Tin tức

Sảy thai có ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ không?

Ngày 13/04/2020
Tham vấn y khoa:BSCKI. Dương Ngọc Vân
Trong quá trình mang thai nếu không may xảy ra rủi ro sảy thai có thể sẽ là cú sốc tinh thần đối với các cặp vợ chồng và có nhiều ảnh hưởng không tốt về mọi mặt. Rủi ro sảy thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có liên quan đến nhiễm sắc thể của mẹ bầu. Vậy tại sao lại xảy ra tình trạng này?

1. Hiện tượng sảy thai là gì?

sảy thaichỉ hiện tượng bị mất thai trước tuần thứ 20 của quá trình mang thai. Theo các số liệu thống kê cho thấy có khoảng 15% phụ nữ trễ kinh từ 5 - 6 tuần và được chẩn đoán mang thai bằng phương pháp siêu âm. Thế nhưng, đến đợt kiểm tra kế tiếp thì phát hiện thai bị mất mà không rõ lý do.

Sảy thai xảy ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ

Hiện nay, y học đã nhận định có 3 dạng sảy thai chính là:

  • Ra huyết trong quá trình mang thai là dạng phổ biến nhất.

  • Được chẩn đoán có túi thai, có phôi thai và tim thai nhưng sau đó lại xác định tim thai không hoạt động mà túi thai vẫn còn trong lòng tử cung. Hiện tượng này được gọi là thai chết lưu cần lấy túi thai ra gấp nếu không sẽ bị băng huyết hoặc nhiễm trùng.

  • Chẩn đoán có thai nhưng túi thai rỗng, tìm không thấy phôi thai. Đây là hiện tượng thai không phát triển cần lấy thai ra thật sớm không để tử cung bị nhiễm trùng, băng huyết thậm chí phải cắt bỏ tử cung.

2. Nguyên nhân gây sảy thai

Hiện nay, đã xác định được một số nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sảy thai như sau:

2.1. Vấn đề liên quan nhiễm sắc thể

Có đến khoảng 50% trường hợp xảy ra trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất có liên quan nhiễm sắc thể. Nguyên nhân được xác định bởi hợp tử được tạo bởi tinh trùng và trứng bị thiếu hoặc thừa nhiễm sắc thể. Chính vì thế đã khiến thai nhi phát triển không bình thường và dẫn đến tình trạng thai bị sảy.

2.2. Vấn đề vềnhau thai

Nhau thai là bộ phận giúp kết nối mẹ và bé và giúp truyền chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ đến thai nhi giúp thai phát triển. Nếu nhau thai gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển của thai thậm chí là thai bị sảy.

2.3. Mất cân bằng về hormone

Hormone đóng vai trò vô cùng quan trọng trong chu kỳ của thai. Chẳng hạn hormone progesterone giúp hỗ trợ nhau thai bám dính lên thành tử cung. Nếu cơ thể mẹ không được cung cấp đủ progesterone khiến nhau thai dễ bong, khó bám vào tử cung và thai bị sảy.

2.4. Rối loạn miễn dịch

Rối loạn miễn dịch chỉ tình trạng hệ miễn dịch hoạt động nhiều hoặc ít có thể gây tái diễn. Dễ hiểu hơn tức là cơ thể của mẹ không chấp nhận được sự xuất hiện của thai nhi.

Mẹ bầu không may mắc bệnh sẽ dễ khiến thai bị sảy

Mẹ bầu không may mắc bệnh sẽ dễ khiến thai bị sảy

2.5. Tình trạng sức khỏe của mẹ

Trong quá trình mang thai nếu sức khỏe của mẹ bầu mắc các bệnh lý như tiểu đường, huyết áp, lupus, thận hoặc tuyến giáp,… đều khiến thai dễ bị sảy.

Nếu tình trạng sức khỏe của mẹ mắc bệnh khiến máu không thể đưa đến tử cung và thai nhi sẽ kém phát triển. Tiếp đó, nếu mẹ bầu mắc hội chứng buồng trứng đa nang có nguy cơ cao khiến thai bị sảy.

2.6. Mẹ bầu bị các bệnh truyền nhiễm

Nếu không may mẹ bầu mắc phải các bệnh như rubella, lậu, giang mai, HIV, sốt rét,… cũng dễ khiến thai bị sảy. Ngoài ra, nếu bị nhiễm khuẩn sẽ khiến túi ối vỡ sớm hay cổ tử cung mở nhanh.

2.7. Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm cũng được xem là nguyên nhân gây hiện tượng thai bị sảy . Nếu mẹ bầu ăn các thức ăn đã bị nhiễm khuẩn trong sản phẩm sữa chưa được tiệt trùng, ký sinh trùng trên thực phẩm chưa nấu chín,…

2.8. Cấu trúc tử cung

Cấu trúc bất thường của tử cung như tử cung 1 sừng/2 sừng, tử cung có vách ngăn,… đều gây sảy thai. Bên cạnh đó, u xơ tử cung cũng là mối nguy hiểm cho quá trình lớn lên của thai nhi.

2.9. Hở eo cổ tử cung

Thai bị sảy có thể do hở eo cổ tử cung hoặc cổ tử cung của mẹ yếu.

3. Tình trạng thai bị sảy có nguy hiểm không?

Hiện tượng thai bị sảy nếu thai chưa vào tử cung được chia thành hai trường hợp như sau:

  • Thai nhi mới hình thành chưa vào tử cung thì bị mất, sảy thai tự nhiên thông thường sẽ tự sảy ra ngoài, hiện tượng ra máu có thể giống với chu kỳ kinh nguyệt, sau 5 - 7 ngày sẽ hết. Tuy nhiên có những trường hợp ra máu âm đạo nhiều như kiểu băng huyết ày không gây nguy hiểm.

  • Thai nhi đã làm tổ ngoài tử cung và phát triển đến một mức nào đó rồi bị vỡ khiến máu tràn vào trong ổ bụng khiếm tính mạng của mẹ bầu gặp nguy hiểm. Hiện tượng này gọi là mang thai ngoài tử cung.

Thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu

Thai ngoài tử cung gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ bầu

4.Quan hệ tình dụcvào thời điểm nào sau khi thai bị sảy là phù hợp?

Nếu như vợ chồng bạn không may vừa bị sảy thai thì nên quan hệ tình dục trở lại khi nào cả hai đều cảm thấy sẵn sàng. Theo như lời khuyên của các bác sĩ thì các cặp vợ chồng hãy quan hệ tình dục khi người phụ nữ đã khỏi hẳn xuất huyết âm đạo và đã xong 1 kỳ kinh nguyệt bình thường.

Một vài khuyến cáo khác nói rằng, thời điểm tốt nhất để quan hệ sau khi thai bị sảy là nhiều hơn 6 tuần bởi cơ thể phụ nữ cần thời gian bình phục sau những tổn thương của cơ thể.

Ngoài ra, thời điểm quan hệ tình dục còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, tinh thần, tâm lý của mỗi người. Tốt nhất là nên thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

5. Làm thế nào để phòng ngừa sảy thai?

Để chuẩn bị cho quá trình mang thai an toàn và khỏe mạnh, các mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

  • Khám tiền hôn nhân hoặckhám sức khỏetổng quát trước khi mang thai.

  • Tiêm phòng trước mang thai.

  • Điều trị ổn định các bệnh lý mạn tính trước mang thai như: tiểu đường, tăng huyết ÁP, lao phổi,tuyến giáp,...

  • Không nên tiếp xúc với khói thuốc lá, chất độc hại ngoài môi trường.

  • Không sử dụng bia rượu và chất kích thích.

  • Duy trì cân nặng ổn định trước và trong quá trình mang thai.

  • Bổ sung đầy đủ lượng vitamin cần cho thai kỳ giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.

  • Thiết kế thực đơn lành mạnh, đủ chất dinh dưỡng có đầy đủ trái cây và rau củ quả.

  • Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn và huấn luyện viên nếu muốn tập luyện trong quá trình mang thai. Xây dựng chế độ tập hợp lý giúp mẹ bầu giảm stress, đau mỏi, tăng cường khả năng chịu đựng khi chuyển dạ sanh con.

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn và huấn luyện viên nếu muốn tập luyện trong quá trình mang thai

Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên môn và huấn luyện viên nếu muốn tập luyện trong quá trình mang thai

  • Không nên sử dụng misoprostol, retinoids, methotrexate hay các loại thuốc khác viêm. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Việc sảy thai có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình mang thai. Vì vậy, hãy chuẩn bị tinh thần và sức khỏe thật tốt nếu như các bạn có dự định mang thai. Hãy tìm cho mình cơ sở y tế uy tín, an toàn để được tư vấn và hỗ trợ cho một hành trình mang thai tốt nhất bạn nhé!

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
Baidu
map