Tin tức
Suy thận độ 1 có chữa được không? Cần lưu ý gì trong quá trình điều trị?
- 24/03/2023 |Dinh dưỡng cho người bị suy thận và những điều cần lưu ý
- 26/08/2022 |Góc giải đáp: Suy thận độ 4 có thực sự nguy hiểm?
- 30/08/2022 |Bệnh suy thận độ 2 - những điều không nên bỏ qua
- 26/07/2022 |Suy thận độ 3: đặc điểm và phương pháp điều trị
- 27/06/2023 |Cách phân độ suy thận mạn tính bạn nên biết
1. Nguyên nhân gây bệnh suy thận độ 1
Suy thận độ 1cũng chính là giai đoạn đầu của bệnhsuy thậnmạn tính. Nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn tới suy thận độ 1 và dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
Suy thận độ 1 do nhiều nguyên nhân gây ra
- Do chế độ ăn uống không khoa học: Người bệnh thường xuyên ăn các món ăn quá mặn, có chứa nhiều dầu mỡ hoặc quá ngọt, đồ ăn có chứa nhiều chất béo,... Đây là yếu tố có thể gây áp lực lên thận và dẫn đến tổn thương thận.
- Quá trình bài tiết nước tiểu có trục trặc vì thế những độc tố sẽ bị tích tụ lại trong cơ thể thay vì đào thải ra bên ngoài. Theo thời gian, có thể dẫn đến tình trạng viêm đường tiết niệu. Khi bệnh không được điều trị triệt để, vi khuẩn sẽ tấn công “ngược dòng” lên thận và gây suy thận.
- Do thường xuyên uống bia rượu và tiêu thụ các loại đồ uống có chứa chất kích thích.
- Do thận bị ảnh hưởng từ chấn thương, có thể là do tai nạn hoặc va đập mạnh.
- Bệnh suy thận có thể là bệnh lý bẩm sinh nhưng cũng có thể là do biến chứng của bệnh lý khác gây ra chẳng hạn như bệnh tiểu đường, bệnhtăng huyết áp, viêm cầu thận.
- Người thường xuyên sống và làm việc trong môi trường có chứa nhiều hóa chất độc hại, bị ô nhiễm,...
- Tự ý mua thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ, sử dụng thuốc sai cách, gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của thận, thậm chí có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng.
2. Triệu chứng của suy thận độ 1
Đây là giai đoạn đầu của bệnh suy thận mạn tính. Lúc này, chức năng thận mới chỉ bắt đầu suy giảm và các biểu hiện bệnh thường không nghiêm trọng và khó phát hiện. Nếu thấy những biểu hiện dưới đây, dù chỉ là thoáng qua, bạn vẫn nên đi khám càng sớm càng tốt:
- Cơ thểmệt mỏi, thường xuyên bị chóng mặt, thiếu máu nhẹ.
- Nước tiểu có màu đậm hơn bình thường.
- Ăn không ngon, chán ăn, haybuồn nôn. Khi thận bị suy yếu, hoạt động không hiệu quả, chất độc có thể thải ra ngoài cơ thể qua đường tiết niệu khiến họng bị đắng. Vì thế người bệnh luôn cảm thấy chán ăn, buồn nôn.
Người bệnh suy thận thường xuyên mệt mỏi
- Bên mạn sườn, nhất là vùng hố lưng thường xuyên bị đau tức.
- Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp phải một số biểu hiện khác như tăng huyết áp, rối loạn giấc ngủ,...
3. Suy thận độ 1 có chữa khỏi được không?
Suy thận độ 1 không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, nếu không chữa trị sớm, chức năng thận sẽ dần dần bị suy giảm, gây ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Theo thời gian, bệnh sẽ tiến triển ngày càng nghiêm trọng. Đến giai đoạn muộn, người bệnh có thể phải điều trị bằng phương pháp chạy thận nhân tạo để duy trì sự sống.
Các chuyên gia cho biết, nếu phát hiện sớm tình trạng suy thận độ 1 đồng thời áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp thì khả năng chữa khỏi bệnh thành công có thể lên đến 95%. Tuy rằng không thể khắc phục 100% chức năng thận nhưng sau điều trị, người bệnh vẫn có khả năng sinh hoạt bình thường.
4. Phương pháp điều trị bệnh suy thận độ 1
Các phương pháp điều trị bệnh suy thận độ 1 thường đơn giản hơn rất nhiều do với các trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn cuối. Người bệnh thường chỉ cần dùng thuốc kết hợp với điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt. Ở giai đoạn này, người bệnh không cần ghép thận hay chạy thận nhân tạo. Cụ thể:
- Mục tiêu điều trị suy thận độ 1 là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, phòng ngừa biến chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Điều trị bệnh bằng thuốc
- Điều trị bệnh bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân: Đối với người bệnh suy thận độ 1, chế độ ăn uống cũng là yếu tố quan trọng giúp người bệnh có thể kiểm soát và cải thiện hiệu quả. Người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Nên ăn nhiều trái cây, rau củ, các loại ngũ cốc nguyên hạt để bổ sungcác loại vitaminvà khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời giảm áp lực cho thận. Lựa chọn những loại rau củ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo và rửa sạch trước khi ăn.
+ Uống đủ nước mỗi ngày (từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày). Việc uống đủ nước sẽ giúp hỗ trợ thải độc, giảm áp lực cho thận.
+ Không nên ăn những loại thực phẩm có chứa quá nhiều đường để ngăn chặn tình trạng tăng đường huyết.
+Hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều mỡ và chất béo, hạn chế ăn thịt đỏ, không ăn quá mặn để tránh gây tổn thương nghiêm trọng cho thận. Đặc biệt lưu ý, không nên sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích.
Hạn chế ăn mặn để giảm áp lực cho thận
- Áp dụng chế độ tập luyện phù hợp với thể trạng sức khỏe, có thể nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia và huấn luyện viên về các bài tập tốt cho thận. Một số bài tập phù hợp với người bệnh thận có thể kể đến như đi bộ, đạp xe hay tập yoga,... Tập thể dục thường xuyên cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần lưu ý ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ để nâng cao sức khỏe, kiểm soát và cải thiện bệnh hiệu quả.
Như vậy, bệnh suy thận độ 1 không quá nguy hiểm và có thể điều trị hiệu quả nếu phát hiện bệnh sớm và áp dụng đúng phương pháp.
Nếu có biểu hiện bất thường, nghi ngờ suy thận, quý khách có thể liên hệ đếnHệ thống Y tế MEDLATECqua tổng đài1900 56 56 56để được các tổng đài viên hướng dẫn đặt lịch khám sớm nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!