật chất thiết bị hiện đại, tân tiến. Bên cạnh đó đội ngũ bác sĩ của MEDLATEC đều là những chuyên gia danh tiếng, có nhiều năm kinh nghiệm điều trị bệnh.
Hình ảnh Trung tâm Giải phẫu bệnh MEDLATEC
Nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của quý khách hàng, hệ thống y tế MEDLATEC đã triển khai nhiều gói tầm soát ung thư cổ tử cung từ cơ bản đến nâng cao với chi phí hợp lý để người bệnh có thể lựa chọn tuỳ theo nhu cầu, kinh phí kết hợp cùng lời khuyên của các bác sĩ. Lựa chọn khám chữa bệnh cùng hệ thống y tếMELATEC, bạn sẽ không mất quá nhiều thời gian để xếp hàng chờ đợi thăm khám và nhận kết quả. Mọi thắc mắc bạn chỉ cần liên hệ tới tổng đài1900 56 56 56để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!