Tin tức
Quy trình lấy cao răng như thế nào? Nên thực hiện ở đâu?
- 05/02/2021 | Có nên lấy cao răng không? Giá lấy cao răng bao nhiêu?
- 15/11/2021 | Tất tần tật mọi điều cần biết trước khi đi lấy cao răng
- 28/04/2022 | Cao răng là gì và những điều nên biết về lấy cao răng
- 20/04/2022 | Lấy cao răng có cần thiết không và khi nào nên lấy?
1. Một số tác hại của cao răng
Cao răng được hình thành từ những mảnh vụn thức ăn, muối trong nước bọt và một số khoáng chất trong khoang miệng. Bạn có thể dễ dàng quan sát cao răng bằng mắt thường khi nhìn vào gương. Phần cao răng chính là những mảng ố vàng hoặc nâu đen trên răng.
Cao răng gây ra nhiều bệnh răng miệng
Trên thực tế, rất nhiều người nhầm lẫn giữa cao răng với men răng vì thế họ mặc nhiên để cho lớp cao răng này ngày càng dày lên và chuyển màu. Cao răng cứng và không dễ dàng làm sạch khi bạn chải răng và súc miệng.
Với cấu trúc rộng và xốp, cao răng chính là vị trí rất thuận lợi để vi khuẩn ẩn nấp, sinh sôi. Khi những lớp cao răng được hình thành, mảnh vụn thức ăn lại càng dễ dàng tích tụ lại khiến cho cho cao răng ngày càng nhiều và dày hơn, theo thời gian, nó sẽ lan xuống phần chân răng.
Cao răng chính là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh lý về răng miệng, đó cũng chính là lý do vì sao các nha sĩ luôn khuyến cáo loại bỏ cao răng càng sớm càng tốt, nếu bạn mong muốn có một hàm răng chắc khỏe.
2. Quy trình lấy cao răng diễn ra như thế nào?
-
Khám răng:
Bước đầu tiên trong quy trình lấy cao răng chính là thăm khám răng. Đây cũng là bước bắt buộc. Các bác sĩ cần phải thăm khám tổng quát thì mới có được đánh giá cơ bản nhất về tình trạng răng miệng của bệnh nhân. Với những trường hợp có mong muốn lấy cao răng, các bác sĩ sẽ kiểm tra về mức độ vôi răng của người bệnh. Cụ thể các mức độ được chia như sau:
+ Mức độ 1: Bệnh nhân có cao răng nhưng không quá nhiều.
+ Mức độ 2: Lớp cao răng dày, nhiều và có thể lan xuống và che lấp hết phần chân răng.
+ Mức độ 3: Đây là những trường hợp mà lớp cao răng đã quá dày đặc, thậm chí gây tụt lợi, viêm lợi,… Thông thường với những trường hợp này đã xuất hiện những triệu chứng của một số bệnh lý răng miệng phổ biến. Do đó, các bác sĩ sẽ thăm khám kỹ hơn để xác định bệnh.
Khám răng là một bước không thể thiếu trong quy trình lấy cao răng
-
Vệ sinh răng
Khi đã thăm khám và xác định tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh để làm sạch răng miệng cho người bệnh. Mục đích chính là tiêu diệt vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm khuẩn trong quá trình thực hiện loại bỏ cao răng cho người bệnh.
-
Lấy cao răng
Đây là bước quan trọng trong quy trình lấy cao răng. Khi lấy cao răng, các bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm để tách các mảng bám khỏi chân răng mà không gây ảnh hưởng đến men răng. Trong quá trình lấy cao răng, một số trường hợp có thể bị chảy máu. Nguyên nhân là vì lớp cao quá dày và ăn sâu xuống chân răng, do đó có thể ảnh hưởng một chút đến lợi, khiến lợi bị tách ra và gây chảy máu. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên lo lắng vì sau khi răng được vệ sinh sạch sẽ, chăm sóc đúng quy trình thì lợi sẽ phục hồi và bám vào răng như lúc đầu.
Lấy cao răng không gây đau đớn. Nhưng đối với một số trường hợp có cơ địa nhạy cảm, sẽ có cảm giác hơi ê buốt. Bác sĩ sẽ lấy cao răng từ trong ra ngoài, lấy hàm dưới trước và tiêp đó đến hàm trên. Lớp cao răng sẽ dần dần được loại bỏ.
Thực hiện đánh bóng răng
-
Thực hiện đánh bóng răng
Sau khi lấy cao răng, bệnh nhân sẽ được vệ sinh và đánh bóng cho răng. Loại thuốc này sẽ được dùng để xoa lên răng nhằm giúp cho răng của bạn trở nên nhẵn mịn và sáng hơn.
- Vệ sinh răng miệng và hướng dẫn chăm sóc răng
Đây là bước cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng. Các bác sĩ sẽ thực hiện vệ sinh lại răng miệng cho người bệnh. Sau đó, sẽ hướng dẫn bệnh nhân một số vấn đề chăm sóc răng cơ bản. Trong trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý răng miệng, các bác sĩ sẽ có thể hẹn lịch tái khám để điều trị các bệnh về răng cho bệnh nhân. Tùy từng trường hợp, các bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng và cụ thể.
3. Một số lưu ý sau khi đã hoàn thành lấy cao răng
Sau khi đã hoàn thành lấy cao răng, người bệnh sẽ cảm nhận được sự sạch sẽ và thoáng mát của khoang miệng. Nhiều trường hợp, hàm răng còn bật tông rất rõ ràng.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, dù bạn đã lấy cao răng, thì các mảng bám trên răng vẫn có nguy cơ hình thành và cao răng lại có thể xuất hiện. Do đó, lời khuyên cho bạn là thường xuyên vệ sinh răng miệng, lấy cao răng định kỳ và khám sức khỏe răng 6 tháng/lần.
Dùng chỉ nha khoa để làm sạch răng
- Nên đánh răng sau các bữa ăn, buổi tối trước khi đi ngủ và mỗi sáng sau khi thức dậy. Nên đánh răng ít nhất 3 phút và đúng kỹ thuật để đảm bảo răng sạch khuẩn.
- Nên kết hợp chải răng với nước muối sinh lý.
- Hạn chế ăn các loại bánh ngọt và các thực phẩm chứa nhiều tinh bột, nhất là vào các bữa muộn.
- Tránh xa các chất kích thích gây hại cho răng, nhất là thuốc lá. Thuốc lá có chứa nhiều thành phần độc hại có thể tạo ra các mảng bám đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới men răng, khoang miệng, vòm họng và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.
Hiện nay, Khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ đáng tin cậy, thực hiện đúng quy trình lấy cao răng và khám chữa các bệnh về răng miệng bằng những thiết bị máy móc hiện đại. Các bác sĩ thực hiện khám chữa bệnh đều là chuyên gia đầu ngành và dày dặn kinh nghiệm. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn MEDLATEC. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám sớm, mời bạn liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.
Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:
- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)
- Website: meddental.vn
- Địa chỉ cơ sở:
- Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
- Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
- Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
- Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
- Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!