Tin tức
Polyp túi mật có những triệu chứng gì, điều trị bệnh như thế nào?
- 17/03/2021 |Người bị Polyp túi mật kiêng ăn gì để bệnh thuyên giảm?
- 16/03/2021 |Túi mật là gì? Các bệnh về túi mật nguy hiểm như thế nào?
- 16/03/2021 |Cảnh báo mức độ nguy hiểm của sỏi túi mật và đối tượng dễ mắc phải
1. Đôi nét về polyp túi mật
Polyp túi mật chính là những u nhú xuất hiện ở niêm mạc túi mật. Thông thường, các u nhú có tính chất lành tính, chiếm 90% và ít chuyển sang thể ác tính. Nhưng một số trường hợp nếu không được điều trị sớm hoặc bệnh tiến triển nhanh, các u nhú sẽ chuyển thành tính chất ác tính, có thể để lại các di chứng hoặc đe dọa sự sống của bệnh nhân.
Hình ảnh minh họa của túi mật trong cơ thể
Dựa theo tính chất và nguyên nhân hình thành, căn bệnh này được phân thành những dạng như sau:
Polyp Cholesterol: chiếm khoảng 50% trong các ca mắc bệnhpolyp túi mật. Trong thể này, các khối polyp lớn tầm 2 - 10mm, trông như những đốm vàng bên trên niêm mạc túi mật.
Polyp viêm: rơi vào khoảng 10% số ca mắc bệnh. Các u nhú được hình thành từ những mô xơ, mô hạt và các tế bào viêm.
Polyp tuyến: đây là một thể hiếm gặp, chỉ có khoảng 5% số ca mắc bệnh gặp phải thể này. Các khối u nhú thường xuất hiện và phát triển đơn độc.
Một số thể khác: u hạt, u xơ, mô dị hình,…
2. Có thể nhận biết polyp túi mật qua những dấu hiệu nào?
Người mắc phải bệnh này không có dấu hiệu hay triệu chứng điển hình, rõ ràng trên cơ thể. Mặc dù bệnh chỉ tiến triển thầm lặng nhưng bạn có thể lưu ý một số biểu hiện bất thường như sau:
Đau bụng: hầu hết các bệnh nhân mắc polyp túi mật sẽ xuất hiện những cơ đau tại vùng hạ sườn phải và/hoặc vùng phía trên rốn. Cơn đau có diễn ra âm ỉ hay dữ dội tùy theo tiến triển của bệnh.
Rối loạn tiêu hóa: có thể có biểu hiện buồn nôn, khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa,…
Không có sốt: căn bệnh này không bao gồm triệu chứng sốt như những bệnh lý liên quan khác tại túi mật.
Những dấu hiệu bất thường có thể báo hiệu cho bạn về tình trạng sức khỏe hiện tại
3. Polyp túi mật cần được điều trị như thế nào?
Mặc dù hầu hết các dạng mắc bệnh để ở thể lành tính, tuy nhiên việc chậm trễ điều trị có thể dẫn đến các biến chứng như viêm túi mật, tắc dịch mật,… Nghiêm trọng hơn, bệnh có thể chuyển biến thành ung thư túi mật.
Vì vậy, khi nhận biết các dấu hiệu bất thường, bạn cần đi thăm khám sớm nhất có thể tại những cơ sở y tế đảm bảo uy tín để được áp dụng những biện pháp chăm sóc thích hợp, có thể kể đến như:
Siêu âmtheo dõi
Bệnh nhân thường sẽ được áp dụng phương pháp siêu âm để theo dõi kích thước cũng như sự phát triển của các khối u nhú. Đồng thời, dựa vào kết quả để đưa ra phương pháp ngăn chặn tiến triển của bệnh một cách phù hợp.
Phẫu thuật
Phương phápphẫu thuật nội soisẽ được áp dụng nếu kích thước của các khối polyp phát triển lớn trên 1cm, có nguy cơ chuyển sang thể ác tính, các triệu chứng của bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, có biểu hiện đau sốt tái phát nhiều lần. Giúp bệnh nhân triệt tiêu căn bệnh và không để lại biến chứng.
Hình ảnh minh họa khối polyp khi chưa được can thiệp
Thay đổi thói quen ăn uống
Bệnh nhân cần phải áp dụng chế độ ăn thích hợp, không nên sử dụng một số loại thực phẩm để tránh tác độc đến tình trạng bệnh. Cụ thể như sau:
Nhóm thực phẩm cần kiêng bớt:
Chất béo: bệnh nhân cần loại bỏ các món ăn chiên xào có nhiều dầu mỡ, một số loại thực phẩm như da, mỡ hay nội tạng của động vật,…
Đường: không nên dùng các món ăn chứa nhiều đường như bánh kẹo, socola, các loại nước ngọt, sữa có đường (có thể thay thế bằng sữa chua không đường, sữa ít béo,…), cùng một số loại nước trái cây đóng chai,…
Không được sử dụng rượu bia và các chất kích thích ảnh hưởng đến tình trạng bệnh như thuốc lá, shisha,…
Nhóm thực phẩm nên ăn:
Protein: bạn có thể dùng các loại thịt đã loại bỏ mỡ như thịt nạc bò, nạc heo, ức gà,… hoặc bổ sung qua các loại hải sản dinh dưỡng như cá, hàu, tôm, cua,… Một số loại thực phẩm từ thực vật cũng chứa một lượng protein nhất định như đậu nành, hạnh nhân,…
Chất béo: bạn không cần phải loại bỏ toàn bộ chất béo trong mỗi bữa ăn hằng ngày. Thế nhưng, bạn chỉ nên sử dụng các thực phẩm chứa axit béo không no như cá hồi, cá ngừ, cá trích,... hoặc từ các loài thực vật như hạt óc chó, bơ, oliu,…
Rau củ quả: bổ sung nhiều các loại rau xanh và trái cây tươi luôn là ưu tiên hàng đầu trong thực đơn mỗi ngày của bạn. Những lựa chọn dành cho mỗi bữa ăn có thể là táo, dâu tây, nho, súp lơ xanh, cà rốt, nho, bưởi,…. Chúng có thể vừa cung cấp dưỡng chất thiết yếu vừa giúp bạn giải quyết vấn đề đầy bụng, khó tiêu.
Nhiều loại rau quả có thể kết hợp trở thành những món salad bổ dưỡng
Ngoài ra, bạn cũng nên áp dụng một số bài tập rèn luyện thân thể với cường độ nhẹ nhàng, kể cả sau khi làm phẫu thuật cắt túi mật để giúp bạn phòng ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, hãy nhớ tham khảo ý kiến từ bác sĩ để chắc chắn nó không ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bạn, đảm bảo hiệu quả của bài tập.
Một số bài tập bạn có thể tham khảo như đạp xe, đi bộ, tập yoga, bơi lội,... Sau khi đã hồi phục hoàn toàn, bạn có thể thử sức với các bài tập có cường độ mạnh hơn như bóng đá, cầu lông, tennis, tập gym,... Nếu trong lúc vận động cảm thấy cơ thể không khỏe, đau bụng,... hãy dừng bài tập ngay và đi kiểm tra sức khỏe sớm nhất có thể.
Polyp túi mật là căn bệnh tuy xem ra nhẹ nhàng những cũng cần sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa, cùng những máy móc hiện đại giúp ích cho sự chẩn đoán và các biến pháp điều trị thích hợp. Chính vì vậy, bạn hãy đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được chăm sóc và điều trị một cách tốt nhất. Liên hệ với chúng tôi qua số1900.56.56.56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!