Tin tức
Tá tràng là gì và một số bệnh lý có thể gặp
- 05/03/2022 | Mức độ nguy hiểm của đau dạ dày tá tràng và cách điều trị
- 29/09/2022 | Viêm loét dạ dày tá tràng hình thành như thế nào?
- 22/09/2022 | Gợi ý địa chỉ y tế uy tín thực hiện nội soi thực quản dạ dày tá tràng
1. Tá tràng là gì và chức năng
Tá tràng chính là phần đầu của ruột non, nằm giữa dạ dày và hỗng tràng. Nó có hình dạng như chữ C hoặc hình móng ngựa với độ dài vào khoảng từ 20 - 25cm.
Đồng thời, được chia thành bốn phần bao gồm: tá tràng trên (hành tá tràng), xuống (kéo dài từ trái sang phải), ngang (kéo dài qua bụng theo chiều ngang từ trái sang phải) và lên (chạy dọc ở phía bên trái của cột sống).
Về cấu tạo, nó gồm 5 lớp, đó là: lớp thanh mạc, tấm lớp dưới thanh mạc, lớp cơ (thớ cơ dọc ở nông và thớ cơ vòng ở sâu), tấm dưới niêm mạc và cuối cùng là lớp niêm mạc.
Về chức năng, đây là một bộ phận của hệ tiêu hóa giữ một vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hoá thức ăn trong cơ thể chúng ta. Cụ thể, là trong hoạt động chuyển thức ăn từ dạ dày đi xuống ruột non. Nó còn là nơi thực hiện quá trình hấp thụ vitamin và các chất dinh dưỡng trong thức ăn trước khi được chuyển xuống cơ quan tiêu hóa khác.
2. Một số bệnh lý liên quan đến tá tràng có thể gặp
Với một vai trò quan trọng như vậy, sẽ có thể xuất hiện các bệnh lý liên quan đến tá tràng khi nó không được khỏe mạnh như bình thường. Ngay sau đây là một số bệnh lý có thể gặp mà bạn nên biết.
2.1. Viêm loét hành tá tràng
Đây là bệnh lý có một số triệu chứng thường gặp như: đau, nóng rát phần thượng vị; mất ngủ, khó ngủ, ngủ không được sâu giấc; rối loạn chức năng tiêu hóa, bị đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ; xuất huyết tiêu hóa. Chúng tác động rất lớn đến người bệnh khi gây ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe và cả sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh lý này có thể làm ảnh hưởng sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh
Trường hợp không được điều trị tốt, nó có thể làm xuất hiện những biến chứng nguy hiểm làm đe doạ tính mạng của bệnh nhân. Có nhiều tác nhân gây bệnh như nhiễm khuẩn HP hay do việc có một chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc thiếu lành mạnh, thiếu khoa học.
2.2. Ung thư tá tràng
Trong số những bệnh lý ung thư liên quan đến đường tiêu hóa, đây là một căn bệnh ung thư hiếm gặp. Có một vài nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh như thuốc lá, rượu, vi khuẩn HP, tình trạng căng thẳng hay ợ hơi, ợ chua, viêm loét dạ dày,...
Bệnh nhân có thể gặp một số triệu chứng, và thường sẽ xuất hiện ở các giai đoạn sau chẳng hạn như buồn nôn, đau bụng, táo bón, trong phân có máu, trào ngược axit,... Tuy hiếm gặp, ung thư tá tràng vẫn khiến quá trình tiêu hóa trong cơ thể người bệnh bị ảnh hưởng và ngăn không cho cơ thể hấp thụ các khoáng chất cần thiết.
Bị đau bụng, táo bón có thể là triệu chứng của ung thư tá tràng
2.3. Polyp tá tràng
Là những khối tế bào hình thành trên lớp niêm mạc bên trong tá tràng, polyp tá tràng cũng không quá thường gặp. Nó có thể xuất hiện ở bất cứ các vị trí nào ở bộ phận của hệ tiêu hóa này.
Hầu hết các polyp tương đối lành tính khi chúng ít gây ra các triệu chứng ở người bệnh. Nhưng những hội chứng đa polyp gây ra polyp tá tràng vẫn có khả năng chuyển thành ung thư cao hơn. Về điều trị, ban đầu có thể bằng nội soi và đốt bỏ, hoặc cần phẫu thuật với polyp to.
2.4. Tắc tá tràng bẩm sinh
Đây là một dị tật đường ruột xảy ra khi tá tràng bị tắc với tỷ lệ xuất hiện vào khoảng 1 trong mỗi 5.000 đến 10.000 trẻ đẻ sống. Nó có sự phổ biến ở bé trai hơn là bé gái và vẫn chưa biết được rõ nguyên nhân cơ bản gây ra. Bệnh này có tỷ lệ cao mắc các dị tật kết hợp tim bẩm sinh, teo thực quản, hội chứng Down,...
Nếu được chẩn đoán và kịp thời thực hiện điều trị có thể giúp phần lớn các bé khi lớn lên sẽ có một cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, sau phẫu thuật, vẫn có tới 22% trường hợp trẻ đối diện với các biến chứng muộn bao gồm: hội chứng quai ruột mù, viêm tụy, viêm túi mật,... Do vậy, các bậc phụ huynh cần nên cảnh giác và lưu tâm đến căn bệnh này.
Cha mẹ nên cảnh giác đến bệnh tắc tá tràng bẩm sinh ở trẻ
3. Làm thế nào để bảo vệ sức khỏe của tá tràng và hệ tiêu hóa?
Có thể thấy, tá tràng là một trong các bộ phận đóng vai trò quan trọng trong hệ tiêu hóa của cơ thể chúng ta. Do vậy, để không phải đối diện với các bệnh lý liên quan, việc bảo vệ thật tốt sức khỏe của nó nói riêng và hệ tiêu hóa nói chung là điều rất cần thiết.
Muốn làm được điều đó, bạn nên thực hiện điều chỉnh chế độ ăn uống bằng cách bổ sung thêm chất xơ, chất béo lành mạnh, không tiêu thụ thực phẩm đóng hộp, uống đủ nước mỗi ngày, hỗ trợ đường tiêu hóa khỏe mạnh bằng một số chất dinh dưỡng cần thiết (men vi sinh probiotic, glutamine, kẽm),... cũng như thói quen khi ăn như là nên có sự tập trung khi dùng bữa hay ăn chậm nhai kỹ.
Một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng thực phẩm sẽ tốt cho sức khỏe
Ngoài ra, cũng đừng quên việc luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh gặp và kiểm soát tốt căng thẳng cũng như quan tâm đến chế độ sinh hoạt của bản thân, không hút thuốc lá, uống rượu bia, không thức quá khuya, thường xuyên luyện tập các bài tập thể dục thể thao, ngồi thiền hay tập yoga.
Như vậy, trên đây chúng ta đã cùng tìm hiểu về tá tràng kèm theo thông tin về một số bệnh lý có thể gặp ở bộ phận của hệ tiêu hóa này mà bạn nên biết. Hãy đến Chuyên khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC ngay khi có dấu hiệu hệ tiêu hóa gặp phải các triệu chứng và hoạt động bất thường. Quý khách hãy gọi cho MEDLATEC qua số tổng đài: 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!