Tin tức
Polyp xoang hàm: Khái niệm, triệu chứng và cách điều trị
- 23/03/2020 |Thông tin cơ bản về kỹ thuật siêu âm polyp túi mật
- 09/09/2020 |Polyp túi mật: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
1. Polyp xoang hàm là gì? Nguyên nhân
Polyp xoang hàmlà một dạng củapolyp mũixoang, còn được gọi là polyp mũi. Bệnh đặc trưng bởi sự hình thành một hoặc nhiều khối u lành tính trên bề mặt niêm mạc mũi xoang. Các khối u có hình dạng, kích thước khác nhau gây chèn ép, thu hẹp diện tích xoang mũi, đồng thời cũng có thể sưng, viêm khiến người bệnhkhó thở, đau đớn và khó chịu.
Polyp xoang hàm là sự xuất hiện các khối u lành tính trên niêm mạc vùng mũi
Polyp xoang hàm thường liên quan đến các bệnh tai mũi họng. Sự hình thành các khối polyp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các yếu tố nguy cơ:
BệnhViêm xoangmạn tính không điều trị là nguyên nhân phổ biến gây nên polyp mũi xoang. Viêm xoang lâu ngày khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, tạo điều kiện tốt cho sự hình thành các khối polyp.
Bệnhviêm mũi dị ứng: Những người thường xuyên bị viêm mũi dị ứng và thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân có hại như: vi khuẩn, vi nấm, nấm mốc, phấn hoa,… sẽ có nguy cơ cao bị polyp mũi.
Những người có tiền sử mắc bệnh tai mũi họng khác như: hen suyễn, hội chứng Churg - Strauss,… đều có nguy cơ cao mắc polyp xoang hàm.
Yếu tố độ tuổi: Người cao tuổi có xu hướng mắc bệnh cao hơn những người trẻ.
Dị ứng thuốc: Bệnh này dễ phát triển ở những người bị dị ứng với thuốc giảm đau, kháng viêm, đặc biệt là nhóm aspirin.
Người mắc viêm xoang mạn tính rất dễ bị polyp xoang hàm
2. Triệu chứng
Bệnh có thể xuất hiện ở cả hai bên hàm nhưng thường phổ biến ở xoang hàm trái. Các triệu chứng của bệnh polyp trong xoang hàm thường không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường hô hấp, cảm cúm thông thường.
Cụ thể, người mắc polyp ở xoang hàm thường có các triệu chứng phổ biến sau:
Ngạt mũi:
Khi mắc các bệnh đường hô hấp thông thường thì người bệnh sẽ có cảm giác ngạt mũi, sau một vài ngày sẽ hết. Nhưng khi các khối polyp đã hình thành thì dấu hiệu ngạt mũi càng nặng hơn, bệnh nhân có thể bị ngạt cả hai bên mũi, đặc biệt là vào buổi tối gây khó thở, khó ngủ khiến cơ thể luôn mệt mỏi, suy nhược. Trong trường hợp này, bệnh nhân sẽ phải thở bằng miệng nhiều hơn. Việc thở bằng miệng sẽ khiến các dòng khí lưu thông vào hầu, phổi mà không được làm sạch, từ đó dễ mắc các bệnh viêm phổi, viêm amidan,…
Ngạt mũi là một triệu chứng phổ biến của bệnh polyp mũi xoang
Chảy nước mũi:
Chảy nước mũi cũng là một dấu hiệu của bệnh polyp mũi xoang và các bệnh tai mũi họng khác. Khi các khối polyp hình thành, niêm mạc xoang mũi nhạy cảm và tăng tiết dịch nhầy, điều này cũng dễ gây nên tình trạng viêm nhiễm, các khối polyp phát triển nhanh hơn và gây đau đớn cho người bệnh.
Đau nhức:
Các khối polyp trong xoang hàm luôn tác động khiến người bệnh cảm thấy đau nhức, khó chịu. Đau nhức có thể xảy ra ở hai bên má, sống mũi, đau đầu. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi hoặc tiếp xúc với các tác nhân có hại thì cơn đau nặng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của người bệnh.
Suy giảm chức năng khứu giác:
Việc hình thành các khối u trong xoang mũi đồng thời cũng làm niêm mạc mũi tăng tiết dịch, viêm nhiễm, các chất dịch đọng lại nhiều sẽ cản trở cơ năng của thần kinh khứu giác. Chính vì thế mà bệnh nhân thường bị suy giảm chức năng khứu giác của mình.
Ngủ ngáy:
Ngủ ngáy là một điều dễ hiểu ở các bệnh nhân bị polyp xoang hàm. Bởi vì các khối polyp chèn ép khiến xoang mũi bít tắc, bệnh nhân bị ngáy ngủ hoặc khò khè vào ban đêm.
Nhiều trường hợp các khối polyp phát triển quá lớn ở mũi sẽ khiến cho sống mũi bị phình to, sưng đỏ, phù nề.
3. Biến chứng
Bệnh polyp xoang mũi nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ dễ gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Một số biến chứng thường gặp của bệnh là:
Suy giảm trí nhớ: Các khối u phát triển to, viêm nhiễm có thể gây tổn thương đến não bộ khiến bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ.
Tổn thương nội tạng: Bệnh gây trở ngại đến sự hô hấp của cơ thể, qua đó mà gián tiếp gây ảnh hưởng đến các cơ quan của cơ thể. Dịch tiết của niêm mạc mũi nếu không chảy ra ngoài mà chảy xuống họng có thể gây viêm họng, viêm amidan,…
Vỡ vách xoang mũi: Khi các khối polyp phát triển quá lớn sẽ gây vỡ vách xoang mũi và xâm nhập vào các cơ quan lân cận như xoang trán, hốc mắt, đồng thời gây các tổn thương khác ở vùng mặt.
4. Điều trị
Polyp xoang hàm có thể điều trị bằng hai phương pháp là ngoại khoa và nội khoa.
Điều trị nội khoa:
Đối với các polyp có kích thước nhỏ và số lượng ít thì điều trị bằng thuốc là lựa chọn tốt. Một số thuốc có tác dụng làm tiêu giảm các khối polyp hoặc ngăn cản sự phát triển của chúng, bảo vệ niêm mạc xoang mũi. Điều trị nội khoa phải thường xuyên theo dõi sự tiến triển của các khối polyp để kịp thời can thiệp trong trường hợp cần thiết.
Điều trị polyp xoang hàm bằng thuốc
Điều trị ngoại khoa:
Các trường hợp polyp quá lớn, chèn ép xoang mũi hoặc điều trị nội khoa không mang lại kết quả khả quan thì việc điều trị bằng phẫu thuật có thể là giải pháp. Các khối polyp sẽ được phẫu thuật cắt bỏ để loại trừ chúng một cách triệt để. Hiện nay phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến và có kết quả tốt nhất là điều trị bằng kỹ thuật plasma. Trước khi tiến hành phẫu thuật thì bác sĩ sẽ kê thuốc làm giảm tình trạng sưng viêm, giúp quá trình phẫu thuật xảy ra dễ dàng hơn.
Với những thông tin về bệnh polyp xoang hàm mà MEDLATEC đã chia sẻ, mong rằng bạn sẽ có những kiến thức đúng đắn và hữu ích về bệnh này. Tuy polyp trong xoang hàm thường lành tính nhưng chúng ta cũng đã thấy được những ảnh hưởng nguy hiểm của chúng đối với sức khỏe. Vì thế việc phòng và điều trị bệnh là rất cần thiết. Mọi thắc mắc quý khách có thể liên hệ với đường dây nóng của MEDLATEC1900 56 56 56để được tư vấn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!