Tin tức
Tác dụng phụ của quả măng cụt và những lưu ý khi tiêu thụ
- 01/02/2024 | Cây la hán quả - Loại cây thuộc họ bầu bí với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe
- 01/07/2023 | Chuối tiêu: Loại quả thơm ngon và tốt cho sức khỏe
- 11/08/2024 | Cây mâm xôi: thức quả thơm mát và vị thuốc lành cho sức khỏe
- 14/08/2024 | Quả dâu da đất: trái cây thanh mát, nhiều lợi ích cho sức khỏe
1. Đôi nét về quả măng cụt
Loại quả này còn được gọi là trúc tử, là loại quả quen thuộc của vùng nhiệt đới, đặc biệt là các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Cây măng cụt có thể cao từ 7 đến 25m. Khi chín, vỏ của quả măng cụt rất dày, có màu tím đậm, bên trong ruột được chia làm nhiều mùi, có màu trắng ngà, vị ngọt, chua thanh và rất thơm.
Măng cụt rất phổ biến ở vùng nhiệt đới
100g măng cụt có chứa khoảng 73 calo. Loại quả này không có chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Đặc biệt, đây chính là nguồn chất xơ dồi dào và các loại vitamin cũng như khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Không những vậy, quả măng cụt còn chứa rất nhiều vitamin C, chất chống oxy hóa giúp đào thải gốc tự do có hại trong cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho người sử dụng.
Ngoài ra, măng cụt còn là nguồn cung cấp vitamin B dồi dào, bao gồm cả thiamin, niacin và folate – là những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa hóa protein, carbohydrate và chất béo trong cơ thể.
2. Quả măng cụt và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Với hương vị thơm ngon và là nguồn dưỡng chất dồi dào, quả măng cụt có thể mang lại những lợi ích sức khỏe như sau:
- Giúp bạn vui vẻ hơn: Đây là lợi ích sức khỏe từ măng cụt mà không phải ai cũng biết đến. Loại quả này có chứa axit trytophan có liên hệ với chất dẫn truyền thần kinh Serotonin, hỗ trợ bạn ngủ ngon hơn, tăng khẩu vị và giúp tinh thần của bạn vui vẻ, phấn chấn hơn.
Măng cụt có tác dụng chống lão hóa và giúp bạn có làn da tươi tắn, mịn màng
- Chống lão hóa: Loại trái cây này còn có chứa các loại vitamin, Xanthones và Catechin rất tốt cho làn da của bạn, đặc biệt làm chậm quá trình lão hóa da. Hơn nữa, các hợp chất chống oxy hóa trong loại quả này có tác dụng hạn chế những nguy hại xảy ra với các tế bào da, đẩy nhanh quá trình phục hồi da và giúp cho da của bạn luôn trẻ trung, mịn màng. Vỏ loại quả này còn có chứa các hợp chất, rất tốt trong việc điều trị các bệnh lý ngoài da như mụn trứng cá, viêm da, vảy nến, chàm,...
- Phòng ngừa ung thư: Măng cụt là nguồn xanthones dồi dào – đây chính là một trong những hợp chất chống oxy hóa rất tốt từ thực vật. Do đó, loại quả này có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, góp phần loại bỏ tế bào ung thư trong cơ thể.
- Diệt khuẩn, giảm hôi miệng: Hợp chất Xanthones có trong vỏ măng cụt không chỉ có tính kháng viêm mà còn có khả năng diệt khuẩn. Vì thế, ăn quả măng cụt còn có thể giúp giảm mồ hôi bên trong miệng.
- Thúc đẩy giảm cân hiệu quả: Măng cụt có tác dụng giảm cholesterol, điều hòa huyết áp, giảm tác động của cholesterol “xấu”, phòng ngừa những mảng xơ vữa mạch máu, rất phù hợp với những ai đang có kế hoạch giảm cân.
- Trị tiêu chảy: Vỏ măng cụt kết hợp với vỏ thân cây ổi cũng có thể điều trị tiêu chảy hiệu quả.
3. Tác dụng phụ của quả măng cụt
Măng cụt có chứa nhiều dưỡng chất, nhưng bạn không nên ăn nhiều mà chỉ nên ăn khoảng 2 quả mỗi ngày và ăn 2 đến 3 lần/tuần là đủ. Ăn quá nhiều măng cụt có thể gây ra những tác dụng phụ như sau:
Ăn nhiều măng cụt cùng lúc có thể gây buồn nôn, khó chịu
- Nhiễm axit lactic: Nếu ăn liên tục măng cụt trong vòng 1 năm, axit lactic có thể tích tụ trong máu với một lượng lớn, dẫn đến tình trạng nhiễm axit lactic nghiêm trọng. Nếu không được xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Một số triệu chứng khi bị nhiễm axit lactic chẳng hạn như mệt mỏi, buồn nôn,...
- Gây dị ứng: Nếu bạn ăn quá nhiều măng cụt cùng lúc, cơ thể có nguy cơ bị dị ứng (đặc biệt là những người cơ địa dị ứng) với những triệu chứng như da mẩn đỏ, sưng, nổi mề đay, ngứa, phát ban, thậm chí sưng môi, họng, tức ngực,...
- Ảnh hưởng đến quá trình đông máu hoặc có thể tương tác với thuốc làm chống đông máu, gây xuất huyết tiêu hóa. Chính vì thế, không nên ăn măng cụt trước và sau khi phẫu thuật.
- Ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh: Măng cụt có thể gây giảm tác dụng của một số phương pháp điều trị bệnh như hóa trị, xạ trị.
- Tác dụng phụ khác: Đau bụng, nhức đầu, gián đoạn giấc ngủ, buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng, chóng mặt, khó thở,... Nếu thấy bất cứ dấu hiệu nào kể trên sau khi ăn măng cụt, bạn nên ngừng ăn và đến thăm khám tại các cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.
4. Ai không nên ăn quả măng cụt?
Nếu là một trong những trường hợp sau, bạn không nên ăn măng cụt:
- Người hay bị dị ứng: Như đã nêu trên, việc ăn quá nhiều măng cụt có thể gây dị ứng. Chính vì thế, nếu đã từng bị dị ứng với một loại thực phẩm nào đó, hoặc có thể dễ bị dị ứng thì bạn nên hạn chế ăn loại quả này. Nếu xuất hiện những biểu hiện bất thường sau khi ăn thì bạn nên ngừng ăn để hạn chế bị ảnh hưởng sức khỏe.
Người đang điều trị ung thư không nên ăn măng cụt
- Bệnh nhân ung thư: Do các hợp chất trong quả măng cụt có thể làm ảnh hưởng đến kết quả của quá trình xạ trị, hóa trị nên người bệnh ung thư cũng không nên ăn loại quả này.
- Người mắc bệnh về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, hoặc các trường hợp có hệ tiêu hóa hoạt động kém thì cũng nên hạn chế ăn quả măng cụt để tránh tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Bệnh nhân đa hồng cầu: Đây là tình trạng cơ thể người bệnh sản xuất quá nhiều hồng cầu, vì thế số lượng hồng cầu trong máu tăng rất cao. Người mắc căn bệnh này không nên ăn măng cụt để hạn chế tình trạng tăng khối lượng của hồng cầu.
Với những thông tin về quả măng cụt nêu trên, hi vọng bạn đã hiểu rõ hơn về công dụng, tác dụng phụ và một số lưu ý khi ăn loại quả này để đạt được lợi ích sức khỏe tốt nhất và hạn chế những rủi ro không đáng có.
Nếu cần được tìm hiểu thêm về lợi ích sức khỏe từ măng cụt hoặc các vấn đề về dinh dưỡng, về sức khỏe, bạn có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56, các tổng đài viên của Hệ thống Y tế MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết hơn cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!