Tin tức
Rối loạn thần kinh thực vật khó thở - những điều cần lưu tâm
- 13/11/2013 |Rối loạn thần kinh thực vật do đâu?
- 29/12/2020 |Khó thở thanh quản là bệnh gì? Làm sao để nhận biết?
- 29/12/2020 |Có dấu hiệu khó thở khi nằm, hãy cảnh giác với những bệnh sau
1. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật là gì
Hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm là hai bộ phận cấu thành nên hệ thần kinh thực vật. Hệ này có nhiệm vụ điều khiển hoạt động của các cơ quan trong cơ thể mà không phụ thuộc vào sự chỉ huy của hệ thống não bộ. Một khi hai bộ phận này trở nên mất cân bằng sẽ gây ra bệnhrối loạn thần kinh thực vậtvà làm ảnh hưởng đến chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể như: tim, tiêu hóa, hô hấp,...
Bệnh tự miễn là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật, trong đó điển hình là: bệnh ung thư tấn công hệ miễn dịch, xạ trị hoặc phẫu thuật cổ làm tổn thương dây thần kinh vùng này, bệnh tự miễn, biến đổi do tuổi tác, bệnh truyền nhiễm,... Ngoài ra, một số loại thuốc với tác dụng phụ của nó cũng có thể gây rối loạn thần kinh thực vật: thuốc điều trị bệnh tim, thuốc điều trị ung thư, thuốc trị trầm cảm,...
2. Rối loạn thần kinh thực vậtkhó thởra sao
2.1. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở
Hệ hô hấp là một trong những cơ quan phải chịu tác động của bệnh. Vì thếrối loạn thần kinh thực vật khó thởlà một trong những triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân mắc bệnh lý này. Sở dĩ người bệnh bị khó thở là bởi cơ trơn phế quản sẽ bị co thắt.
Cảm giác khó thở sẽ tăng lên mạnh hơn nếu người bệnh căng thẳng hoặc có sự thay đổi của thời tiết. Lúc này người bệnh cảm thấy như mình bị hụt hơi, ngộp thở, họ phải hít thật sâu hoặc rướn người lên mà thở thì mới cảm thấy dễ chịu. Rối loạn thần kinh thực vật khó thở còn khiến họ sợ nơi ồn ào đông đúc, ồn ào đồng thời thích những nơi thoáng khí.
2.2. Những biểu hiện khác của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Do hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm bị mất cân bằng nên tùy thuộc vào loại rối loạn ở từng người bệnh mà các biểu hiện ở họ cũng có sự khác nhau. Biểu hiện điển hình thường gặp gồm:
- Rối loạn tuần hoàn:thiếu máu nãogây ra mất tập trung, mất ngủ, dễ lo âu vô cớ.
- Choáng, chóng mặt, hụt hơi, tim đập nhanh/chậm hoặc không thay đổi một cách bất thường, hồi hộp, đau tức ngực.
- Rối loạn tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu, ăn nhanh no, tiêu chảy, ợ hơi nhiều, táo bón, dễ bị kích thích đại tiện nếu căng thẳng.
- Tiểu khó hoặc không tự chủ, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, rối loạn hệ tiết niệu,...
Rối loạn thần kinh thực vật khó thở ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh
- Giảm hoặc tăng tiết mồ hôi bất thường, thân nhiệt tăng giảm bất thường.
- Chân tay buồn bực và đau nhức xương khớp nếu thời tiết thay đổi.
- Rối loạn tình dục: khô âm đạo, xuất tinh sớm, khó đạt cực khoái hoặc khó duy trì sự cương cứng,...
- Da khô, tóc rụng, mạch ngoài da bị co giãn,...
3. Tính chất nguy hiểm của bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Rối loạn thần kinh thực vật khó thởkhông nguy hiểm đến tính mạng nhưng tác động mạnh đến tâm lý và sức khỏe người bệnh. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh lý này đều cảm thấy hoang mang vì khám mãi không ra nguyên nhân, điều trị nhiều mà không khỏi. Thậm chí những triệu chứng của bệnh còn như kiểu giả vờ nên người bệnh khó nhận được sự thông cảm từ những người xung quanh.
Tất cả những hệ lụy này kéo dài khiến bệnh trở nên nặng dần, người bệnh có xu hướng né tránh nơi đông người, mệt mỏi trầm trọng, chán nản với cuộc sống,trầm cảm,... Nguy hiểm nhất là có thể dẫn đến trầm cảm kéo dài khiến bệnh nhân tự tử.
4. Biện pháp khắc chế bệnh
Một số việc làm sau có thể giúp khắc chế tạm thời cáctriệu chứng của bệnh rối loạn thần kinh thực vật:
- Thay đổi tư thế hoạt động
Đứng lên một cách từ từ giúp triệu chứngchóng mặtthuyên giảm. Khi đứng hãy uốn cong bàn chân và lấy tay bám chặt vào một bên chân vài giây trước khi đứng để giúp lưu lượng máu tăng lên. Khi đã đứng hẳn lên và bước đi hãy căng cơ bắp chân để giúp cho huyết áp tăng dần.
- Để chân kê cao trên giường
Trước khi rời khỏi giường hãy nâng cao chân khoảng 30cm và ngồi ở tư thế hai chân lủng lẳng bên cạnh giường vài phút.
- Thay đổi thói quen ăn uống
Chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, uống nhiều nước, tăng cường bổ sung chất xơ và chất béo để giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
- Kiểm soát tốtbệnh tiểu đường
Với những người bị tiểu đường mắcrối loạn thần kinh thực vật khó thở, để bệnh thuyên giảm, tốt nhất cần giữ cho lượng đường trong máu cận mức bình thường nhất. Việc kiểm soát lượng đường trong máu còn giúp ngăn ngừa làm trầm trọng hơn các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
Kiểm soát lượng đường giúp hạn chế triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật
Đến nay, việcđiều trị rối loạn thần kinh thực vậtvẫn chỉ nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh chứ không thể giải quyết triệt để bệnh bởi rất khó thiết lập được sự cân bằng của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm ở bệnh nhân. Mặc khác, khâu chẩn đoán bệnh cũng gặp nhiều khó khăn vì các triệu chứng của bệnh tương đồng với rất nhiều bệnh lý khác, dễ gây nhầm lẫn, thực hiện các biện pháp siêu âm, chụp chiếu hầu như không có tác dụng
Mặc dù tính chất của bệnh rối loạn thần kinh thực vật và triệu chứng khó thở do bệnh gây ra phần lớn không quá nguy hiểm nhưng việc điều trị là cần thiết và phải hết sức kiên trì. Để tránh được những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống, ngay khi có những biểu hiện đã nói đến trên đây, tốt nhất bạn nên đến chuyên khoa thần kinh thăm khám để có hướng khắc phục càng sớm càng tốt.
Với những thông tin được chia sẻ trên đây chúng tôi hy vọng giúp các bạn có được cái nhìn tổng thể về bệnhrối loạn thần kinh thực vật khó thởđể cảnh giác với các triệu chứng của bệnh, chủ động thăm khám để bảo vệ chính mình. Mọi sự hỗ trợ về y tế khi cần thiết bạn đọc có thể liên hệ tổng đài của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC1900565656để được giúp đỡ tận tình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!