Tin tức
Quả chôm chôm: Lợi ích sức khỏe và những lưu ý khi ăn
1. Một số loại chôm chôm phổ biến hiện nay
Cây chôm chôm có chiều cao từ 12 đến 20m. Quả chôm chôm thường mọc thành chùm từ 10 đến 20 quả. Quả có hình tròn hoặc hình bầu dục, dài từ 3 đến 6cm. Vỏ của chôm chôm thường có màu đỏ, bao bọc bởi một lớp lông hoặc gai mềm. Trong đó, phần thịt bên trong bao bọc hạt và có màu trắng nhạt, vị ngọt và hơi chua nhẹ.
Chôm chôm rất thơm ngon và tốt cho sức khỏe
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại chôm chôm, có thể kể đến như:
- Chôm chôm nhãn: So với các loại chôm chôm khác thì loại này có kích thước và trọng lượng quả nhỏ hơn, có hình cầu, lông cũng ngắn hơn, khi chín chuyển sang màu đỏ. Thịt chôm chôm nhãn thường giòn, lóc hạt, có mùi thơm và vị ngọt, vì thế nhiều người còn gọi đây là “chôm chôm đường”. Loại chôm chôm này thường có nhiều từ tháng 4 đến tháng 6 và giá thì cũng khá rẻ.
- Chôm chôm tróc hay có thể gọi là chôm chôm Java: Loại quả này thường được nhập từ Thái Lan, Indonesia và có nhiều trong các tỉnh miền Nam như Vĩnh Long, Đồng Nai,… Loại quả này có đặc điểm trái to, lông dài, thịt không dính hạt và có vị rất ngọt.
- Chôm chôm dính: Loại chôm chôm này có kích thước và trọng lượng lớn hơn chôm chôm nhãn, lông dài, thịt quả không giòn và rất mềm, thường bám vào hạt, có nhiều nước và có vị ngọt.
- Chôm chôm Thái: Trái chôm chôm này thường có kích thước khá lớn, thịt dày, hạt nhỏ, thịt thường không bị dính vào hạt. Khi chín, vỏ có màu đỏ. Loại quả này có vị ngọt vừa, phù hợp với những người không thích ăn quá ngọt.
2. Lợi ích sức khỏe từ quả chôm chôm
Ước tính trong 100g thịt quả chôm chôm có chứa khoảng 82 calo và rất nhiều chất dinh dưỡng khác như carbohydrat, protein, chất xơ, canxi, magie, phốt pho, kali, chất sắt, chất béo, mangan, riboflavin, vitamin B6, vitamin C,… Những dưỡng chất này mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người sử dụng. Cụ thể như sau:
Chôm chôm rất tốt cho hệ tiêu hóa
- Hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa: Trong chôm chôm có chứa nhiều chất xơ hòa tan – chính là nguồn thức ăn cho lợi khuẩn đường ruột. Khi lợi khuẩn đường ruột phát triển, chúng sẽ tạo ra các axit béo chuỗi ngắn, giúp giảm viêm, giảm triệu chứng của một số bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…
- Phù hợp với những người đang trong kế hoạch giảm cân: Chôm chôm là loại quả có chứa nhiều dưỡng chất nhưng lại chứa rất ít calo, vì thế đây cũng được coi là một loại thực phẩm lành mạnh, hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Chất xơ trong loại quả này còn giúp quá trình hấp thụ dưỡng chất của cơ thể diễn ra lâu hơn và bạn có cảm giác no lâu hơn, hạn chế thèm ăn. Từ đó, giúp bạn có thể duy trì chế độ ăn khoa học và giảm cân hiệu quả.
- Hỗ trợ chống nhiễm trùng: Trong chôm chôm có chứa nhiều vitamin C – đây cũng là một trong những chất chống oxy hóa mạnh, thúc đẩy cơ thể tăng sản xuất bạch cầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và góp phần chống lại nguy cơ nhiễm trùng.
3. Một số lưu ý khi ăn chôm chôm
- Lưu ý khi lựa chọn: Nên chọn những quả chôm chôm còn tươi, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo. Nên lựa chọn những quả đã chín đỏ. Màu của quả càng đỏ thì quả càng chín và có vị ngọt thơm.
Có thể chế biến chôm chôm thành nhiều món ăn khác nhau
- Có thể ăn chôm chôm tươi hoặc dùng làm nước ép, ăn chôm chôm sấy khô hoặc cũng có thể làm mứt chôm chôm. Bên cạnh đó, có thể dùng thịt chôm chôm để kết hợp cùng với nhiều loại quả khác để chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như làm salad, làm sinh tố, làm bánh,…
- Khi ăn, nên dùng dao cắt để bỏ vỏ chôm chôm dễ dàng hơn. Vỏ và hạt chôm chôm cũng có chứa một số chất dinh dưỡng nhưng nó cũng đồng thời có chứa một số chất gây hại cho sức khỏe. Chính vì thế, bạn nên loại bỏ hạt và vỏ chôm chôm.
- Đối với ngườibệnh tiểu đường, khi ăn chôm chôm cần lưu ý những điều sau:
Người bệnhtiểu đườngdễ bị tổn thương da, trong khi đó những dưỡng chất trong quả chôm chôm lại giúp kích thích sản xuất collagen, rất tốt cho da. Chôm chôm có lượng calo thấp và chứa nhiều chất xơ nên có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng hợp lý. Phốt pho trong quả chôm chôm còn có tác dụng hỗ trợ thận loại bỏ chất thải, giúp giảm áp lực cho thận. Tuy nhiên để đạt được lợi ích kể trên, bệnh nhân tiểu đường không nên ăn vượt quá 6 trái chôm chôm/ngày.
Mẹ bầu không nên ăn chôm chôm
- Không nên ăn chôm chôm quá chín vì có thể gây tăng cholesterol. Nguyên nhân là do lượng đường trong chôm chôm chín nhiều dễ dẫn đến chuyển hóa thành choles.
- Nếu đang bị đầy bụng, khó tiêu, nóng trong,mụn nhọt,… bạn cũng không nên ăn chôm chôm. Vì ăn chôm chôm trong thời điểm này có thể khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó,bà bầucũng không nên ăn quá nhiều chôm chôm để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Mặc dù quả chôm chôm rất ngon và nhiều dinh dưỡng nhưng cần ăn đúng cách. Ngược lại, ăn không đúng cách có thể dẫn đến những hậu quả sức khỏe đáng lo ngại. Chuyên gia khuyên bạn nên ăn đa dạng thực phẩm để cơ thể được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ. Bên cạnh đó, cần kết hợp với tập luyện khoa học và thường xuyên thămkhám sức khỏe.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, mời quý khách hàng liên hệ đến tổng đài1900 56 56 56củaBệnh viện Đa khoa MEDLATEC.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!