Tin tức
QUY TRÌNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ DÂY THẦN KINH NGOẠI BIÊN
- 08/06/2022 |Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên
- 11/11/2022 |Hỏi đáp: Viêm dây thần kinh ngoại biên có đáng lo ngại hay không?
- 28/12/2022 |Chấn thương thần kinh ngoại biên là gì? Có nguy hiểm không?
Chỉ định chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên
- Nghi ngờ các bệnh lý đau vùng thắt lưng và chân do tổn thương đám rối thần kinh thắt lưng – cùng hoặc các đoạn thần kinh đùi.
- Chấn thương có nghi ngờ tổn thương dây thần kinh ngoại biên
- Khối u ở vùng cơ, mạch máu hoặc các cơ quan xung quanh chèn ép dây thần kinh ngoại biên
- Thâm nhiễm do u, u hạt, u bao dây thần kinh…
- Sẹo xơ hóa sau xạ trị vùng đùi
- Rối loạn vận động hai chi nghi do bệnh lý dây thần kinh ngoại biên
- Bệnh lý phì đại dây thần kinh ngoại biên
Hình ảnh 1. Hình ảnh dây thần kinh ngoại biên trên phimchụp cộng hưởng từ
Chống chỉ định chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên
- Chống chỉ định tuyệt đối trong trường hợp có mang máy tạonhịp timtrong người khi chụp cộng hường từ dây thần kinh ngoại biên. Máy tạo nhịp tim không tương thích trong môi trường có từ lực cao dẫn tới hỏng thiết bị có thể gây ngừng tim nguy hiểm tới tính mạng. Tuy nhiên đối với các máy tạo nhịp tim thế hệ mới tương thích với môi trường từ lực cao thì vẫn có thể chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên bình thường.
- Những người có đặt stent, coil, clip kep mạch máu không được chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên trừ khi các vật liệu đó tương thích môi trường từ tính hoặc đã được khử từ
Hình ảnh 2. Hình ảnh stent mạch máu
- Chống chỉ định đối với trường hợp người có dị vật kim loại ở các vị trí nguy hiểm như gần hốc mắt, gần mạch máu…
- Chống chỉ định tương đối với người có hội chứng sợ buồng kín, không gian hẹp hoặc không thể nằm yên trong khoảng thời gian dài. Thời gian chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên khoảng 15 – 30 phút do vậy nếu không thể nằm yên sẽ không chụp đươc.
- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu được khuyến cáo không nên chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên.
Quy trình chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên
Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên cần thực hiện đúng quy trình với đầy đủ các phương tiện, máy móc để đảm bảo an toàn cho người bệnh và đảm bảo chất lượng hình ảnh chụp được.
- Chuẩn bị trước khi chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên:
- Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa, kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh, điều dưỡng
- Phương tiện: Máy chụp cộng hưởng từ 1.0 Tesla trở lên, máy in phim, hệ thống lưu trữ hình ảnh…
- Thuốc và các vật tư y tế cần thiết
- Người bệnh: Được giải thích về kỹ thuật để phối hợp tốt trong quá trình thực hiện kỹ thuật chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên, thay quần áo loại bỏ các vật dụng kim loại và có hồ sơ bệnh án, các xét nghiệm khác.
- Tư thế người bệnh trong chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên:
- Người bệnh nằm ngửa trên bàn chụp, đầu quay vào trong hoặc quay ra phía ngoài máy chụp
- Lựa chọn cuộn thu tín hiệu phù hợp để có chất lượng hình ảnh dây thần kinh ngoại biên tốt nhất
- Di chuyển bàn chụp vào trong vùng từ trường của máy chụp
- Tiến hành kỹ thuật chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên
- Điều chỉnh các thông số độ dày lát cắt và khoảng cách các lát cắt phù hợp trước khi chụp
- Khu trú trường chụp từ L3 tới củ mu và duy trì tỷ lệ tín hiệu/nhiễu (SNR) ở mức độ phù hợp để đảm bảo chất lượng hình ảnh thu được
- Chụp các chuỗi xung thăm khám cơ bản theo mặt phẳng đứng ngang với trường nhìn thu được cả 2 bên để tiện so sánh khi đọc kết quả chụp
- Nếu có nghi ngờ tổn thương ở đám rối thắt lưng – cùng làm thêm các chuỗi xung khu trú theo mặt phẳng ngang để đánh giá chi tiết.
- Nếu có nghi ngờ tổn thương ở đầu thần kinh đùi làm thêm các chuỗi xung theo mặt phẳng đứng nghiêng (sagital oblique) với trường thăm khám đặt từ cánh xương cùng đến củ mu để đánh giá chi tiết.
- Nếu nghi ngờ tổn thương đoạn xa thần kinh đùi (vị trí chia đôi thần kinh chày – mác ngay trênkhớp gối) làm thêm các chuỗi xung mặt phẳng ngang đến vùng tổn thương.
- Các chuỗi xung làm thêm ngoài các chuỗi xung cơ bản thì sẽ chụp đánh giá bên có triệu chứng và nghi ngờ tổn thương để tiêts kiệm thời gian chụp.
- Trong trường hợp tổn thương cần tiêm thuốc thì tiến hành tiêm thuốc với chuỗi xung xóa mỡ trước và sau khi tiêm thuốc
- Chụp lần lượt các chuỗi xung và xử lý hình ảnh trên trạm xử lý sau đó lựa chọn ảnh bộc lộ bệnh lý để in phim
- Bác sĩ đọc, mô tả tổn thương đưa ra kết luận sau đó bộ phận trả kết quả trả cho người bệnh
- Đánh giá sau chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên: Chụp đúng kỹ thuật, hình ảnh rõ nét không bị nhiễu ảnh.
Hình ảnh 3. Hình ảnh hệ thống chụp cộng hưởng từ tại Medlatec
Tai biến và xử trí
- Lo lắng, sợ hãi: Động viên an ủi người bệnh phối hợp trong quá trình chụp
- Quá lo lắng sợ hãi hoặc không phối hợp được trong quá trình chụp: Có thể chothuốc an thầnvới sự theo dõi của bác sĩ gây mê
- Tai biên liên quan thuốc đối quang từ: Xử trí theo quy trình “Chẩn đoán và xử trí tai biến thuốc đối quang”
Chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên ở đâu?
Kỹ thuật chụp cộng hưởng từ dây thần kinh ngoại biên là một kỹ thuật tiên tiến hiện đại do vậy đòi hỏi cơ sở y tế phải có trang thiết bị hiện đại để thực hiện. Bệnh viện đa khoa Medlatec là một trong những cơ sở có trang thiết bị hiện đại với máy chụp cộng hưởng từ Explorer 1.5 Tesla của GE Healthcare Mỹ. Cùng với đó là đội ngũ bác sĩ đầu ngành giàu kinh nghiệm tại Trung Tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh Medlatec mang lại kết quả nhanh chóng, chính xác.
Hình ảnh 4. Hình ảnh trung tâm Chẩn Đoán Hình Ảnh Medlatec
Mọi thông tin cần tư vấn xin liên hệ hotline 1900565656 hoặc các chi nhánh hệ thống Medlatec.
Để được tư vấn trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ giàu kinh nghiệm cũng như tình trạng bệnh lý của mình, Quý khách hàng có thể đến trực tiếp các cơ sở hoặc liên hệ qua các hình thức dưới đây để được hỗ trợ:
-Tổng đài: 1900 565656 |Hoặc: 0846 248 000
-Website: medim.vn.
-Email: Info@medim.vn.
-Địa chỉ cơ sở://www.m88bifa.info/he-thong-medlatec-benh-vien
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!