Tin tức
Siêu âm đầu dò là gì và kết quả có chính xác không
- 09/08/2019 |Siêu âm dạ dày có phát hiện bệnh đau dạ dày không?
- 10/08/2019 |Những kiến thức mẹ bầu cần biết về siêu âm 3D
- 23/08/2019 |Siêu âm tim thai là gì và thời điểm thích hợp để siêu âm tim thai
- 23/08/2019 |Khi nào cần tiến hành siêu âm ổ bụng và ưu điểm của phương pháp này
1. Siêu âm đầu dò là gì?
Siêu âm đầu dòlà một phương pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến hiện nay có độ chính xác cao, được thực hiện với đầu dòsiêu âmchuyên dụng cho phép đánh giá và phát hiện các dấu hiệu bất thường ở tử cung, buồng trứng, viêm dính phần phụ, tính trạng ứ dịch vòi trứng, chẩn đoán thai giai đoạn sớm, có giá trị cao trong việc khám và hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn...
2. Siêu âm đầu dò để làm gì?
Siêu âm đầu dò được các bác sĩ chỉ định khi cần kiểm tra những dấu hiệu bất thường về buồng trứng, tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, độ dày niêm mạc tử cung, đánh giá tình hìnhrụng trứngcũng như sự phát triển của trứng,...
Đối với những phụ nữ đang mang thai, việc siêu âm đầu dò là rất cần thiết, có tác dụng quan trọng, giúp nhận biết có thai trong giai đoạn đầu, khi mà phôi thai còn rất nhỏ và sẽ không hiển thị hình ảnh nếu chỉ siêu âm ở thành bụng.
Siêu âm đầu dò giúp phát hiện có thai trong giai đoạn đầu
Những ngườikhám phụ khoacũng được bác sĩ chỉ định siêu âm đầu dò. Vì siêu âm đầu dò giúp đánh giá cơ quan sinh dục, đánh giá độ dày niêm mạc tử cung, quan sát sự phát triển của trứng cũng như tình hình rụng trứng, phát hiện các loại u như: u nang buồng trứng, u xơ tử cung. Ngoài ra, kỹ thuật này còn giúp chẩn đoán một số bệnh phụ khoa khác. Tùy từng bệnh lý, tùy theo mục đích chẩn đoán mà bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân khám bằng siêu âm đầu dò âm đạo hoặc cũng có thể là siêu âm đầu dò hậu môn.
Những người khám phụ khoa được chỉ định siêu âm đầu dò khi được phát hiện có những dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, phát hiện có thai ở giai đoạn đầu của thai kỳ, đánh giá các khối u ở tử cung, buồng trứng, đánh giá tim thai ở tuần thai 6 – 8, tình trạng ứ mủ vòi trứng, ứ nước, đánh giá nguồn gốc khối u trong tiểu khung, đo kích thước trứng để đánh giá thời gian rụng trứng, phục vụ cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo...
Khám thai bằng siêu âm đầu dò hậu môn giúp chẩn đoán các bệnh lý ở trực tràng, vùng tiểu khung, tuyến tiền liệt,...
3. Kỹ thuật siêu âm đầu dò có chính xác không?
Khi siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ xác định chính xác vị trí của thai nhi, nhằm phát hiện thai ngoài tử cung. Đây là một chẩn đoán có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng của chửa ngoài tử cung như: vỡ ống dẫn trứng, nhiễm trùng ổ bụng,...
Kỹ thuật siêu âm đầu dò giúp chẩn đoán và ngăn ngừa các biến chứng của thai ngoài tử cung
Siêu âm đầu dò có tác dụng đánh giá tim thai ở tuần thứ 6-8, giai đoạn đầu của thai kỳ, giúp theo dõi, nhận biết tình trạng của tim thai và phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của tim tai, tim bẩm sinh để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Siêu âm đầu dò thường được sử dụng cho những sản phụ mới mang thai. Tuy nhiên đối với những trường hợp thai nhi đã lớn, đầu thai nhi quay xuống dưới che khuất sóng âm, khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Trong trường hợp này, các bác sĩ cũng sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xác định vị trí của bánh nhau.
4. Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò
Kỹ thuật siêu âm đầu dò có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng của chửa ngoài tử cung. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một vài những ưu nhược điểm sau:
Ưu điểm: kỹ thuật siêu âm đầu dò âm đạo giúp các bác sĩ quan sát rõ hơn các cơ quan sinh dục ở bên trong, đồng thời phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu không, mà trên siêu âm đường bụng khó quan sát thấy.
Hạn chế: Ngoài những ưu điểm trên, thì kỹ thuật siêu âm đầu dò vẫn tồn tại một hạn chế đó là không quan sát được các tầng cao hơn ở trong ổ bụng. Vì vậy, để có thể chẩn đoán chính xác các bệnh lý phụ khoa, bệnh nhân cần kết hợp khám siêu âm đầu dò và siêu âm bụng.
Các chị e cần khám phụ khoa cần kết hợp khám siêu âm đầu dò với siêu âm bụng để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất
Lưu ý: siêu âm đầu dò âm đạo không được áp dụng đối với trẻ em và phụ nữ chưaquan hệ tình dục, phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc là bị viêm nhiễm cấp khu vực âm đạo...
5. Trường hợp nào nên dùng siêu âm đầu dò?
Tùy theo từng mục đích chẩn đoán tình trạng bệnh của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định siêu âm đầu dò hậu môn hoặc là siêu âm đầu dò âm đạo.
- Siêu âm đầu dò hậu môn được chỉ định nhằm mục đích phát hiện các bệnh lý ở vùng tiểu khung, trực tràng, tuyến tiền liệt...
- Siêu âm dò âm đạo được bác sĩ chỉ định trong các trường hợp sau: phụ nữ mang thai ở giai đoạn đầu, người có dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, đánh giá các khối u ở buồng trứng, tử cung, kiểm tra tim thai khi thai nhi ở tuần thứ 6-8 của thai kỳ, đánh giá nguồn gốc của các khối u trong tiểu khung. Ngoài ra, siêu âm đầu dò âm đạo còn được chỉ định nhằm kiểm tra tình trạng ứ mủ vòi trứng, ứ nước, đánh giá thời gian rụng trứng, hỗ trợ cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.
6. Trường hợp nào không nên dùng kỹ thuật siêu âm đầu dò?
Siêu âm đầu dò âm đạo là kỹ thuật sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng đưa vào trong âm đạo nhằm đánh giá buồng trứng, tử cung và các thành phần tiểu khung. Vì vậy mà phương pháp này không được áp dụng cho trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay nói cách khác là chưa bị rách màng trinh.
Đối với những phụ nữ đang trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp vùng âm đạo cũng không được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp này.
Siêu âm đầu dò là một trong những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay, phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp thăm khám phụ khoa đều được chỉ định siêu âm đầu dò. Vì vậy, để biết chi tiết thêm về kỹ thuật này, liên hệ ngay tới MEDLATEC để được hỗ trợ tư vấn thêm.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!