Tin tức
Retinol có trị mụn không? Làm sao để sử dụng Retinol hiệu quả?
- 03/12/2023 |Kháng sinh trị mụn: Dùng thế nào cho đúng?
- 05/12/2023 |Thuốc trị mụn isotretinoin: Công dùng và liều dùng
- 11/12/2023 |Acid salicylic trị mụn có hiệu quả không?
1. Retinol có trị mụn không?
Retinol vốn thuộc nhóm retinoid, một dạng dẫn xuất củavitamin Avà được thêm vào những sản phẩmchăm sóc danhư kem dưỡng ẩm, kem chống nhăn hay serum. Nó còn được sử dụng nhưng một loại dược mỹ phẩm không kê đơn.
Cơ chế đẩy mụn của Retinol sẽ được thể hiện khác nhau tùy thuộc vào từng lớp biểu bì của da, cụ thể đó là:
- Ở lớp thượng bì: Retinol sẽ giúp loại bỏ bớt sự tích tụ của bã nhờn, tẩy tế bào chết, hạn chế dầu thừa và bụi bẩn trong lỗ chân lông. Nhờ đó lớp thượng bì luôn được sạch sẽ và thông thoáng, ngăn cản sự xuất hiện của nhiều loại mụn, bao gồm mụn đầu đen,mụn trứng cávà mụn đầu trắng.
- Đối với các lớp biểu bì nằm ở sâu hơn (trung bì và hạ bì): Retinol sẽ từ từ thấm vào da, len lỏi qua các tế bào nhằm phát huy tác dụng dưỡng da. Các phân tử Retinol thường có kích thước vô cùng nhỏ nên nó có thể thẩm thấu hiệu quả xuống dưới da, kích thích tăng sinh collagen và elastin để làm mờ sẹo mụn trứng cá và hạn chế sự hình thành của những nốt sẹo mới.
Retinol có trị mụn không là thắc mắc chung của rất nhiều người
Do đó nếu bạn vẫn còn thắc mắc rằng Retinol có trị mụn không thì câu trả lời là có. Bên cạnh công dụng điều trị mụn thì Retinol còn giúp cải thiện một số các vấn đề về da khác như hạn chế nếp nhăn, sạm nám da, lỗ chân lông to, da không đều màu, tăng sắc tố da hay tình trạng da dầu,...
2. Sử dụng Retinol sao cho hiệu quả?
Để phát huy công dụng của Retinol, bạn cần lưu ý phải dùng hợp chất này sao cho đúng cách:
2.1. Retinol có mặt ở khâu nào trong quy trình dưỡng da?
Không phải chỉ cần thoa Retinol lên mặt là nó sẽ mang lại công dụng dưỡng da hiệu quả. Theo đó, bạn cần phải tuân thủ chăm sóc da như sau:
- Bước 1: Tẩy trang.
- Bước 2: Rửa mặt với sữa rửa mặt.
- Bước 3: Dùng xịt khoáng hoặc nước hoa hồng (toner).
- Bước 4: Thoa tinh chất Retinol.
- Bước 5: Dùng kem khóa ẩm.
Nếu bạn dùng Retinol vào buổi sáng thì cần phải thêm một bước 6 là dùng thêm kem chống nắng để bảo vệ da trước những tác động của ánh nắng mặt trời.
Hãy chú ý dưỡng ẩm trước khi thoa Retinol để hạn chế tình trạng khô da
2.2. Những điều cần lưu ý khi dùng Retinol trị mụn
Để đảm bảo an toàn cũng như tính hiệu quả khi dùng Retinol trị mụn, ngoài việc ghi nhớ thứ tự chăm sóc da với Retinol thì bạn cũng cần phải quan tâm đến những lưu ý quan trọng sau đây:
- Dùng từ nồng độ thấp rồi dần dần tăng nồng độ: để tránh nguy cơ bị kích ứng da do chưa kịp thời thích ứng với Retinol, bạn nên bắt đầu dùng hợp chất này từ nồng độ thấp trước, sau đó mới từ từ tăng liều lượng.
- Chú ý đến tần suất sử dụng: không ít trường hợp xảy ra tình trạng bong tróc và nổi mẩn đỏ trên da do dùng Retinol trong những ngày đầu. Đó là do da chưa kịp quen với Retinol nên đầu tiên bạn chỉ nên dùng Retinol với tần suất khoảng 2 lần/tuần trong 2 tuần đầu, tuần tiếp theo sẽ dần tăng lên 3 lần/tuần.
- Cấp ẩm đầy đủ và thường xuyên cho da: vì Retinol có tính chất tẩy da chết khá mạnh nên bạn cần đảm bảo làn da luôn được cấp ẩm đầy đủ. Nếu da bạn thuộc loại da dầu mụn, da nhạy cảm thì nên dùng kem dưỡng ẩm không dầu, không cồn, dạng gel. Còn nếu da bạn là da khô thì nên lựa chọn kem có tính chất đặc và cấp ẩm nhiều hơn.
- Sử dụng các sản phẩm phục hồi nếu da bị bong tróc và khô quá mức: trong trường hợp sau khi dùng Retinol mà da của bạn bị căng bóng quá mức, nổi mẩn đỏ, kích ứng thì hãy giãn tần suất dùng Retinol và tăng cường những loại kem dưỡng ẩm có chứa Hyaluronic Acid giúp phục hồi da. Nếu da có xuất hiện mụn nhiều hơn thì bạn cũng đừng quá lo lắng vì đây chính là cơ chế đẩy mụn của Retinol.
- Không thoa Retinol lên những vùng da hở, khóe môi hoặc mắt: đây đều là những vị trí nhạy cảm và cơ thể sẽ dễ gặp phải tác dụng phụ nếu bôi Retinol vào những vùng da này.
- Phải có bước đệm cấp ẩm ngay sau khi rửa mặt: việc dùng Retinol khi vừa rửa mặt xong mà không có bước dưỡng ẩm trước sẽ khiến da bị bào mòn và dễ bị bong tróc, tổn thương. Vì vậy, sau khi rửa mặt, bạn hãy để da có thời gian nghỉ ngơi khoảng 15 - 30 giây, tiếp theo là dùng toner, Retinol,... theo đúng thứ tự chăm sóc da nêu trên.
- Retinol không dành cho phụ nữ có thai và đang cho con bú: vì đây là dẫn xuất của vitamin A nên nếu dùng quá nhiều vitamin A trong giai đoạn mang thai thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vì vậy mẹ bầu nên hạn chế dùng vitamin A cả đường uống và đường bôi.
Bạn cần đảm bảo dưỡng ẩm đầy đủ khi dùng Retinol trị mụn
Retinol có trị mụn không thì hiệu quả trị mụn của Retinol đã được chứng minh rất rõ ràng. Bên cạnh ưu điểm này, người sử dụng Retinol cũng cần phải lưu ý tới những tác dụng phụ không mong muốn trong quá trình dùng Retinol, ví dụ như bong tróc, kích ứng và khô da. Đây đều là những tác dụng phụ thường gặp vào thời gian đầu sử dụng Retinol. Sau khi làn da của bạn đã trở nên quen thuộc với hoạt chất này thì sẽ được cải thiện đáng kể những vấn đề về da.
Trong trường hợp các tác dụng phụ vẫn tồn tại và có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên giảm bớt nồng độ và tần suất dùng Retinol xuống. Ngoài ra, ở những bệnh nhân bị chàm da nếu dùng Retinol thì có thể khiến tình trạng này bị nặng hơn. Do vậy những bệnh nhân bị chàm nên cân nhắc và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Retinol trị mụn.
Mong rằng với những thông tin MEDLATEC chia sẻ trong bài viết trên đây, quý bạn đọc đã có thêm kiến thức bổ ích về Retinol cũng như cách dùng Retinol sao cho an toàn, hiệu quả. Nếu cần được tư vấn thêm về các phương pháp trị mụn khác, quý bạn đọc có thể đăng ký khám ngay tại Chuyên khoa Da liễu,Hệ thống Y tế MEDLATECqua hotline1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!