Tin tức
Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu? Cách bảo quản như thế nào?
- 20/09/2021 |Nên ăn gì để sữa mẹ đặc mát và đạt giá trị dinh dưỡng cao?
- 15/08/2021 |Mẹ bầu lưu ý: Sữa mẹ vắt ra ủ nóng được bao lâu thì an toàn?
- 09/12/2021 |Cách bảo quản sữa mẹ an toàn và đảm bảo dinh dưỡng cho con yêu
- 07/11/2021 |Hướng dẫn cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ cai sữa mẹ tốt nhất
- 28/10/2021 |Chuyên gia hướng dẫn cách bảo quản sữa mẹ theo chuẩn khoa học
1. Sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu?
Sữa mẹ sẽ từ các tiểu thùy đổ xuống các ống góp ở mỗi thùy. Tiếp đó, đi tới các xoang sữa ở phía dưới quầng vú. Thông thường có từ 5 đến 10 ống dẫn sữa được mở ra ở núm vú của mẹ.
Một số loại hormone tác động đến quá trình sản xuất sữa của cơ thể người mẹ là prolactin, oxytocin, progesterone và estrogen. Khi ăn, hành động mút của trẻ sẽ giúp cơ thể mẹ giải phóng nhiều hormone, đặc biệt là hormone prolactin, kích thích sản xuất sữa. Chính vì thế, trẻ càng bú nhiều thì cơ thể mẹ lại càng tạo ra nhiều sữa.
Tích trữ sữa là thói quen của nhiều bà mẹ hiện đại
Hiện nay, rất nhiều chị em có thói quen vắt sữa với mục đích kích sữa hay tích trữ sữa để giúp bé có đủ sữa ăn dần ngay cả khi không ở gần mẹ. Tuy nhiên, sữa mẹ sau khi được vắt ra sẽ không thể để lâu nếu mẹ không biết cách bảo quản. Do đó, thắc mắc chung của rất nhiều bà mẹ đó làsữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu, làm thế nào để sữa không bị mất chất, biến chất.
Sữa mẹ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các axit amin và đường. Những chất dinh dưỡng này vô cùng tốt cho trẻ, giúp trẻ hấp thu dễ dàng nhưng nếu để quá lâu sẽ dễ bịvi khuẩnxâm nhập và khiến trẻ có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Do đó mẹ nên lưu ý:
- Nếu để sữa mẹ ở nhiệt độ thường, khoảng trên 26 độ C thì mẹ chỉ nên cho con ăn sữa mẹ trong vòng 1 giờ.
- Nếu để sữa mẹ ở nhiệt độ dưới 26 độ C (trong phòng điều hòa) thì sữa mẹ có thể sử dụng trong khoảng 6 giờ.
- Nếu để sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh thì mẹ có thể cho con sử dụng trong khoảng 48 giờ.
Sữa để trong ngăn đá tủ lạnh có thể bảo quản trong vòng 6 tháng
- Nếu để sữa mẹ trong ngăn đá tủ lạnh: Đối với những loại tủ lạnh nhỏ, chỉ có một cửa thì thời hạn sử dụng sữa cho con là khoảng 2 tuần. Đối với những tủ lạnh to hơn, có 2 cửa riêng dành cho ngăn đá và ngăn mát thì mẹ có thể bảo quản sữa cho bé trong khoảng 4 tháng. Đối với những tủ đông lạnh chuyên dụng, mẹ có thể tích trữ sữa cho con tối đa trong vòng 6 tháng.
2. Hướng dẫn bảo quản sữa mẹ để đảm bảo sữa không bị biến chất, mất chất
Ngoài vấn đề sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu, nhiều bà mẹ cũng rất quan tâm đến cách bảo quản sao cho đảm bảo chất lượng sữa, phòng ngừa nguy cơ sữa bị biến chất, mất chất.
2.1. Cách bảo quản sữa
- Mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ dụng cụ hút sữa cũng như bình đựng sữa. Mẹ có thể đựng sữa vào chai thủy tinh hoặc các loại túi đông lạnh sữa mẹ, hay các bình nhựa cứng không chứa BPA. Không sử dụng túi nilon để đựng sữa. Mẹ cần lưu ý ghi rõ ngày vắt sữa lên các dụng cụ đựng sữa.
Nên ghi chú ngày vắt sữa trên bình đựng sữa
- Trước khi vắt sữa, mẹ lau sạch đầu vú và chườm khăn ấm lên bầu vú trong vòng 2 phút.
- Sữa sau khi vắt ra phải được bảo quản ngay. Nếu đã cho bé ăn sữa thì mẹ không nên tiếp tục bảo quản lượng sữa này trong tủ. Nguyên nhân là khi mẹ cho bé sử dụng sữa, sữa đã bị dính nước bọt của bé và có thể khiến cho sữa dễ bị hỏng và không thể để lâu được.
- Mẹ không nên hòa sữa mới vắt với những túi sữa đã được tích trữ trước đó.
2.2. Cách hâm nóng sữa mẹ
Trước khi cho con ăn sữa tích trữ, mẹ cần hâm nóng sữa, cách làm đơn giản như sau:
- Đối với sữa đã được tích trữ trong ngăn mát của tủ lạnh, mẹ cần thực hiện hâm sữa như sau: Trước hết, mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm với nước ấm khoảng 40 độ C. Khi sữa không còn quá lạnh, mẹ có thể cho bé ăn. Lưu ý, không nên ngâm quá lâu để tránh sữa bị mất khoáng chất.
Mẹ cần hâm sữa trước khi cho con ăn
- Đối với những trường hợp sữa bảo quản trong ngăn đá thì mẹ cần phải rã đông sữa trước khi cho con sử dụng:
+ Trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát tủ lạnh.
+ Khi sữa đã chuyển sang dạng lỏng, mẹ hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C. Nếu dùng lò vi sóng hâm sữa sẽ giúp quá trình hâm sữa diễn ra nhanh chóng hơn nhưng sóng điện từ có thể làm ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ. Mẹ nên sử dụng máy hâm sữa để có thể giữ nhiệt chuẩn và đảm bảo giữ trọn vẹn dinh dưỡng trong sữa mẹ, nhất là chất lactose và protein.
+ Khi sữa không còn lạnh mẹ có thể cho bé bú. Lưu ý trước khi cho bé bú, mẹ cần lắc nhẹ bình sữa. Không lắc quá mạnh hoặc làm nóng sữa nhanh ở nhiệt độ cao để tránh làm giảm giá trị dinh dưỡng của sữa mẹ, đặt biệt là để tránh gãy cấu trúc của một số phân tử protein trong sữa.
2.3. Sữa bị biến đổi màu và có mùi lạ có sao không?
Khi bảo quản sữa trong ngăn mát hoặc ngăn đá tủ lạnh mẹ thường thấy sữa có mùi lạ, tanh,… và e ngại sữa đã hỏng, không thể dùng được nữa. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên lo lắng quá. Nguyên nhân khiến cho sữa có mùi lạ là vì trong điều kiện nhiệt độ thấp, những tác động của enzim lipase đã khiến bẻ gãy các chất béo có trong thành phần của sữa mẹ. Tuy không quá ảnh hưởng đến chất lượng sữa, nhưng mùi vị lạ có thể khiến bé ăn sữa ít hơn.
Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp thắc mắc sữa mẹ để nhiệt độ thường được bao lâu và cách bảo quản như thế nào. Mẹ có thể gọi đến tổng đài1900 56 656 56, để được các bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hướng dẫn thêm về cách chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!